Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật) »» MANG THAI SÁU MƯƠI NĂM »»

Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
»» MANG THAI SÁU MƯƠI NĂM

(Lượt xem: 4.462)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật) - MANG THAI SÁU MƯƠI NĂM

Font chữ:

Lúc ấy, Phật ở thành Vương-xá, tinh xá Trúc Lâm. Trong thành có ông trưởng giả giàu có vô cùng, chọn được người vợ cũng thuộc gia đình hào phú, sống với nhau ấm êm, hòa thuận.

Không bao lâu, người vợ có thai. Đến kỳ sinh nở, thâi chẳng chịu ra. Rồi lại có thai nữa, đủ ngày tháng liền sinh được một bé trai, trong khi cái thai đầu tiên vẫn còn trong bụng mẹ.

Cứ như vậy, người mẹ sinh đến mười đứa con, mà cái thai đầu tiên vẫn còn mang trong bụng, chẳng sinh ra được.

Khi ấy, người mẹ bệnh nặng, thuốc thang chạy chữa vẫn không thuyên giảm, liền dặn lại người nhà rằng: “Đứa con trong bụng ta nay vẫn còn sống. Nếu lỡ ta chết đi, nên mổ bụng lấy ra mà nuôi dưỡng.”

Bệnh quả nhiên không qua khỏi. Khi người mẹ chết rồi, thân thuộc nhớ lời, đưa thi hài ra đến nghĩa trang rồi mời vị danh sư Kỳ-bà đến, mổ bụng bà mà lấy ra được một đứa bé trai. Tuy hình thù nhỏ bé nhưng tóc đã bạc trắng, thân thể lom khom. Vừa được lấy ra khỏi bụng mẹ, liền ngoảnh nhìn bốn phía, nói với những người quyến thuộc chung quanh rằng: “Chư vị nên biết rằng, tôi đây do ngày trước mạ nhục tăng chúng, nên phải ở trong bào thai này đến 60 năm, thọ những khổ não không thể nói hết.”

Quyến thuộc nghe như vậy đều cảm thương khôn xiết, chẳng nói thành lời.

Bấy giờ, đức Thế Tôn quán biết sự việc, lại biết rằng đứa trẻ ấy căn lành đã đủ, có thể hóa độ, liền  cùng với đại chúng tỳ-kheo hiện đến nơi nghĩa trang ấy. Phật bảo đứa trẻ rằng: “Ngươi có phải là tỳ-kheo Trưởng Lão đó chăng?” Đứa trẻ liền đáp: “Thưa phải.” Phật hỏi như vậy ba lần, cũng đều đáp là phải.

Chư tỳ-kheo thấy đứa trẻ ấy cùng Phật đối đáp, sinh lòng nghi hoặc, liền thưa hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn! Người này trước đây đã tạo những nghiệp gì, nay phải ở trong thai đến 60 năm, đầu tóc đã bạc, lưng còng má hóp mới được ra ngoài, lại có thể cùng Phật đối đáp?”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi hãy chú tâm lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói. Giữa Hiền kiếp này, xứ Ba-la-nại có Phật xuất thế hiệu là Ca-diếp. Khi ấy, chư tỳ-kheo tăng cùng nhau vào hạ an cư, cử ra một vị tuổi tác đã cao làm thầy duy-na, lo lắng mọi việc.

“Đến khi mãn hạ, làm lễ tự tứ, chỉ cho những người đã chứng quả được tham gia. Trong chúng hội khi ấy chỉ có mỗi thầy duy-na là chưa chứng quả, vì vậy chẳng được cho vào dự lễ bố-tát, tự tứ. Vị ấy liền sanh tâm buồn rầu, oán trách, nói rằng: “Chỉ riêng một mình ta quán xuyến mọi việc cho các người được yên ổn mà tu tập. Nay lại phản phúc, chẳng cho ta dự lễ tự tứ.”

Vị ấy sanh tâm sân hận, mạ nhục tăng chúng, rồi đóng kín cửa phòng của mình lại mà phát lời nguyền rằng: “Lũ các ngươi rồi đây sẽ phải ở mãi trong chỗ tối tăm, cũng như ta ngày nay ở trong phòng tối này.” Do lời độc địa ấy, mạng chung đọa vào địa ngục, chịu những sự khổ não cùng cực. Nay vừa được thoát, thọ thân người phải ở trong bào thai mà chịu khổ não.”

Bấy giờ đại chúng nghe Phật thuyết nhân duyên này xong, thảy đều tự phòng hộ lấy ba nghiệp của mình, sinh tâm chán ngán, muốn xa lìa vòng luân hồi sanh tử, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán, lại có người phát tâm cầu quả Phật Bích-chi, có người phát tâm cầu quả vị vô thượng Bồ-đề.

Khi ấy, quyến thuộc liền cùng nhau mang hài nhi về nuôi dưỡng. Đến khi lớn lên liền cho được xuất gia tu học. Chuyên cần tu tập, chẳng bao lâu đắc quả A-La-hán.

Chư tỳ-kheo thấy việc như vậy liền thưa hỏi rằng: “Bạch Thế Tôn! Vị tỳ-kheo này trước tạo được nhân lành gì mà nay xuất gia chưa bao lâu đã được đắc quả.”

Phật dạy: “Do ngày trước cúng dường tăng chúng, lại giữ chức duy-na mà phụng sự chư tăng, nên nay được gặp Phật xuất gia đắc đạo.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 101 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.204.164.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...