Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại »» h. Khai diễn pháp môn Đông Sơn »»

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
»» h. Khai diễn pháp môn Đông Sơn

(Lượt xem: 5.348)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại - h. Khai diễn pháp môn Đông Sơn

Font chữ:

Lục Tổ hướng về phương Nam, đến thôn Tào Hầu ở Thiều Châu ẩn mình, không ai biết ngài là bậc đạt ngộ. Khi ấy, có người nho sĩ là Lưu Chí Lược vừa gặp đã sinh lòng kính trọng, theo lễ nghi mà đãi ngộ rất hậu. Chí Lược có người cô xuất gia, hiệu là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Đại Niết-bàn. Lục Tổ Đại sư có lần nghe qua liền hiểu thấu nghĩa mầu nhiệm, bèn giảng thuyết cho nghe. Vị ni sư này mới lấy quyển kinh đưa ngài xem mà hỏi nghĩa chữ.

Lục Tổ Đại sư nói: “Chữ thì không biết, nhưng nghĩa xin cứ hỏi.”

Ni sư ngạc nhiên nói: “Chữ còn chẳng biết, làm sao hiểu được nghĩa?”

Lục Tổ nói: “Nghĩa lý mầu nhiệm của chư Phật chẳng có quan hệ gì đến chữ viết.”

Ni sư lấy làm lạ lắm, liền bảo các vị kỳ đức trong thôn rằng: “Người này quả là bậc đạt đạo, các vị nên thỉnh mà cúng dường.”

Có người cháu năm đời của Ngụy Võ Hầu là Tào Thúc Lương cùng với cư dân đua nhau đến lễ bái. Khi ấy, ngôi chùa cổ Bảo Lâm vì nạn binh lửa từ cuối đời Tùy đã hư đổ, người ta bèn cất lại trên nền cũ thành ngôi chùa mới, thỉnh Lục Tổ đến ở đó, không bao lâu mở mang thành một ngôi chùa lớn.

Lục Tổ Đại sư ở đó được hơn 9 tháng, lại bị những kẻ xấu tìm đến mưu hại. Ngài liền lánh vào vùng núi phía trước. Bọn ác đảng liền phóng hỏa đốt cả cỏ cây. Ngài ẩn mình trong một hòn đá mà thoát nạn. Hòn đá ấy ngày nay còn có dấu gối ngồi kiết già lõm vào và những lằn áo vải của ngài, nhân đó gọi là Tỵ nạn thạch.

Đại sư nhớ lại lời dặn xưa của Ngũ Tổ, bèn đến ẩn nơi huyện Hoài Tập (Quảng Tây). Sau ít lâu lại lánh sang huyện Tứ Hội (Quảng Đông).

Trong thời gian lánh nạn nơi huyện Tứ Hội, ngài phải sống chung với một đoàn thợ săn trong rừng. Trải qua 15 năm như vậy, ngài thường tùy nghi thuyết pháp với bọn thợ săn. Bọn thợ săn sai ngài giữ lưới, mỗi khi có thú vướng vào liền lén thả ra hết. Đến bữa cơm, ngài chỉ ăn rau luộc bỏ trong nồi thịt. Hoặc có kẻ hỏi, ngài liền đáp rằng: “Chỉ ăn rau luộc bên thịt là được rồi.”

Một ngày kia, ngài tự nghĩ đã đến lúc hoằng dương chánh pháp, không nên ẩn tránh nữa, liền đi ra Quảng Châu, đến chùa Pháp Tánh, gặp lúc Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn.

Khi ấy, trong chúng có hai vị tăng đang cãi nhau về chuyện gió và phướn. Một vị nói: “Gió động”, vị kia nói: “Phướn động”. Bàn cãi hồi lâu không dứt, chẳng ai chịu ai. Lục Tổ vừa bước đến nghe chuyện liền nói rằng: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm các ông động.”

Chúng tăng nghe lời ấy, thảy đều kinh hãi!

Pháp sư Ấn Tông liền thỉnh ngài ngồi trên, hỏi nghĩa sâu kín. Thấy ngài Huệ Năng nói lời giản dị mà lý chánh đáng, chẳng theo văn tự, Pháp sư liền nói: “Ngài chắc chắn không phải người thường! Từ lâu vẫn nghe y pháp của Tổ Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, có phải là ngài đây chăng?”

Lục Tổ nói: “Thật không dám.”

Pháp sư Ấn Tông liền làm lễ, xin đưa y bát ra cho đại chúng xem. Rồi Pháp sư lại hỏi: “Ý chỉ truyền trao của ngài Hoàng Mai như thế nào?”

Lục Tổ đáp: “Trao nhận tức là không. Chỉ luận việc thấy tánh, không luận bàn thiền định giải thoát.”

Ấn Tông hỏi: “Sao chẳng luận bàn thiền định giải thoát?”

Lục Tổ đáp: “Vì là pháp phân biệt đối đãi, chẳng phải pháp Phật. Pháp Phật là pháp không phân biệt đối đãi.”

Pháp sư lại hỏi: “Thế nào là pháp Phật không phân biệt đối đãi?”

Lục Tổ đáp: “Pháp sư giảng kinh Niết-bàn, làm rõ Phật tánh, ấy là pháp Phật không phân biệt đối đãi. Như khi Cao Quý Đức Vương Bồ Tát hỏi Phật rằng: ‘Những kẻ phạm bốn giới cấm nặng, làm năm tội nghịch và bọn nhất-xiển-đề có dứt mất thiện căn, tánh Phật hay không?’ Phật đáp: ‘Thiện căn có hai: một là thường, hai là vô thường. Tánh Phật chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, nên không thể dứt mất.’ Đó là không phân biệt đối đãi. Lại nữa, một là thiện, hai là bất thiện, tánh Phật chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, như vậy là không phân biệt đối đãi. Các uẩn và giới, phàm phu thấy có phân biệt, kẻ trí hiểu rõ tánh thật không phân biệt. Tánh thật không phân biệt ấy là tánh Phật.”

Ấn Tông nghe giảng giải, vui mừng chắp tay nói rằng: “Lũ chúng tôi giảng kinh dường như ngói, sỏi; còn Ngài luận nghĩa thật như vàng ròng!”

Liền đó, Pháp sư Ấn Tông cạo tóc cho Lục Tổ, rồi nguyện thờ làm thầy. Bấy giờ, Lục Tổ ở dưới cội cây Bồ-đề nơi ấy thuyết pháp, khai mở Pháp môn Đông Sơn.

Bấy giờ, Lục Tổ Đại sư lại có lời sách tấn đại chúng rằng: “Huệ Năng này đắc pháp ở Đông Sơn, từng chịu đủ mùi cay đắng, tánh mạng mong manh như sợi tơ treo. Ngày nay cùng sứ quân và các quan viên, tăng, ni, đạo, tục đồng trong hội này. Nếu các vị chẳng nhờ duyên lành từ nhiều kiếp xa xưa, từng trong quá khứ cúng dường chư Phật, gieo trồng căn lành, làm sao lại được nghe nhân duyên đắc pháp Đốn giáo như ta vừa kể?”

Mùa xuân năm 677, Lục Tổ Đại sư từ giã môn nhân tăng tục, lên đường về chùa Bảo Lâm ở Tào Khê. Pháp sư Ấn Tông cùng với các vị tăng, ni, cư sĩ theo tiễn chân có tới trên ngàn người, thẳng đến tận Tào Khê. Khi ấy còn có Thông Ứng Luật sư ở Kinh Châu với khoảng vài trăm đệ tử cùng về nương theo ngài.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Cho là nhận


Vầng sáng từ phương Đông


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.234.232.228 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...