Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) »» Phẩm thứ chín - Vào pháp môn Chẳng phân hai »»

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)
»» Phẩm thứ chín - Vào pháp môn Chẳng phân hai

(Lượt xem: 4.607)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) - Phẩm thứ chín - Vào pháp môn Chẳng phân hai

Font chữ:

Lúc ấy, Duy-ma-cật nói với các vị Bồ Tát rằng: “Các vị nhân giả! Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn Chẳng phân hai? Xin các ngài tùy ý nói ra.

Trong Pháp hội có một vị Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại, nói rằng: “Các nhân giả! Sinh với diệt là hai. Các pháp xưa vốn chẳng sinh, nay tất nhiên chẳng diệt. Được pháp nhẫn vô sinh ấy là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Đức Thủ nói: “Ta với vật của ta là hai. Nhân có cái ta nên có vật của ta. Nếu không có cái ta, ắt chẳng có cái gọi là vật của ta. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Bất Huyễn nói: “Thọ với chẳng thọ là hai. Nếu chẳng thọ pháp, ắt chẳng đắc pháp. Vì không có đắc nên cũng không có giữ, không có bỏ, không có tạo tác, không có hành động. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Đức Đỉnh nói: “Dơ nhớp với trong sạch là hai. Khi thấy được tánh thật của dơ nhớp, ắt không có tướng trong sạch, bèn thuận theo tướng diệt. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Thiện Tú nói: “Hành động với ý niệm là hai. Nếu chẳng có động, ắt không có niệm. Không niệm, tức là không phân biệt. Thông đạt lẽ ấy tức là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Thiện Nhãn nói: “Một tướng với không tướng là hai. Nếu ai biết rằng một tướng tức là không tướng, cũng chẳng chấp lấy không tướng, thì vào nơi bình đẳng. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Diệu Tý nói: “Tâm Bồ Tát với tâm Thanh văn là hai. Khi quán tướng của tâm vốn không, chỉ như ảo hóa, thì không có tâm Bồ Tát, không có tâm Thanh văn. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Phất Sa nói: “Thiện với bất thiện là hai. Nếu chẳng khởi các điều thiện, bất thiện, vào được chỗ không tướng và thông đạt, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Sư Tử nói: “Tội với phước là hai. Nếu thấu đạt tánh của tội, thời tội với phước không khác. Dùng trí huệ kim cang soi rõ tướng ấy, không có buộc trói, không có cởi mở, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Sư Tử Ý nói: “Phiền não với không phiền não là hai. Nếu đạt đến chỗ các pháp đều bình đẳng, ắt chẳng sinh khởi những tư tưởng có phiền não hay không có phiền não. Chẳng chấp trước tướng, cũng chẳng trụ nơi không tướng. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Tịnh Giải nói: “Hữu vi với vô vi là hai. Nếu lìa khỏi tất cả tính đếm thì tâm như hư không. Nhờ trí huệ thanh tịnh, nên không có chi trở ngại. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Na-la-diên nói: “Thế gian với xuất thế gian là hai. Tánh của thế gian là không, như vậy là xuất thế gian. Trong đó chẳng có vào, chẳng có ra, chẳng có sự đầy tràn, chẳng có sự lìa tan. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Thiện Ý nói: “Sinh tử với Niết-bàn là hai. Nếu thấy tánh sinh tử, ắt không có sinh tử, không có buộc, không có mở, chẳng có sinh khởi, chẳng có diệt mất. Hiểu được như vậy là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Hiện Kiến nói: “Dứt với không dứt là hai. Nhưng xét cho đến cùng các pháp thì dứt cũng như không dứt đều là tướng không dứt. Tướng không dứt tức là không. Đã là không, tất không có các tướng dứt hay không dứt. Thấu nhập như vậy là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Phổ Thủ nói: “Ngã với vô ngã là hai. Cái ngã còn không thể nắm bắt, làm sao có thể nắm bắt cái vô ngã? Nếu thấy được tánh thật của ngã thì chẳng còn phát khởi cái tư tưởng phân hai. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Điện Thiên nói: “Sáng suốt với mê lầm là hai. Tánh thật của mê lầm chính là sáng suốt. Cái sáng suốt cũng không thể nắm giữ, lìa khỏi sự tính đếm. Đối với lẽ ấy, lòng bình đẳng chẳng phân hai. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Hỷ Kiến nói: “Sắc với không là hai. Sắc tức là không, chẳng phải sắc diệt mới là không, mà tánh của sắc tự nó là không. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.

“Thức với không là hai. Thức tức là không, chẳng phải thức diệt mới là không, mà tánh của thức tự nó là không. Trong chỗ này có thể thông đạt là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Minh Tướng nói: “Bốn đại khác nhau với không là hai. Tánh của bốn đại tức là tánh của không. Như khoảng trước và khoảng sau là không, cố nhiên khoảng giữa cũng là không. Có thể hiểu được tánh của các đại là như vậy, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Diệu Ý nói: “Mắt với hình sắc là hai. Nếu hiểu được tánh thật của mắt, đối với hình sắc chẳng khởi tham trước, chẳng khởi giận hờn, chẳng khởi si mê, đó gọi là tịch diệt.

“Cũng vậy, tai với âm thanh, mũi với mùi hương, lưỡi với vị nếm, thân với cảm xúc, ý với các pháp đều là hai. Nếu hiểu được tánh thật của ý, đối với các pháp chẳng khởi tham trước, chẳng khởi giận hờn, chẳng khởi si mê, đó gọi là tịch diệt. Trụ yên ở lẽ này là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Vô Tận Ý nói: “Bố thí với hồi hướng quả Phật là hai. Tánh của bố thí tức là tánh của việc hồi hướng quả Phật.

“Cũng vậy, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ và hồi hướng quả Phật là hai. Tánh của trí huệ tức là tánh của hồi hướng quả Phật. Trong chỗ này thể nhập được một tướng duy nhất tức là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Thâm Huệ nói: “Phân biệt các môn giải thoát: không, vô tướng, vô tác là hai. Không tức là vô tướng. Vô tướng tức là vô tác. Nếu thật là không, vô tướng, vô tác thì không có tâm, ý, thức. Vào một môn giải thoát tức là vào ba môn giải thoát. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Tịch Căn nói: “Phân biệt Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng là hai. Phật tức là Pháp. Pháp tức là Tăng. Tam bảo đều là tướng vô vi, bình đẳng như hư không. Tất cả các pháp lại cũng như vậy. Nếu có thể làm theo như thế tức là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Tâm Vô Ngại nói: “Thân với sự diệt mất của thân là hai. Thân tức là sự diệt mất của thân. Tại sao vậy? Người thấy tướng thật của thân, chẳng thấy có thân, cũng chẳng thấy có sự diệt mất của thân. Thân và sự diệt mất của thân không phải là hai, không có phân biệt. Đối với lẽ ấy mà chẳng kinh hãi, chẳng sợ sệt, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Thượng Thiện nói: “Phân biệt nghiệp lành của thân, miệng, ý là hai. Ba nghiệp đều là tướng không tạo tác. Tướng không tạo tác của thân tức là tướng không tạo tác của miệng. Tướng không tạo tác của miệng tức là tướng không tạo tác của ý. Đây là tướng không tạo tác của ba nghiệp, tức là tướng không tạo tác của tất cả các pháp. Nếu có thể tùy theo cái trí huệ không tạo tác như thế, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Phước Điền nói: “Phân biệt phước hành, tội hành với bất động hành là hai. Tánh thật của ba hành ấy là không. Đã là không thì không có phước hành, không có tội hành, không có bất động hành. Chẳng khởi lên ba hành ấy tức là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Hoa Nghiêm nói: “Do theo cái ta mà khởi ra hai pháp, đó là hai. Thấy được tướng thật của cái ta, chẳng khởi ra hai pháp. Nếu chẳng trụ nơi hai pháp, thì không có cái thức, sự nhận biết. Không có chỗ nhận biết, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Đức Tạng nói: “Tướng có chỗ được là hai. Nếu không có chỗ được thì không có giữ lấy hoặc bỏ đi. Không giữ, không bỏ, đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Nguyệt Thượng nói: “Tối với sáng là hai. Không tối, không sáng thì chẳng khởi ra hai pháp. Tại sao vậy? Như khi nhập định Diệt thọ tưởng thì không có tối, không có sáng. Tướng của tất cả các pháp lại cũng như vậy. Đắc nhập lẽ ấy một cách bình đẳng là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Bảo Ấn Thủ nói: “Ưa thích Niết-bàn, chẳng thích thế gian là hai. Nếu mình chẳng ưa thích Niết-bàn, chẳng chán bỏ thế gian thì chẳng phân hai. Tại sao vậy? Nếu có buộc thì có mở. Nếu vốn không trói buộc, ai cần cởi mở? Không buộc, không mở, tất không thích, không chán. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Châu Đỉnh Vương nói: “Chánh đạo với tà đạo là hai. Người trụ ở chánh đạo tất không có sự phân biệt đây là tà, đây là chánh. Lìa khỏi hai lẽ ấy là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Bồ Tát Lạc Thật nói: “Thật với không thật là hai. Người thấy biết chân thật thì cái thật còn chẳng thấy, huống chi cái không thật? Tại sao vậy? Đó chẳng phải là chỗ thấy của nhục nhãn, chỉ huệ nhãn mới thấy được. Mà huệ nhãn ấy thì không thấy, cũng chẳng phải không thấy. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Cứ như vậy, tất cả các vị Bồ Tát đều tuần tự mỗi người nói ra, rồi mới hỏi ngài Văn-thù Sư-lỵ: “Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn Chẳng phân hai?”

Văn-thù Sư-lỵ đáp: “Theo ý tôi, đối với tất cả các pháp, mình không nói, không thuyết, không chỉ, không nhớ, lìa khỏi sự vấn đáp. Đó là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Lúc ấy, Văn-thù Sư-lỵ hỏi Duy-ma-cật: “Chúng tôi mỗi người đều đã nói ra, vậy nhân giả cũng nên nói ra, thế nào là Bồ Tát vào pháp môn Chẳng phân hai?”

Bấy giờ, Duy-ma-cật lặng thinh không nói.

Văn-thù Sư-lỵ khen rằng: “Lành thay, lành thay! Cho đến không có cả ngữ ngôn, văn tự, đó mới thật là vào pháp môn Chẳng phân hai.”

Khi phẩm “Vào pháp môn Chẳng phân hai” này được thuyết, trong chúng hội có năm ngàn vị Bồ Tát đều vào pháp môn Chẳng phân hai, đắc Vô sinh pháp nhẫn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.13.201 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (85 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...