Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) »» Phẩm thứ sáu - Không thể nghĩ bàn »»

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)
»» Phẩm thứ sáu - Không thể nghĩ bàn

(Lượt xem: 4.854)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch) - Phẩm thứ sáu - Không thể nghĩ bàn

Font chữ:

Lúc bấy giờ, ngài Xá-lỵ-phất thấy trong thất ấy không có giường ghế chi cả, liền nghĩ rằng: “Chư vị Bồ Tát và các đại đệ tử này rồi sẽ ngồi đâu?”

Trưởng giả Duy-ma-cật biết được ý nghĩ ấy, bảo Xá-lỵ-phất rằng: “Thế nào, nhân giả vì pháp mà đến hay vì chỗ ngồi mà đến?”

Xá-lỵ-phất nói: “Tôi vì pháp mà đến, chẳng phải vì chỗ ngồi.”

Duy-ma-cật nói: “Thưa ngài Xá-lỵ-phất! Người cầu pháp thì chẳng tham tiếc cả thân mạng, huống chi là chỗ ngồi.

“Người cầu pháp thì chẳng cầu năm ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng cầu nhập và giới, cũng chẳng cầu ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.

“Thưa ngài Xá-lỵ-phất! Người cầu pháp chẳng chấp trước cầu Phật, chẳng chấp trước cầu Pháp, cũng chẳng chấp trước cầu Tăng.

“Người cầu pháp không cầu thấy lẽ khổ, không cầu đoạn lẽ tập, cũng không cầu sự chứng ngộ lẽ diệt, cũng không cầu tu tập lẽ đạo. Tại sao vậy? Pháp không có hí luận. Nếu nói: ‘Đối với bốn chân lý, ta nên thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo’, thì đó chỉ là hí luận chứ chẳng phải cầu pháp.

“Thưa ngài Xá-lỵ-phất! Pháp gọi là tịch diệt. Nếu hành lẽ sinh diệt, đó là cầu sinh diệt chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp gọi là không nhiễm. Nếu mình nhiễm pháp, cho đến nhiễm Niết-bàn, đó là nhiễm trước chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp không có chỗ hành. Nếu mình thực hành pháp, đó là chỗ hành chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp không có việc lấy bỏ. Nếu mình lấy pháp hoặc bỏ pháp, đó là việc lấy bỏ chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp không có xứ sở. Nếu mình chấp trước xứ sở, đó là trước xứ chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp, gọi là không có tướng. Nếu mình tùy theo tướng mà biết, đó là cầu tướng chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp là bất khả trụ, mình không y trụ nơi đó được. Nếu mình trụ nơi pháp, đó là trụ pháp, chớ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp không thể thấy, không thể nghe, không thể nhận biết. Nếu mình thi hành những cách: thấy, nghe, nhận biết, đó là thấy, nghe, nhận biết chứ chẳng phải cầu pháp.

“Pháp gọi là vô vi. Nếu mình hành hữu vi, đó là cầu hữu vi chứ chẳng phải cầu pháp.

“Xá-lỵ-phất! Bởi vậy, nếu mình cầu pháp thì đối với tất cả các pháp, nên không có chỗ cầu.”

Duy-ma-cật nói những lời ấy rồi, có năm trăm vị thiên tử đối với các pháp được Pháp nhãn tịnh.

Lúc ấy, Trưởng giả Duy-ma-cật hỏi Văn-thù Sư-lỵ: “Nhân giả đã từng dạo chơi vô số nước, có biết cõi Phật nào có những tòa sư tử đủ các công đức, đẹp đẽ cao trọng, mầu nhiệm hơn hết?”

Văn-thù Sư-lỵ đáp: “Cư sĩ, từ đây đi về phương đông, vượt qua số cõi nước nhiều như số cát ba mươi sáu sông Hằng, có một thế giới tên là Tu-di Tướng. Đức Phật cõi ấy hiện nay hiệu là Tu-di Đăng Vương, thân cao đến tám mươi bốn ngàn do-tuần. Tòa sư tử của ngài cũng cao đến tám mươi bốn ngàn do-tuần, nghiêm sức bậc nhất.”

Lúc ấy, trưởng giả Duy-ma-cật hiện sức thần thông. Tức thời đức Phật Tu-di Đăng Vương liền khiến cho ba mươi hai ngàn tòa sư tử cao rộng nghiêm tịnh hiện đến thất của ngài Duy-ma-cật. Chư Bồ Tát, chư Phật, chư đại đệ tử, Đế-thích, Phạm vương, bốn vị thiên vương từ trước tới nay chưa từng thấy việc ấy. Cảnh thất này trở nên rộng lớn, chứa đựng được ba mươi hai ngàn tòa sư tử, không có chướng ngại chi cả. Ở thành Tỳ-da-ly, ở cõi Diêm-phù-đề và ở bốn cõi thiên hạ cũng không có sự dồn ép chật chội, vẫn y nguyên như cũ.

Lúc ấy, Duy-ma-cật nói với Văn-thù Sư-lỵ: “Thỉnh nhân giả và chư Bồ Tát thượng nhân cùng lên tòa sư tử ngồi. Quý ngài nên tự biến thân thể mình cao lớn như các tòa sư tử ấy.”

Trong đại chúng, những vị Bồ Tát đắc thần thông liền tự biến thân hình cao bốn mươi hai ngàn do-tuần và ngồi lên tòa sư tử. Còn những vị Bồ Tát mới phát ý cùng các đại đệ tử đều không thể lên ngồi.

Lúc ấy, Duy-ma-cật bảo Xá-lỵ-phất: “Thỉnh ngài lên ngồi tòa sư tử.”

Xá-lỵ-phất đáp: “Cư sĩ! Tòa ấy cao rộng quá, tôi không thể lên ngồi.”

Duy-ma-cật nói: “Dạ, thưa ngài Xá-lỵ-phất! Ngài hãy lễ bái đức Như Lai Tu-di Đăng Vương, rồi sẽ được ngồi.”

Lúc ấy, những vị Bồ Tát mới phát ý cùng các đại đệ tử liền lễ bái đức Như Lai Tu-di Đăng Vương. Các vị liền được ngồi lên các tòa sư tử.

Xá-lỵ-phất nói: “Cư sĩ, thật là việc chưa từng có! Như cái thất nhỏ này mà có thể chứa đựng các tòa sư tử cao rộng! Ở thành Tỳ-da-ly lại không có chi trở ngại. Lại các thôn xóm thành ấp trong cõi Diêm-phù-đề cùng các cung điện của chư thiên, long vương, quỷ thần trong bốn cõi thiên hạ cũng không bị sự dồn ép chật chội.”

Duy-ma-cật nói: “Dạ, thưa ngài Xá-lỵ-phất! Chư Phật và chư Bồ Tát có một pháp môn giải thoát gọi là Không thể nghĩ bàn. Nếu một vị Bồ Tát trụ ở pháp môn giải thoát ấy, người có thể đem núi Tu-di cao lớn mà đặt vào trong một hạt cải, nhưng không có bên nào thêm hoặc bên nào bớt. Tướng trạng núi chúa Tu-di vẫn y nguyên như cũ. Nhưng bốn vị thiên vương, chư thiên ở cảnh trời Đao-lỵ chẳng có cảm giác, chẳng hay biết rằng mình được đặt vào đó. Chỉ có người ứng hợp độ thế mới thấy núi Tu-di được đặt vào trong hạt cải mà thôi. Đó gọi là pháp môn giải thoát Không thể nghĩ bàn.

“Bồ Tát ấy lại đem hết nước bốn biển cả mà để vào trong một lỗ chân lông, nhưng chẳng làm rối loạn những vật sống ở dưới nước, như cá, rùa, nguyên, đà... Tuy nhiên, tánh chất trạng thái của biển cả vẫn y nguyên như cũ. Các loài rồng, quỷ, thần, a-tu-la sống dưới biển cũng chẳng có cảm giác, chẳng hay biết rằng mình bị nhét vào lỗ chân lông. Các chúng sinh ấy cũng không bị một sự rối loạn nào do việc ấy.

“Lại nữa, Xá-lỵ-phất! Vị Bồ Tát trụ ở pháp môn giải thoát Không thể nghĩ bàn, nắm lấy cõi thế giới tam thiên đại thiên như người thợ lò gốm cầm cái bàn xoay, đặt cõi ấy trong lòng bàn tay phải, rồi ném ra khỏi các cõi thế giới nhiều như số cát sông Hằng. Nhưng chúng sinh trong cõi ấy chẳng cảm giác, chẳng hay biết rằng họ đi tới đâu. Rồi Bồ Tát đem cõi thế giới ấy mà đặt lại chỗ cũ, tất cả chúng sinh trong cõi ấy cũng chẳng có cái ý tưởng rằng đã đi và trở lại, và tướng trạng của thế giới ấy vẫn y nguyên như cũ.

“Lại nữa, Xá-lỵ-phất! Hoặc có những chúng sinh muốn sống lâu ở thế gian mới độ thoát được, Bồ Tát liền kéo bảy ngày ra làm một kiếp, khiến những chúng sinh ấy bảo rằng đó là một kiếp. Hoặc có những chúng sinh chẳng muốn sống lâu mới độ thoát được, Bồ Tát liền thâu ngắn một kiếp làm bảy ngày, khiến những chúng sinh ấy bảo rằng đó là bảy ngày.

“Lại nữa, Xá-lỵ-phất! Vị Bồ Tát trụ ở phép giải thoát Không thể nghĩ bàn, dùng việc nghiêm sức tất cả các cõi Phật mà tập trung lại một chỗ, rồi chỉ cho chúng sinh xem. Lại nữa, Bồ Tát đặt chúng sinh trong tất cả các cõi Phật vào lòng bàn tay phải của mình, bay đến mười phương, chỉ khắp nơi cho tất cả xem, nhưng chẳng làm lay động xứ sở của họ.

“Lại nữa, Xá-lỵ-phất! Những đồ vật mà chúng sinh mười phương cúng dường chư Phật, Bồ Tát khiến họ nhìn thấy đủ hết trong một lỗ chân lông. Lại nữa, bao nhiêu những mặt trời, mặt trăng và tinh tú trong các cõi nước mười phương, Bồ Tát khiến cho người ta nhìn thấy cả trong một lỗ chân lông.

“Lại nữa, Xá-lỵ-phất! Bao nhiêu những luồng gió trong các thế giới mười phương. Bồ Tát có thể hút cả vào miệng mình, nhưng thân mình không bị tổn hại. Còn ở ngoài thời các cây cối cũng không bị hư gãy chi cả.

“Lại nữa, vào thuở kiếp tận, các thế giới mười phương bị nạn cháy thiêu, Bồ Tát nuốt tất cả các đám lửa vào bụng mình, lửa vẫn cháy như cũ, nhưng mình chẳng bị hại gì.

“Lại nữa, Bồ Tát đi xuống phương dưới, trải qua các cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, nắm lấy một cõi Phật, rồi trải qua vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng mà đem cõi Phật ấy lên hướng trên, cũng như người ta ghim một lá táo nơi mũi cây kim mà dở lên vậy. Thế mà chẳng có chi rối loạn cả.

“Lại nữa, Xá-lỵ-phất! Vị Bồ Tát trụ ở phép giải thoát Bất Không thể nghĩ bàn này có thể dùng sức thần thông mà hiện làm thân Phật, hoặc hiện thân Bích chi Phật, hoặc hiện thân Thanh văn La-hán, hoặc hiện thân Đế-thích, hoặc hiện thân Phạm vương, hoặc hiện thân Thế chủ, hoặc hiện thân Chuyển luân Thánh vương.

“Lại nữa, bao nhiêu âm thanh trong các thế giới mười phương, tiếng lớn, tiếng vừa hoặc tiếng nhỏ, Bồ Tát có thể biến tất cả thành tiếng của Phật, diễn ra những tiếng: vô thường, khổ, không, vô ngã. Và bao nhiêu pháp mà chư Phật mười phương giảng thuyết, Bồ Tát khiến cho tất cả chúng sinh đều được nghe.

“Xá-lỵ-phất! Nay tôi nói sơ qua những sức thần của phép giải thoát Không thể nghĩ bàn của Bồ Tát. Nếu tôi thuyết rộng thì dù trọn kiếp cũng không thể hết.”

Lúc ấy, nghe thuyết pháp môn giải thoát Không thể nghĩ bàn của Bồ Tát, Đại Ca-diếp khen là chưa từng có, và bảo Xá-lỵ-phất rằng: “Tỷ như một người kia hiện ra nhiều hình sắc trước mắt một kẻ mù, nhưng kẻ mù ấy nào có thấy được gì! Cũng vậy đó, tất cả các Thanh văn, nghe được pháp môn giải thoát Không thể nghĩ bàn này, đều không thể hiểu rõ. Hàng trí giả nghe được pháp môn này, ai mà chẳng phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề? Tại sao chúng ta lại đoạn tuyệt căn cội của mình đối với Đại thừa, khiến tự mình như hạt giống hư hỏng? Tất cả các Thanh văn, khi nghe pháp môn giải thoát Không thể nghĩ bàn này rồi, đều nên kêu khóc, tiếng chấn động cõi thế giới tam thiên đại thiên! Tất cả chư Bồ Tát nên vui mừng lớn, đội đầu thọ lãnh pháp này! Nếu vị nào tin và hiểu pháp môn giải thoát Bất khả tư nghị này, thì tất cả chúng ma không làm gì được mình!”

Đại Ca-diếp nói lời ấy rồi, ba mươi hai ngàn vị thiên tử đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Lúc ấy, Duy-ma-cật nói với Ca-diếp rằng: “Nhân giả, trong vô lượng vô số thế giới mười phương, những người làm ma vương, đa số là những Bồ Tát trụ ở phép giải thoát Không thể nghĩ bàn. Vì dùng sức phương tiện để giáo hóa chúng sinh, nên các ngài hiện làm Ma vương.

“Lại nữa, Ca-diếp! Trong vô lượng chư Bồ Tát mười phương, hoặc có những người theo xin những món như tay chân, lỗ tai, lỗ mũi, đầu, mắt, tủy não, máu thịt, da xương, xóm làng, thành ấp, vợ con, tôi tớ, voi ngựa, xe cộ, vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, ngọc ngà, áo quần, thức ăn vật uống. Những người xin ấy, đa số là những Bồ Tát trụ ở phép giải thoát Không thể nghĩ bàn, dùng sức phương tiện đến thử thách, khiến cho người tu thêm kiên cố. Tại sao vậy? Vì Bồ Tát trụ ở phép giải thoát Không thể nghĩ bàn, nhờ có sức oai thần nên mới thi hành được những sự bức bách, chỉ cho chúng sinh việc khó khăn như vậy. Kẻ phàm phu yếu ớt, không có thế lực, không thể bức bách Bồ Tát như vậy. Tỷ như sự giẫm đạp của con voi chúa chẳng phải sức con lừa chịu nổi. Đó gọi là cánh cửa phương tiện trí huệ của Bồ Tát trụ ở phép giải thoát Không thể nghĩ bàn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Có và Không


Tổng quan về Nghiệp


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.146.154.243 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...