Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Đố vui Phật pháp »» BÀI 29: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC »»

Đố vui Phật pháp
»» BÀI 29: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

(Lượt xem: 4.902)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Đố vui Phật pháp - BÀI 29: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

1. Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khi nào?

Nhiều tăng sĩ nghe danh Ngài tìm đến cầu đạo, nhưng ngài không tiếp. Chỉ đến khi Ngài Thần Quang dám xả thân tự chặt tay cầu đạo, Tổ Đạt-ma mới truyền pháp và ấn chứng.

2. Nhị tổ Huệ Khả (Thần Quang):

Để cầu pháp với Tổ Đạt-ma, Ngài Thần Quang đã quỳ đợi trong mưa gió bão tuyết ở ngoài hiên chùa, và tự mình chặt đứt một cánh tay để tỏ lòng thiết tha chí thành. Tổ quay lại hỏi: “Ông đến đây cầu gì?” Đáp: “Con cầu pháp an tâm.” Tổ dạy: “Ông đem tâm ra đây ta an cho.” Đáp: “Thưa, con tìm tâm không được.” Tổ nói: “Ta đã an tâm cho ông rồi đó.” Thần Quang liền ngộ đạo. Tổ đổi tên thành Huệ Khả và truyền cho Ngài làm Tổ thứ 2 của Thiền tông Trung Hoa.

3. Tam tổ Tăng Xán:

Tổ Huệ Khả ấn chứng cho Ngài Tăng Xán làm tổ thứ 3 của Thiền tông Trung Hoa.

4. Tứ tổ Đạo Tín:

Tổ Đạo Tín sau này truyền pháp cho hai vị Hoằng Nhẫn và Pháp Dung, tạo thành hai dòng thiền ở Huỳnh Mai và Ngưu Đầu.

5. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn:

Tên ngài có nghĩa là kiên nhẫn tột cùng, chịu đựng lâu dài. Xuất phát từ câu chuyện: Ngài Đạo Tín thấy một ông già đến cầu đạo, căn tánh thông lợi, có thể truyền pháp, nhưng vì ông đã già không còn sống bao lâu, nên Tổ khuyên ông đổi xác. Ông nhập thai vào một cô gái chưa có chồng. Cô bị gia đình đánh đuổi, bỏ nhà đi ăn xin, và sanh đứa bé xong cô bồng vào chùa gửi gắm. Vừa trông thấy Tổ Đạo Tín, đứa bé nhoẻn miệng cười, Tổ liền nuôi và đặt tên là Hoằng Nhẫn. Sau này Tổ truyền cho làm Tổ thứ 5.

6. Lục tổ Huệ Năng:

Lúc nhỏ nhà nghèo, hình thù kỳ dị, lại mù chữ, phải đốn củi nuôi mẹ già. Một hôm, ngài gánh củi đi bán, trên đường chợt nghe có người khách tụng kinh Kim Cang liền có chỗ liễu ngộ. Ngài liền theo hỏi xem khách tụng kinh gì, do ai dạy. Người khách ấy liền chỉ Ngài đến gặp Tổ Hoằng Nhẫn, lại tạo điều kiện bằng cách giúp cho một số tiền để ngài chu cấp cho mẹ già.

Tổ gặp Ngài, hỏi: “Ông từ đâu đến, cầu việc gì?” Ngài đáp: “Con từ phương Nam đến đây, chỉ cầu làm Phật.” Tổ bảo: “Ông là người mọi rợ ở phương Nam, làm sao cầu thành Phật?” Ngài đáp: “Bạch Tổ sư! Thân người tuy có phân chia kẻ Nam người Bắc chứ Phật tánh vẫn bình đẳng không phân biệt Nam Bắc.” Ngũ Tổ biết đây là người đại căn, nhưng sợ trong chúng để ý, nên sai Huệ Năng xuống nhà bếp giã gạo, giả vờ như không thèm quan tâm.

Khoảng 8 tháng sau đó, Tổ muốn chọn người truyền pháp, liền bảo trong chúng mỗi người làm một bài kệ dâng lên trình chỗ sở đắc, nếu ai được thì sẽ ấn chứng. Lúc ấy, trong chúng có Thượng tọa Thần Tú là giáo thọ tài giỏi, làm bài kệ rằng:

Thân là cây Bồ-đề,

Tâm như đài gương sáng.

Thường ngày hằng lau quét,

Chớ cho dính bụi trần.

Ngài Huệ Năng từ nhà bếp cũng lên xem bài kệ, rồi nhờ người viết giúp một bài:

Bồ-đề vốn không cây,

Tâm không phải đài gương.

Xưa nay không một vật,

Chỗ nào dính bụi trần?

Ngũ Tổ vừa xem xong liền tự tay lột chiếc dép bôi bỏ bài kệ của Huệ Năng, bảo rằng chưa đạt đạo. Ấy là vì sợ nguy hại đến Ngài. Sau đó, Tổ xuống Tổ xuống nhà bếp ngầm ra hiệu cho Ngài canh ba đêm ấy vào phương trượng. Tổ lấy áo cà sa che kín cửa sổ, thân giảng kinh Kim Cang cho Ngài nghe. Ngài nghe đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” liền hoát nhiên đại ngộ. Tổ liền trao y bát cho Ngài, bảo đi ngay về phương Nam ẩn náu.

Giữa đường, có một nhóm tăng chúng do Huệ Minh đuổi theo muốn đoạt lại y bát, nhưng khi bắt kịp thì Ngài Huệ Năng liền đọc kệ khai ngộ cho Huệ Minh, khiến ông này hồi tâm quay về.

Nhận thấy y bát có thể gây ra tranh chấp, nên từ đó Tổ Huệ Năng vâng lời dặn của Ngũ tổ bỏ luôn lệ truyền y bát.

Ngài về phương Nam ẩn náu trong rừng đến hơn 15 năm mới bắt đầu ra truyền pháp, xiển dương chủ trương đốn ngộ. Còn Ngài Thần Tú thì truyền pháp ở phương Bắc, chủ trương tiệm tu.

11. Trình bày về các tông phái Phật giáo Trung Quốc?

Từ năm 500 – 800, Phật Giáo Trung Quốc phát triển rực rỡ, xuất hiện 10 tông phái lớn là Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiên thai tông, Duy thức tông, Tam luận tông, Luật tông, Hoa nghiêm tông, Câu xá tông và Thành thật tông. Nhưng hiện nay chỉ còn Thiền, Mật, Tịnh là phổ biến nhất, lan rộng sang nhiều nước.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 37 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.216.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...