Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn »» 6. Từ thống khổ vươn dậy »»

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn
»» 6. Từ thống khổ vươn dậy

(Lượt xem: 2.543)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn - 6. Từ thống khổ vươn dậy

Font chữ:

Theo truyền thuyết, Thái tử Tất Đạt Đa giáng hạ nơi vườn Lumbini, dưới gốc cây vô-ưu, với bảy bước chân được nâng bằng bảy hoa sen. Từ đó, người theo Phật thường gọi mùa Phật Đản là mùa hoa vô-ưu, mùa sen nở, hoặc mùa hoa ưu-đàm (linh thoại), v.v…

Có người nói hoa vô-ưu và ưu-đàm là một, nhưng theo kinh điển thì hoa ưu-đàm cả ngàn năm mới nở một lần, còn vô-ưu là một loại cây hoa nở quanh năm ở Ấn-độ và một số nước Á châu. Sen cũng không phải là loại hoa hiếm quý, vì thường nở rộ vào mùa khô hàng năm. Dù thế nào, truyền thuyết, linh thoại hay thực tế, các loại hoa này đều là những biểu tượng đẹp trong Phật giáo. Đặc biệt là hoa sen, được nhắc đến rất nhiều trong kinh điển và rất phổ thông trong tất cả các hình thức nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo.

Sen cũng được dùng để đặt tên cho một bộ kinh nổi tiếng của truyền thống Đại thừa (Diệu Pháp Liên Hoa) mà từ đó phát sinh một tông phái lớn của Nhật-bản và Trung-hoa: Liên Hoa tông.

Một kinh khác chép rằng, sau khi thành đạo, Đức Phật đã quán xét tâm tính và căn cơ của chúng sanh trước khi quyết định chuyển vận bánh xe chánh pháp. Qua sự chiêm nghiệm của Ngài, muôn loại chúng sanh được biểu thị như là những hoa sen rộ nở trong các hồ mùa hạ. “Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hay hồ sen trắng, có một số hoa sen sinh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên trên mặt nước, không bị dính sình lầy, cũng không bị nước ướt đẫm… Cũng vậy, có hạng chúng sanh nhiễm nhiều trần tục nhưng cũng có hạng chúng sanh ít nhiễm trần tục…” (kinh Ariyapariyesana – Trung Bộ). Với hình ảnh thi vị đó, có thể hiểu rằng dù sinh ra trong cảnh giới nào, chủng loại hay chủng tộc nào, bản chất của con người và chúng sanh là sen, là bất nhiễm, vô nhiễm. Bản chất ấy là Phật tánh. Với bản chất thanh tịnh đồng đẳng với chư Phật, tất cả chúng sanh đều có thể tùy theo phước đức, năng lực và hoàn cảnh của mình, hướng về đạo quả vô thượng.

Sen có thể vươn khỏi mặt nước một cách sạch sẽ thanh cao, có thể bị chìm ngập dưới sình lầy, hoặc dính sình lầy nhiều hay ít trong quá trình trưởng thành, nhưng một khi nở hoa, sen nào cũng ngát hương. Cách thế vào đời của Phật, Bồ-tát hay chúng sanh cũng đều như thế: từ nơi sình lầy thống khổ của trần gian mà vươn dậy.

Giải thoát chẳng phải là sinh ra từ hư không, sinh từ nơi thơm sạch, mà chính là từ nơi trần tục, nhiễm ô, tỏa cánh chân thường tự tại.

Nhân mùa sen Phật Đản, xin nguyện cùng với bạn đạo muôn phương, xông ướp hương thơm đức hạnh, giải thoát để dâng tặng trần gian khổ lụy này…





    « Xem chương trước «      « Sách này có 69 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Nghệ thuật chết


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Đường Không Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.233.41 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...