Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 22. Cư sĩ Nguyễn Văn Luông (1947 - 1996) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 22. Cư sĩ Nguyễn Văn Luông (1947 - 1996)

(Lượt xem: 4.702)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 22. Cư sĩ Nguyễn Văn Luông (1947 - 1996)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Cư sĩ Nguyễn Văn Luông sinh năm 1947, cư ngụ tại ấp Thạnh Lộc I, xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Cha tên Nguyễn Văn Thành, mẹ là cụ bà Lê Thị Dinh. Anh đứng thứ Hai trong gia đình và có tất cả sáu người em.
Thuở nhỏ, học hành chỉ mới lớp 3 trường làng.
Khi năm lên 21 tuổi, anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Mềm, sinh được sáu đứa con, ba trai, ba gái.
Anh có lối sống đơn giản, ăn mặc bình dị. Tính tình thuần hậu hiền lành, thương yêu hết thảy các em, hòa nhã đối với tất cả mọi người, nên ai ai cũng cảm mến. Anh rất siêng năng cần mẫn, quanh năm suốt tháng miệt mài với thửa ruộng luống cày.
Do vì cha mẹ và người thân phát tâm quy kính Tam Bảo, anh cũng hưởng ứng làm theo. Đồng thời hướng dẫn vợ con cùng trường chay tu niệm, lánh dữ làm lành, cầu sanh Tịnh Độ, lúc ấy, vào khoảng cuối thập niên 70.
Những dịp nhàn rỗi anh thường xem kệ giảng, và dẫu bận công chuyện mấy công khóa sớm chiều không hề bỏ sót. Đúng như lời của Đức Phật Thầy Tây An thuở xưa đã từng chỉ dạy:

“…Ngày hai thời lẳng lặng công phu.
Việc chi dầu quá cần cù,
Cũng nhân vài khắc tập tu nguyện cầu.
Khi rảnh việc đồng sâu chợ búa.
Đem sám kinh tự của Thầy ban,
Đọc cho thông thuộc đôi hàng.
Ngâm nga trong lúc thanh nhàn băn khoăn.”

Mặc dù mưu kế sinh nhai chộn rộn, anh vẫn thường thăm viếng cha mẹ, cung dưỡng những món lạ vật ngon, ít khi vắng thiếu. Phù hợp với lời chỉ dạy của các bậc tiền bối:

“Con ơi! Càng biết đạo mồi,
Càng làm đẹp đẽ hạnh ngôi con người.
Ở ăn quy củ trong đời,
Trong thời thuận thảo ngoài thời hòa vui.
Nhớ ơn cha mẹ dưỡng nuôi,
Thì không thể trở nên người con hư.
Trọn câu tử hiếu phụ từ,
Đó là căn bản đạo người xưa nay.”

Thể lực của anh rất tốt, suốt năm này qua tháng nọ ít khi bệnh, nếu có cũng chỉ cảm gió sơ sài mà thôi.
Mãi đến đầu xuân năm 1996, anh nghe trong người tứ đại bất hòa, bèn đạp xe đi tìm thầy thuốc lo bề chữa trị. Sau rốt, đến bác sĩ Huệ ở Thốt Nốt xét nghiệm, phát hiện khối u ở gan vào thời kỳ thứ III.
Sức khỏe bắt đầu tụt dần, nhưng tinh thần anh vẫn an nhiên, trong khi vợ con đều bàng hoàng kinh sợ.
Anh thường nằm trên ghế bố, bệnh hành ngặt mình bằng những cơn đau nóng dữ dội, rất khó chịu, không thể diễn tả được. Mỗi cơn thường kèm theo xuất mồ hôi dầm dề, khi qua cơn thì hơi khỏe lại một tí, có thể gắng gượng tới lui. Giai đoạn này, công phu hành trì của anh càng thêm khẩn thiết, ý nguyện vãng sanh mãnh liệt thêm hơn. Do vì:

“Biển trần kiếp tạm nổi trôi,
Không tu khổ mãi chẳng đời nào yên.
Sanh ra trong cõi trần duyên,
Người nào cũng bị não phiền chẳng không.
Không ai trăm việc vừa lòng,
Mà ai cũng có não nồng nọ kia.
Dục tâm óc ách như đìa,
Đem thân ra để làm bia đạn trần.
Biết rằng rốt cuộc bỏ thân,
Nhưng mà các dục vọng trần không buông.
Quên rằng tài vật dư muôn,
Bỏ thân tài vật bỏ luôn đâu còn.
Chết thân tan rã lần mòn,
Nhưng bao tội lỗi hồn còn đeo mang.
Xác tan nhưng tội không tan,
Đầu thai trở lại thế gian trả đền.
Vì mê nên kiếp trước quên,
Hay đâu ăn trước nay đền trả sau.
Trả đền hoặc chậm hoặc mau,
Đã vay không một người nào trốn qua.
Chúng sanh nơi cõi Ta Bà,
Sao không nghĩ tới để mà tu thân.
Nếu không trốn khỏi tử thần,
Dù đeo đắm cuộc hồng trần luống công.
Cuối cùng cũng phủi tay không,
Đâu bằng tu niệm để hòng siêu sanh.
Đem lòng tham muốn lợi danh,
Đổi ra lòng muốn tu hành quí hơn.
Lợi danh sẽ mất theo thân,
Tu hành sẽ cứu hồn thăng Phật đài.
Càng nhiều tham vọng trần ai,
Càng làm cho kiếp đọa đày đấy thôi.
Hồng trần là cõi bạc vôi,
Nó không chung thỉ với người nào đâu”.

Nên:

“ Đường vãng sanh Cực Lạc một lòng cầu,
Kiếp thống khổ bao lâu rồi cũng khỏi.”

Vợ con anh vô cùng khổ tâm, vô cùng lo lắng, nên khuyên anh dùng mặn để nâng cao hiệu quả điều trị theo lời thầy thuốc yêu cầu. Khi vắng mặt chị và mấy cháu, người em gái bên cạnh bèn nhắc nhở:
- “Anh Hai à! Anh phải tự giác! Cũng như là… đời mình trước sau gì cũng phải chết, mình phải giữ cái Đạo để mà đi, anh đừng có ăn mặn nghen!”
Anh khẳng khái trả lời:
- “Anh hổng có ăn đâu, em đừng sợ!”
Lúc nầy, thân nhân đặt bàn hương án, bà con đồng đạo rất đông đảo đến cầu nguyện. Mặt khác, vợ anh cũng mua chim cá phóng sanh, hồi hướng cho anh. Đồng thời, cha mẹ ruột, cha mẹ vợ và các em của anh thường ở gần sách tấn và trợ niệm hàng ngày.
Khoảng 10 ngày sau, vào ngày 18, thấy anh mệt nhiều thân quyến bắt đầu thay phiên túc trực hộ niệm liên tục. Vào giữa khuya đêm 22, trong cơn đau dữ dội, anh chợt đọc lên hai câu trong quyển Khuyến Thiện:

“Gần hấp hối tâm thần xao xác,
Trí vẩn vơ kinh sợ vô cùng.”

Rồi tiếng niệm Phật của anh nhỏ dần nhỏ dần, sau đó ngưng hẳn, mọi người xung quanh lớn tiếng xưng to Thánh Hiệu. Mãi đến 6 giờ sáng, anh an tường trút hơi thở cuối cùng. Nhằm ngày 23 tháng 1 năm 1996. Anh hưởng dương 49 tuổi.
Lúc ấy, có một số người ở xa ngoài đồng thấy nhà anh chói sáng, họ ngỡ là nhà cháy.
Cuộc trợ niệm vẫn tiếp tục duy trì đến 9 giờ, khám nghiệm toàn thân, thì chỉ có đỉnh đầu hãy còn nóng ấm. Đặc biệt là gương mặt thật tươi-sáng-đẹp. Chư đồng đạo đều lộ sắc hân hoan, chia sẻ niềm vui vô biên với người đã sanh sang cõi Tịnh.

(Thuật theo lời cô Tám Chờ em gái của anh)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Phát tâm Bồ-đề


Gọi nắng xuân về


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.197.251.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...