Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Giới Đức Hương Kinh [佛說戒德香經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Giới Đức Hương Kinh [佛說戒德香經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đức Phật Nói Về Hương Giới Đức

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy. Một thời Đức Phật dạo chơi ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc (Jeṭavaṇe’nāthapiṇḍadasyārāma) tại nước Xá-Vệ (Śrāvastya).
Khi ấy, Hiền Giả A Nan (Ānanda) một mình ở nơi yên tĩnh, suy nghĩ : “Đời có ba loại mùi thơm: Một là mùi thơm của rễ cây, hai là mùi thơm của cành cây, ba là mùi thơm của hoa. Ba loại mùi thơm này chỉ là mùi thơm đi theo chiều gió, chẳng thể đi ngược với chiều gió. Há có mùi thơm nào xưa nay (nhã hương) vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió chăng ?”
Hiền Giả A Nan ở một mình, suy nghĩ chỗ quy hướng của nghĩa lý, nhưng chẳng biết được nơi quy hướng. Liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ của Đức Phật, cúi đầu dưới bàn chân của Đức Phật, quỳ thẳng lưng, cài chéo bàn tay, rồi bạch Phật rằng: “Con ở một mình suy nghĩ: “Đời có ba loại mùi thơm: Một là mùi thơm của rễ cây, hai là mùi thơm của cành cây, ba là mùi thơm của hoa. Ba loại mùi thơm này chỉ có thể đi theo chiều gió, chẳng thể đi ngược với chiều gió. Há có mùi thơm nào xưa nay (nhã hương) vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió chăng ?”
Đức Phật bảo A Nan: “Lành thay ! Lành thay ! Thật đúng như ông đã hỏi. Có mùi thơm chân chính vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió”
A Nan bạch Phật: “Nguyện xin nghe về mùi thơm ấy”
Đức Phật nói: “Nếu ở cõi nước, quận, huyện, ấp, làng, xóm có kẻ trai lành, người nữ thiện tu hành mười điều Thiện: Thân chẳng sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Miệngchẳng nói dối, nói hai lưỡi, nói ác, nói thêu dệt. Ý chẳng ganh ghét, giận dữ, ngu si. Hiếu thuận với cha mẹ, phụng sự ba Tôn (ba báu Phật Pháp Tăng), nhân từ, đạo đức, uy nghi, lễ nghĩa quy củ (lễ tiết).
Phương Đông có vô số Sa Môn, Phạm Chí ca tụng Đức ấy. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới có Sa Môn, Phạm Chí đều ca ngợi Đức ấy: “Tại nước, quận, huyện, ấp, làng, xóm (tên là…) có kẻ trai lành, người nữ thiện phụng hành mười điều Thiện, tôn kính phụng sự Tam Bảo. Hiếu thuận, nhân từ, đạo đức, ân nghĩa, chẳng mất lễ nghi quy củ”
Mùi thơm này gọi là vừa đi theo chiều gió, vừa đi ngược với chiều gió, vòng khắp mọi nơi, chiếu soi mười phương, truyền bá Đức (Guṇa), tất cả đều mong nhờ nương cậy”
Thời Đức Phật tụng rằng:
“_Tuy có hoa thơm đẹp
Chẳng ngược gió, xông ướp
Chẳng ngừng, tên Chiên Đàn (Candana)
Tuôn mưa mọi mùi thơm
Chí Tính hay hòa nhã
Tỏa mùi thơm ngược gió
Chính Sĩ (Bậc Đại Sĩ cầu Chính Đạo) tên Trượng Phu (Puruṣa)
Xông ướp khắp mười phương Mộc Mật (cây củ có quả ngọt như mật) với Chiên Đàn
Sen xanh tuôn mưa thơm
Tất cả mùi thơm này
Giới Hương (mùi thơm của Giới) là tối thượng
Nhóm này, người trong sạch
Thực hành, không phóng dật
Chẳng biết lối của Ma (Māra)
Chẳng thấy nơi hướng về (quy thú)
Đường này đến an định
Đạo này không gì hơn
Chặt đứt nguồn dơ bẩn
Giáng phục, dứt lưới Ma
Dùng nhà Phật Đạo trên
Nhảy lên Tuệ không cùng
Dùng đây tuyên nghĩa Kinh
Trừ bỏ mọi điều xấu”
Đức Phật bảo A Nan: “Chỗ mà mùi thơm này đã lan tỏa thời chẳng ngại núi Tu Di, xuyên qua Trời Đất, chẳng ngại bốn chủng: đất, nước, lửa, gió; thông đạt tám cực (vùng đất rất xa ở tám phương); phương trên phương dưới cũng thế; không có giới hạn cùng tận…đều ca ngợi Đức ấy.
_ Một đời chẳng sát sinh thì đời đời trường thọ, mạng ấy không có tai nạn đột ngột
Người chẳng trộm cắp thì đời đời giàu có, lại chẳng sằng bậy đánh mất tài bảo, thường để Tâm bố thí, làm gốc rễ của Đạo.
Người chẳng đam mê bóng sắc bất chính thì người khác chẳng xâm phạm đến vợ của mình, nơi đi đến là hóa sinh trong hoa sen.
Người chẳng nói dối thì miệng tỏa ra hơi thơm, lời nói ra luôn luôn được tin tưởng.
Người chẳng nói hai lưỡi (nói lời chia rẽ đâm thọt) thì nhà thường hòa hợp, không có biệt ly
Người chẳng ác khẩu (nói lời xấu ác) thì cái lưỡi của người ấy thường nói lời lẽ tốt đẹp, biện luận thông suốt.
Người chẳng nói thiêu dệt (nói lời tạp uế không có nghĩa) thì người nghe đượclời nói ấy không có ai chẳng đến xin ý kiến, nhận lấy truyền bá, dùng làm điều quý báu.
Người chẳng ganh ghét đố kỵ thì đời đời sinh ra ở đâu đều được mọi người kính trọng
Người chẳng giận dữ thì đời đời đoan chính, người nhìn thấy vui vẻ, trừ kẻ ngu si. Sinh ra Trí Tuệ tốt đẹp, chẳng cần thỉnh hỏi ai, buông bỏ Tà Kiến, thường trụ Chính Đạo, theo Hạnh (Caryā) mà chỗ đạt được đều tự nhiên sinh. Cho nên vứt bỏ sự không chính đáng (tà), thuận theo sự màu nhiệm chân thật ấy
Đức Phật nói như vậy thời các Tỳ Khưu nghe xong, đều vui vẻ làm lễ rồi lui ra.
PHẬT NÓI KINH GIỚI ĐỨC HƯƠNG _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Bức Thành Biên Giới


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.80.24.244 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập