Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết Kinh [大方廣普賢所說經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết Kinh [大方廣普賢所說經]


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.2 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.17 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Phương Quảng Phổ Hiền Sở Thuyết

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại nơi đã được Thần Lực của Như Lai trì giữ, cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát (Bodhisatva-mahā-satva) nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật, trước sau vây quanh để mà nói Pháp (Dharma), đều thành tựu Hạnh của Phổ Hiền (Samantabhadra-caryā) với Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva-mahāsatva)là bậc Thượng Thủ (Pramukha).
Thời trong Chúng Hội có mười vị Bồ Tát Ma Ha Tát cùng với mười nhóm Bồ Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật, từ các cõi ở mười phương, đột nhiên hiện ra, đều ngồi trên toà Vô Ngại Trang Nghiêm Sư Tử (Apratihata-vyūha-siṃhāsana)Các vị ấy tên là: Phổ Quang Tạng Bồ Tát, Thậm Thâm Tạng Bồ Tát, Uy Đức Quang Minh Tạng Bồ Tát, Vân Âm Tạng Bồ Tát, Kim Cương Tạng Bồ Tát, Phổ Âm Bất Động Uy Quang Tạng Bồ Tát, Phổ Danh Xưng Uy Quang Tạng Bồ Tát, Sơn Vương Bất Động Uy Quang Tạng Bồ Tát, Phổ Hiện Chúng Tượng Uy Quang Tạng Bồ Tát, Thập Lực Thanh Tịnh Uy Quang Tạng Bồ Tát. Khi các Bồ Tát ấy hiện ra thời, ở trong Hội này, chỉ trừ Phổ Hiền; còn lại tất cả Bồ Tát Đại Chúng không có ai chẳng nghiêng động, hết thảy uy quang cũng lặn hết chẳng hiện. Mỗi một vị Bồ Tát đều tuôn mưa mười đám mây hương chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha số là: mây hương xoa bôi, mây vòng hoa, mây quần áo, mây lọng phướng phan báu, mây Thế Giới trong sạch, mây mọi lầu gác báu, mây ĐạoTrường của Chúng Hội Bồ Tát, mây lưới ánh sáng lớn chiếu khắp, mây trang nghiêm của Bồ Đề Đạo Trường (Bodhimaṇḍa), mây Cà Sa hình tượng của Như Lai…Đều hưng các mây cúng dường (Pūja-megha) chẳng thể nghĩ bàn như vậy, tràn đầy Pháp Giới (Dharma-dhātu) cúng dường Như Lai (Tathāgata). Toà ngồi của các Bồ Tát này được trang nghiêm bằng mọi thứ báu, trong sạch vi diệu. Ở trong mỗi một việc trang nghiêm ấy, hiện khắp tất cả vô lượng Thế Giới, vô lượng chúng sinh, vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ Tát. Lại hiện chẳng thể nói chẳng thể nói vô lượng Thế Giới trong thời quá khứ, vị lai với chư Phật ấy hiện ngồi tại Đạo Trường, vì hoá độ chúng sinh, chuyển bánh xe Diệu Pháp (Saddharma-cakra). Các chúng Bồ Tát cúng dường Như Lai, trong sạch tu tất cả Hạnh Ba La Mật (Pāramitācaryā) thường không có đoạn tuyệt.
Bấy giờ Chúng Hội đều tác niệm này: “ Các vị Bồ Tát này từ chỗ của chư Phật tại Thế Giới nào đến ? “ . Liền cùng nhau thỉnh hỏi Phổ Hiền Bồ Tát. Thời
Phổ Hiền Bồ Tát bảo khắp tất cả chúng Bồ Tát rằng: “ Này các Phật Tử ! Các ông hãy tự mình tìm hiểu nơi mà các vị ấy đến”
Thời Vô Ngại Nhãn Bồ Tát liền nhập vào Tam Muội Phổ Tấn Tật, Tam Muội Biến Chí, Tam Muội minh Chiếu Pháp Giới, Tam Muội Cụ Nhất Thiết ThầnThông, Tam Muội Liễu Nhất Thiết Cảnh Giới, Tam Muội Hiện Nhất Thiết Chúng Sinh Thân Thần Thông, Tam Muội Tri Nhất Thiết Phật Sát…Nhập vào mười a tăng kỳ trăm ngàn ức na do tha Tam Muội Bồ Tát của nhóm như vậy. Dùng sức củaTam Muội tự thấy thân của mình đều đến tất cả Thế Giới ở mười phương cho đến trong tất cả chốn nhiều như bụi nhỏ…mà chẳng thể nhìn thấy nơi mà các vị Bồ Tát ấy đã từ chỗ đó đi đến với nơi theo Đức Như Lai tu Phạm Hạnh (Brahma-caryā) ! . . . Tất cả Bồ Tát , Đại Chúng khác mỗi mỗi đều nhập riêng vào Tam Muội Bồ Tát đều chẳng thể nhìn thấy, cũng lại như vậy, đều từ Định khởi, bạch với Phồ Hiền Bồ Tát rằng: “ Chúng tôi đều nhập vào mười a tăng kỳ trăm ngàn ức na do tha Tam Muội BồTát, rốt ráo chẳng thể nhìn thấy nơi mà các vị Bồ Tát ấy đã từ chỗ đó đi đến”
Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo rằng: “ Các cõi nước Phật là nơi mà các vị ấy đã từ chỗ đó đi đến, rộng lớn thâm sâu, rất khó có thể nhìn thấy. Nay các ông có thể cùng nhau tìm cầu”
Thời các Bồ Tát, mỗi một vị lại nhập vào Tam Muội Bồ Tát nhiều như số bụi nhỏ của mười cõi Phật, tìm cầu cũng chẳng nhìn thấy, đều đem việc ấy bạch với Phổ Hiền một lần nữa.
Bấy giờ Phổ Hiền Bồ Tát bay lên hư không, nhiễu quanh Đức Thế Tôn theo bên phải vô số vòng xong, liền ở trong hư không, quán khắp Chúng Hội rồi nói như vầy:” Này các Phật Tử (Buddha-putra) ! Ông quán thân của Đức Phật (Buddhakāya) trang nghiêm không có ngăn ngại, ba đời bình đẳng, các cõi của Pháp Giới (Dharma-dhātu) không có nơi nào chẳng nhập vào. Hết thảy tất cả Thế Giới ở mười phương, tất cả Như Lai, tất cả Bồ Tát, tất cả chúng sinh, tất cả các nẻo…không có gì chẳng ảnh hiện trong thân của Như Lai (Tathāgata-kāya), tuỳ theo nơi tâm ưa thích của các chúng sinh thảy đều mở bày cho biết (khai ngộ). Các ông nên trụ vào con mắt của khắp cảnh giới, con mắt Tuệ thanh tịnh tận cõi hư không, con mắt Trí rộng lớn hiếu thấu tất cả cảnh. Lại nên thỉnh khắp tất cả chư Phật mười phương Hộ Niệm (Parigraha). Đều nên một lòng lìa tất cả nơi chốn, tất cả Y Chỉ, tất cả chấp dính…ở một cảnh giới hiểu đạt tất cả vô tận cảnh giới, quán thân củaNhư Lai (Tathāgata-kāya)”
Thời các Bồ Tát kính thuận theo lời chỉ dạy ấy, đều hướng về Đức Như Lai, cúi đầu mặt làm lễ, một lòng chiêm ngưỡng. Đột nhiên nhìn thấy trong bánh xe tại hai bàn chân của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) có Thế Giới tên là Pháp Giới Luân (Dharma-dhātu-cakra), cõi ấy có Đức Phật tên là Pháp Giới Trang Nghiêm Vương (Dharma-dhātu-vyūha-rāja) trụ ở đời nói Pháp. Vị Phổ Quang Tạng Bồ Tát Ma HaTát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong hai khớp xương tiếp giáp ống chân với bàn chân có Thế Giới tên là Vô Ngại Tạng (Apratihata-garbha), cõi ấy có Đức Phật tên là Vô Ngại Tịnh Quang trụ ở đời nói Pháp. Vị Thậm Thâm Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm BồTát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong hai đầu gối có Thế Giới tên là Chân Kim Tạng, cõi ấy có Đức Phật tên là Kim Tạng Vương trụ ở đời nói Pháp. Vị Uy Đức Quang Minh Tạng Bồ Tát Ma HaTát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong hai bắp đùi có Thế Giới tên là Nhất Thiết Bảo Trang Nghiêm Tạng, cõi ấy có Đức Phật tên là Chúng Diệu Quang trụ ở đời nói Pháp. Vị Vân Âm Tạng BồTát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong rốn có Thế Giới tên là Tỳ Lô Giá Na Tạng (Vairocana-garbha), cõi ấy có Đức Phật tên là Tỳ Lô Giá Na Uy Đức Trang Nghiêm Vương trụ ở đời nói Pháp. Vị Kim Cương Tạng (Vajra-garbha) Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong trái tim có Thế Giới tên là Thắng Quang Tạng, cõi ấy có Đức Phật tên là Diệu Tướng Trang Nghiêm Tạng trụ ở đời nói Pháp. Vị Uy Quang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong hai vai có Thế Giới tên là Kim Sắc, cõi ấy có Đức Phật tên là Kim SắcVương trụ ở đời nói Pháp. Vị Phổ Danh Xưng Uy Quang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong miệng có Thế Giới tên là Diệu Bảo Trang Nghiêm, cõi ấy có Đức Phật tên là Vô Lượng Quang Nghiêm Vương trụ ở đời nói Pháp. Vị Sơn Vương Bất Động Uy Quang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong Tam Tinh (my gian) có Thế Giới tên là Vô Tận Tạng, cõi ấy có Đức Phật tên là Tam Thế Vô Tận Trí trụ ở đời nói Pháp. Vị Phổ Hiện Chúng Tượng Uy Quang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từcõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này. Ở trong cái đầu có Thế Giới tên là Phước Trì Bất Tán, cõi ấy có Đức Phật tên làBảo Hoa Tích trụ ở đời nói Pháp. Vị Thập Lực Thanh Tịnh Uy Quang Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy cùng với mười nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát nhiều như số bụi nhỏ của chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức na do tha cõi Phật… đều từ cõi Phật ấy đi đến ngồi tại Hội này.
Thời các Bồ Tát đã nhìn thấy Như Lai Đạo Trường, Bồ Tát Chúng Hội, Thần Biến của Phật trong vô tận Thế Giới xong, mỗi một vị đều được Tam Muội Pháp Giới Tạng. Các Đại Tam Muội, tất cả Pháp Địa Đà La Ni nhiều như số bụi nhỏ của mười cõi Phật. Các Đà La Ni Ly Cấu Tạng Bát Nhã Ba La Mật nhiều như số bụi nhỏ của mười cõi Phật. Các Ba La Mật Lực Điện Quang nhiều như số bụi nhỏ của mười cõi Phật. Tất cả Trí Điện Quang nhiều như số bụi nhỏ của mười cõi Phật.
Thời Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo Đại Chúng: “ Này các Phật Tử ! Pháp này chỉ là hành Hạnh của Phổ Hiền (Samanta-bhadra-caryā), là nơi nhiếp thọ của Thiện Tri Thức (Kalyāṇamitra) cho đến nghe, thấy. Chính vì thế cho nên các ông đối với PhápMôn này, làm Tâm Kim Cương (Vajra-citta), Tăng Thượng Ý Lạc, nói giữ đọc tụng… đừng khiến cho quên mất”
Khi mói Pháp này thời các hàng Bồ Tát Ma Ha Tát ấy vui vẻ, tin nhận.
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHỔ HIỀN SỞ THUYẾT KINH
(Hết)

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Học đạo trong đời


Sen búp dâng đời


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.205.238.173 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập