Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page]                 

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập V - Thiên Ðại Phẩm


 
[56] Chương XII

Tương Ưng Sự Thật (b)

-ooOoo-

 

V. Phẩm Vực Thẳm

41.I. Tư Duy (S.v,446) 

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 

-- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, một người đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: "Ta sẽ suy tư về thế giới", và người ấy đi đến hồ sen sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgadhà và suy tư về thế giới. 

3) Này các Tỷ-kheo, người ấy trên bờ hồ sumàgadhà thấy một đoàn quân với bốn loại binh chủng (voi, ngựa, xe, bộ binh) đi vào trong một củ sen; thấy vậy, người ấy nghĩ: "Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời". 

4) Rồi người ấy, này Tỷ-kheo, đi vào trong thành và nói với một quần chúng lớn: 

"-- Này Quí vị, có lẽ ta phát cuồng; này Quí vị, có lẽ ta điên loạn. Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!" 

"-- Như thế nào, này Bạn, Bạn phát cuồng? Như thế nào, Bạn điên loạn? Bạn đã thấy gì không thể có ở đời?" 

5) "-- Thưa Quí vị, tôi đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: 'Tôi sẽ suy tư về thế giới'. Tôi đi đến hồ sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgudhà, suy tư về thế giới. Thưa Quí vị, tôi thấy trên bờ hồ sumàgudhà một đoàn quân với bốn loại binh chủng đi vào trong một củ sen. Thấy vậy, thưa quí vị, tôi nghĩ: 'Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!'" 

"-- Thật vậy, này Bạn, Bạn đã phát cuồng. Thật vậy, Bạn bị điên loạn, Bạn đã thấy một điều không thể có ở đời!" 

6) Này các Tỷ-kheo, điều mà người ấy đã thấy là có thật, không phải không thật. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Asuura giàn trận để khai chiến. Và này các Tỷ-kheo, trong trận chiến ấy, chư Thiên thắng trận, các Asuura bại trận. Các Asuura bại trận, này các Tỷ-kheo, hoảng hốt đi vào thành Asuura ngang qua củ sen vì quá sợ hãi chư Thiên. 

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có suy tư về thế giới: "Thế giới là thường còn", hay: "Thế giới là vô thường", hay: "Thế giới là hữu biên", hay: "Thế giới là vô biên", hay: "Mạng sống và thân thể là một", hay: "Mạng sống và thân thể là khác", hay: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Vì sao? 

8) Các điều suy tư ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 

9) Nếu có suy tư, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy suy tư: "Ðây là Khổ"... "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Vì sao? 

10) Các suy tư như vậy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, các suy tư ấy làm căn bản cho Phạm hạnh, các suy tư ấy đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 

11) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

42.II. Vực Thẳm (S.v,448) 

1) Một thời, Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gìjjhakuuta (Linh Thứu). 

2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

-- Này các Tỷ-kheo, chúng ta hãy đi đến Patibhànakuuta để nghỉ trưa. 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 

3) Rồi Thế Tôn cùng số đông Tỷ-kheo đi đến Patibhànakàta. Một Tỷ-kheo thấy một vực thẳm ở Patibhànakuuta, thấy vậy, liền bạch Thế Tôn: 

-- Bạch Thế Tôn, thật là lớn, vực thẳm này! Bạch Thế Tôn, thật là đáng sợ hãi, vực thẳm này! Bạch Thế Tôn, không biết có vực thẳm nào khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này? 

-- Này các Tỷ-kheo, có vực thẳm khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này. 

-- Bạch Thế Tôn, thế nào là vực thẳm khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này? 

4) -- Này Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"... không như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh, họ hoan hỷ với các hành đưa đến già, họ hoan hỷ với các hành đưa đến chết, họ hoan hỷ với các hành đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ tạo dựng các hành đưa đến sanh, họ tạo dựng các hành đưa đến già... đưa đến chết,... do họ tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, nên họ rơi vào vực thẳm sanh, họ rơi vào vực thẳm già, họ rơi vào vực thẳm chết, họ rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ không liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ không liễu thoát khỏi đau khổ. 

5) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"... như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", họ không hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ không hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ không tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Do họ không tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ không rơi vào vực thẳm sanh; họ không rơi vào vực thẳm già; họ không rơi vào vực thẳm chết; họ không rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ liễu thoát khỏi đau khổ. 

6) Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

43.III. Nhiệt Não (S.v,450) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, có một địa ngục tên là Ðại nhiệt não, tại đấy con mắt thấy sắc gì, chỉ thấy bất khả lạc sắc, không phải khả lạc sắc, chỉ thấy bất khả hỷ sắc, không phải khả hỷ sắc, chỉ thấy bất khả ý sắc, không phải khả ý sắc. Tai có nghe tiếng gì... mũi có ngửi hương gì... lưỡi có nếm vị gì... thân có cảm xúc gì... ý có nhận thức pháp gì, chỉ nhận thức bất khả lạc pháp, không phải khả lạc pháp, chỉ nhận thức bất khả hỷ pháp, không phải khả hỷ pháp, chỉ nhận thức bất khả ý pháp, không phải khả ý pháp. 

3) Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

-- Bạch Thế Tôn, thật lớn thay, nhiệt não ấy! Bạch Thế Tôn, thật khéo to lớn thay, nhiệt não ấy! Bạch Thế Tôn, không biết có nhiệt não nào khác nữa, còn lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy? 

-- Này Tỷ-kheo, có nhiệt não khác còn đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy. 

-- Bạch Thế Tôn, nhiệt não khác ấy như thế nào, còn lớn hơn, và đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy? 

4-6) ... (như đoạn số 4,5,6 của kinh trước, có một thay đổi trong kinh trước, có nói: "Họ rơi vào vực thẳm sanh, vực thẳm già, vực thẳm chết, vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não". Còn kinh này nói: " Họ bị đốt cháy trong nhiệt não sanh... già... chết... sầu, bi, khổ, ưu, não " với những thay đổi cần thiết khác). 

44. IV. Nhà Có Nóc Nhọn (S.v,452) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Khổ tập... Thánh đế về Khổ diệt... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra. 

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không xây dựng tầng dưới của ngôi nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà", sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra. 

4) Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi xây dựng tầng dưới của căn nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà"; sự kiện này có xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ đoạn tận khổ đau"; sự kiện này có xảy ra. 

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

45. V. Chiggala (1) (Lỗ khóa hay sợi lông) (S.v,453) 

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, Ðại Lâm, tại Trùng các giảng đường. 

2) Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Vesàli để khất thực. 

3) Tôn giả Ananda thấy một số đông thiếu niên người Licchavi trong hội trường tập bắn cung, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. 

4) Thấy vậy, Tôn giả suy nghĩ: "Thật có tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Thật khéo tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Vì rằng, từ xa họ bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên kia, không sai trượt lần nào". 

5) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi khất thực ở Vesàli xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

6) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Vesàli để khất thực. Bạch Thế Tôn, con thấy rất nhiều thiếu niên Licchavi trong hội trường tập bắn cung, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào. Thấy vậy con nghĩ như sau: "Thật có tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Thật khéo tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Vì rằng từ xa họ bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này nối tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào". 

7) -- Ông nghĩ thế nào, này Ananda, cái gì khó làm hơn hay cái gì khó đạt đến (abhisambhava), từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào, hay bắn xuyên đầu một sợi lông được chia nhỏ một trăm lần? 

-- Việc này khó làm hơn, bạch Thế Tôn, khó đạt đến hơn, tức là bắn xuyên đầu một sợi lông được chia nhỏ một trăm lần. 

8) -- Cũng vậy, này Ananda, chúng đâm xuyên ngang qua một cái gì khó đâm xuyên hơn là những ai như thật đâm xuyên qua: "Ðây là Khổ"... như thật đâm xuyên qua: "Ðây là Con Ðường đưa đến sự Khổ diệt". 

9) Do vậy, này Ananda, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

46. VI. Hắc Ám (S.v,454) 

1) ... 

2) -- Có một hắc ám giữa các thế giới không có trần che, tạo ra tối tăm, tạo ra hắc ám; ở đấy ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy cũng không hiện ra. 

3) Ðược nghe nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

-- Thật là to lớn, bạch Thế Tôn, tối tăm ấy! Thật là to lớn, bạch Thế Tôn, tối tăm ấy! Bạch Thế Tôn, có một tối tăm nào khác, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy? 

-- Này Tỷ-kheo, có một tối tăm khác, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy. 

-- Bạch Thế Tôn, sự tối tăm khác ấy là gì, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy? 

4-6) ... (như đoạn số 4, số 5, số 6 kinh 42 có một thay đổi. Trong kinh trước có nói: "Họ rơi vào vực thẳm sanh, vực thẳm già, vực thẳm chết, vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Còn kinh này thời nói: " Họ rơi vào tối tăm sanh, tối tăm già, tối tăm chết, tối tăm sầu, bi, khổ, ưu, não "). 

47. VII. Lỗ Khóa (2) (S.v,455) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không? 

-- Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài. 

4) -- Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao? 

5) Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỷ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao? 

6) Vì không thấy được bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

48. VIII. Lỗ Khóa (3) (S.v,456) 

1) ... 

2)-- Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất lớn này chỉ toàn một bãi nước và một người đến ném xuống đấy một khúc cây có một lỗ hổng. Rồi gió phương Ðông thổi nó trôi về phương Tây; gió phương Tây thổi nó trôi về phương Ðông; gió phương Bắc thổi nó trôi về phương Nam; gió phương Nam thổi nó trôi về phương Bắc. Tại đấy, một con rùa mù cứ mỗi trăm năm nổi lên một lần. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng không? 

-- Thật khó được vậy, bạch Thế Tôn, con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng ấy! 

4) -- Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là được làm người! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Pháp và Luật này do Thế Tôn thuyết giảng chiếu sáng trên đời. 

5) Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, các Ông đã được làm người, và Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Và Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng chói sáng ở đời. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm... (xem đoạn số 7, kinh trước). 

49. IX. Núi Sineru (1) (Tu Di) (S.v,457) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên núi Sineru, vua các loài núi, các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được đặt như vậy hay núi chúa Sineru? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là vua núi Sineru. Rất ít là các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được đặt như vậy, chúng không có thể ước tính được, chúng không có thể so sánh được, chúng không có thể thành một phần nhỏ được, khi đem đặt các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu so sánh với núi chúa Sineru. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng ngộ, cái này là nhiều hơn, tức là sự khổ đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn này. Rất ít là khổ còn tồn tại, không có thể ước tính, không có thể so sánh, không có thể thành một phần nhỏ, nếu so sánh với khổ trước đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn. Tức là trong thời gian tối đa là bảy lần đối với người đã rõ biết: "Ðây là Khổ"... đã rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

50. X. Núi Sineru (2) (Tu Di) (S.v,458) 

1) ... 

2) ... Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Sineru đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại các viên sạn, lớn bằng bảy hạt đậu. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, núi chúa Sineru ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu mòn hay các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu còn tồn tại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Sineru đi đến đoạn tận, đi đến tiêu mòn. Và ít hơn là các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được còn lại, không thể đem ước tính, không thể đem so sánh và không thể bằng một phần nhỏ, nếu so sánh các viên sạn lớn, bằng bảy hạt đậu còn lại với núi chúa Sineru đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu mòn. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng ngộ, cái này là nhiều hơn, tức là sự khổ đã được đoạn tận, được tiêu mòn này; và rất ít là khổ còn tồn tại, không có thể ước tính, không có thể so sánh, không có thể thành một phần nhỏ, nếu so sánh với khổ trước đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn, tức là trong thời gian tối đa là bảy lần đối với người đã rõ biết: "Ðây là Khổ"... đã rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trước) ... 

  

VI. Phẩm Chứng Ðạt

51. I. Ðầu Móng tay (S.v,459) 

1) ... 

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: 

-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy ở đầu móng tay, hay quả đất lớn này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy ở đầu móng tay. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy lên đầu móng tay. 

3-4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng đạt, cái này là nhiều hơn... (xem đoạn số 4, số 5 kinh 49) ... 

52. II. Ao Hồ (S.v,460) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có một hồ nước bề dài năm mươi do tuần, bề rộng năm mươi do tuần, bề sâu năm mươi do tuần, đầy nước tràn trên bờ để con quạ có thể uống được. Từ nơi hồ nước ấy, có người lấy lên một ít nước trên đầu ngọn cỏ kusa. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít nước lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa, hay là nước trong hồ nước? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong hồ nước. Còn ít hơn là nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa. Chúng không có thể ước tính, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở hồ nước với nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa. 

4-5) ... (như kinh trên 49, đoạn số 4,5) ... 

53. III. Hợp Dòng (Sambhejja) (1) (S.v,460) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii. Từ đấy, một người lấy lên hai hay ba giọt nước. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước ở chỗ hợp dòng? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước ở chỗ hợp dòng. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở chỗ hợp dòng với hai hay ba giọt nước lấy lên. 

4-5) ... Cũng vậy... (xem đoạn số 4-5, kinh 49) 

54. IV. Hợp Dòng (2) (S.v,461) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii, nước sông ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn bạch Thế Tôn, tức là nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

55. V. Quả Ðất (1) (S.v,462) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên quả đất lớn các cục đất lớn bằng bảy hạt táo (sattakolatthimattiyo). 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy, hay là quả đất này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất này, còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể bằng một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn này với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo được đặt lên như vậy. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

66. VI. Quả Ðất (2) (S.v,462) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại những cục đất lớn bằng bảy hạt táo. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều, quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn đã đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

57. VII. Biển (1) (S.v,463) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy lên hai hay ba giọt nước từ biển lớn. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước trong biển lớn? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển lớn với hai hay ba giọt nước được lấy lên. 

4-5) ... (như số 4,5, kinh 49) ... 

58. VIII. Biển (2) (S.v,463) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

4-5) ... (xem đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

59. IX. Ví Dụ Với Núi (1) (S.v,464) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người đặt trên núi chúa Tuyết Sơn các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy, hay là núi chúa Tuyết Sơn? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn. Còn ít hơn là những hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn với các viên sạn lớn bằng bảy hột cải. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) 

60. X. Ví Dụ Với Núi (2) (S.v,464) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

  

VII. Phẩm Bánh Xe Lược Thuyết

61. I. Người Khác (S.v,465) 

1) ... 

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: 

3) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy lên trên đầu móng tay, hay là quả đất lớn này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy lên trên đầu móng tay. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là những chúng sanh được tái sanh làm người. Còn nhiều hơn là những chúng sanh bị tái sanh ra khỏi loài Người. Vì sao? 

5) Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

62. II. Biên Ðịa (S.v,466) 

1) ... 

2-3) ... (giống như 2-3 của kinh trước).. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh được tái sanh vào các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn là các chúng sanh được tái sanh vào các biên địa, giữa những man di (mìlakkha Sk. mleccha) vô ý thức. Vì sao? 

5-6) ... (như đoạn số 5-6, kinh trên) ... 

63. III. Trí Tuệ (S.v,467) 

1) ... 

2-3) ... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh thành tựu tuệ nhãn của bậc Thánh. Và nhiều hơn là các chúng sanh đi đến vô minh, si ám. Vì sao? 

5-6) ... (như đoạn số 5-6, kinh trên) ... 

64. IV. Rượu (S.v, 467) 

1) ... 

2-3) ... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Vì sao? 

5-6) ... (như đoạn số 5-6, kinh trên) ... 

65. V. Sanh Ở Nước (S.v,467) 

1) ... 

2-3) ... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh được sanh trên đất liền (thalàjà). Và nhiều hơn là các chúng sanh được sanh ra trong nước. Vì sao? 

5-6) ... (giống như đoạn số 5-6, các kinh trên) ... 

66. VI. Hiếu Kính Mẹ (S,v,467) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ. 

... 

67. VII. Hiếu Kính Cha (S,v,467) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với cha. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với cha. 

... 

68. VIII. Kính Trọng Sa Môn (S,v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các hàng Sa-môn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các hàng Sa-môn. 

... 

69. IX. Kính Trọng Bà La Môn (S,v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các hàng Bà-la-môn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các hàng Bà-la-môn. 

... 

70. X. Kính Trọng Các Bậc Lớn Tuổi (S,v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các bậc lớn tuổi trong gia tộc. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các bậc lớn tuổi trong gia tộc. 

  

VIII. Phẩm Ít Người Từ Bỏ

71. I. Sanh Loại (S.v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ sát sanh. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ sát sanh. Vì sao? 

... 

72. II. Lấy Của Không Cho(S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ lấy của không cho. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ lấy của không cho. Vì sao? 

... 

73. III. Trong Các Dục Vọng (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ tà hạnh trong các dục. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ tà hạnh trong các dục. Vì sao? 

... 

74. IV. Nói Láo (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói láo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói láo. Vì sao? 

... 

75. V. Nói Ly Gián (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời ly gián. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời ly gián. Vì sao? 

... 

76. VI. Nói Lời Thô Ác (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời thô ác. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời thô ác. Vì sao? 

... 

77. VII. Nói Lži Phù Phiếm (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời phù phiếm. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời phù phiếm. Vì sao? 

... 

78. VIII. Hột Giống (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ làm hại các hột giống và các loại cây cỏ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ làm hại các hột giống và các cây cỏ. Vì sao? 

...  

79. IX. Phi Thời (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ ăn phi thời. Còn nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ ăn phi thời. Vì sao? 

... 

80. X. Hương Liệu (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các đồ trang sức để mang, để đeo. Còn nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các đồ trang sức để mang, để đeo. Vì sao? 

... 

  

IX. Phẩm Lúa Gạo Sống Rộng Thuyết

81.I. Múa (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch. 

... 

82. II. Giường Nằm (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các giường cao, các giường lớn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các giường cao, các giường lớn. 

... 

83. III. Bạc (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận vàng và bạc. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận vàng và bạc. 

... 

84. IV. Lúa Gạo (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận các lúa gạo sống. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các lúa gạo sống. 

... 

85.V. Thịt (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận các thịt sống. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các thịt sống. 

... 

86. VI. Con Gái (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận đàn bà, con gái. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận đàn bà, con gái. 

... 

87. VII. Nữ Tỳ (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận lấy các nô tỳ nữ, nô tỳ nam. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các nô tỳ nữ, nô tỳ nam. 

... 

88. VIII. Dê, Dê Rừng (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận dê và dê rừng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận dê và dê rừng. 

... 

89. IX. Gà, Heo (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận gà, heo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận gà và heo. 

... 

90. X. Voi (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái. 

... 

  

X. Phẩm Chúng Sanh Nhiều Hơn

91. I. Ruộng (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận lấy ruộng đất. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận lấy ruộng đất. 

... 

92. II. Mua Bán (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ mua bán. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ mua bán. 

... 

93. III. Ðưa Tin Tức (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ không phái người môi giới hay tự mình làm môi giới. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ phái người làm môi giới, hay tự mình làm môi giới. 

... 

94. IV. Cân Lường (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường. 

... 

95. V. Hối Lộ (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ hối lộ, gian trá, lừa đảo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ hối lộ, gian trá, lừa đảo. 

... 

96-101. VI-XI. Sát Hại, Trộm Cắp, Cướp Phá (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? 

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

  

XI. Phẩm Năm Sanh Thú

102. I. Năm Sanh Thú (S.v,474) 

1) ... 

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: 

3) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất. Và ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay, không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong địa ngục. 

... 

103) II. Năm Sanh Thú (S.v,474) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong loài bàng sanh. 

... 

104. III. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ. 

... 

105-107. IV-VI. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào địa ngục... phải tái sanh vào loài bàng sanh... phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ. 

... 

108-110. VIII-X. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, được tái sanh giữa chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, phải tái sanh trong địa ngục... phải tái sanh trong loài bàng sanh... phải tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

111-113. XI-XIII. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, phải tái sanh trong địa ngục... phải tái sanh trong loài bàng sanh... phải tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

114-116. XIV-XVI. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. 

... 

117-119. XVII-XIX. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. 

... 

120-122. XX-XXII. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4)-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ các loài bàng sanh, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ các loài bàng sanh, bị tái sanh trong cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

123-125. XXIII-XXV. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4)-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh, được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh, bị tái sanh trong cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

126-128. XXVI-XXVIII. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. 

... 

129. XXIX. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở địa ngục. 

... 

130. XXX. Năm Sanh Thú (S.v,477) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở loài bàng sanh. 

... 

131. XXXI. Năm Sanh Thú (S.v,477) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? 

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập". Một cố gắng cần phải làm rõ biết: "Ðây là khổ diệt". Một cố gắng phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt" 

 

-- Hết --
 -ooOoo-
Chương trước 
 
Mục Lục các Tập (Thiên):
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Giới thiệu

[Mục Lục Tương Ưng] [Trở về trang Thư Mục]
 
Source = BuddhaSasana
Revised: 30-11-2000
  tu5-56b
Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page]                 

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập V - Thiên Ðại Phẩm


 
[56] Chương XII

Tương Ưng Sự Thật (b)

-ooOoo-

 

V. Phẩm Vực Thẳm

41.I. Tư Duy (S.v,446) 

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. 

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: 

-- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, một người đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: "Ta sẽ suy tư về thế giới", và người ấy đi đến hồ sen sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgadhà và suy tư về thế giới. 

3) Này các Tỷ-kheo, người ấy trên bờ hồ sumàgadhà thấy một đoàn quân với bốn loại binh chủng (voi, ngựa, xe, bộ binh) đi vào trong một củ sen; thấy vậy, người ấy nghĩ: "Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời". 

4) Rồi người ấy, này Tỷ-kheo, đi vào trong thành và nói với một quần chúng lớn: 

"-- Này Quí vị, có lẽ ta phát cuồng; này Quí vị, có lẽ ta điên loạn. Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!" 

"-- Như thế nào, này Bạn, Bạn phát cuồng? Như thế nào, Bạn điên loạn? Bạn đã thấy gì không thể có ở đời?" 

5) "-- Thưa Quí vị, tôi đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: 'Tôi sẽ suy tư về thế giới'. Tôi đi đến hồ sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgudhà, suy tư về thế giới. Thưa Quí vị, tôi thấy trên bờ hồ sumàgudhà một đoàn quân với bốn loại binh chủng đi vào trong một củ sen. Thấy vậy, thưa quí vị, tôi nghĩ: 'Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!'" 

"-- Thật vậy, này Bạn, Bạn đã phát cuồng. Thật vậy, Bạn bị điên loạn, Bạn đã thấy một điều không thể có ở đời!" 

6) Này các Tỷ-kheo, điều mà người ấy đã thấy là có thật, không phải không thật. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Asuura giàn trận để khai chiến. Và này các Tỷ-kheo, trong trận chiến ấy, chư Thiên thắng trận, các Asuura bại trận. Các Asuura bại trận, này các Tỷ-kheo, hoảng hốt đi vào thành Asuura ngang qua củ sen vì quá sợ hãi chư Thiên. 

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có suy tư về thế giới: "Thế giới là thường còn", hay: "Thế giới là vô thường", hay: "Thế giới là hữu biên", hay: "Thế giới là vô biên", hay: "Mạng sống và thân thể là một", hay: "Mạng sống và thân thể là khác", hay: "Như Lai có tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết", hay: "Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết". Vì sao? 

8) Các điều suy tư ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 

9) Nếu có suy tư, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy suy tư: "Ðây là Khổ"... "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Vì sao? 

10) Các suy tư như vậy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, các suy tư ấy làm căn bản cho Phạm hạnh, các suy tư ấy đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 

11) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

42.II. Vực Thẳm (S.v,448) 

1) Một thời, Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gìjjhakuuta (Linh Thứu). 

2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

-- Này các Tỷ-kheo, chúng ta hãy đi đến Patibhànakuuta để nghỉ trưa. 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 

3) Rồi Thế Tôn cùng số đông Tỷ-kheo đi đến Patibhànakàta. Một Tỷ-kheo thấy một vực thẳm ở Patibhànakuuta, thấy vậy, liền bạch Thế Tôn: 

-- Bạch Thế Tôn, thật là lớn, vực thẳm này! Bạch Thế Tôn, thật là đáng sợ hãi, vực thẳm này! Bạch Thế Tôn, không biết có vực thẳm nào khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này? 

-- Này các Tỷ-kheo, có vực thẳm khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này. 

-- Bạch Thế Tôn, thế nào là vực thẳm khác, lớn hơn và đáng sợ hãi hơn vực thẳm này? 

4) -- Này Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"... không như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh, họ hoan hỷ với các hành đưa đến già, họ hoan hỷ với các hành đưa đến chết, họ hoan hỷ với các hành đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ tạo dựng các hành đưa đến sanh, họ tạo dựng các hành đưa đến già... đưa đến chết,... do họ tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, nên họ rơi vào vực thẳm sanh, họ rơi vào vực thẳm già, họ rơi vào vực thẳm chết, họ rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ không liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ không liễu thoát khỏi đau khổ. 

5) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật rõ biết: "Ðây là Khổ"... như thật rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt", họ không hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Vì họ không hoan hỷ với các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ không tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Do họ không tạo dựng các hành đưa đến sanh... đưa đến già... đưa đến chết... đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não, họ không rơi vào vực thẳm sanh; họ không rơi vào vực thẳm già; họ không rơi vào vực thẳm chết; họ không rơi vào vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Họ liễu thoát khỏi sanh, khỏi già, khỏi chết, khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, họ liễu thoát khỏi đau khổ. 

6) Do vậy, này Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

43.III. Nhiệt Não (S.v,450) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, có một địa ngục tên là Ðại nhiệt não, tại đấy con mắt thấy sắc gì, chỉ thấy bất khả lạc sắc, không phải khả lạc sắc, chỉ thấy bất khả hỷ sắc, không phải khả hỷ sắc, chỉ thấy bất khả ý sắc, không phải khả ý sắc. Tai có nghe tiếng gì... mũi có ngửi hương gì... lưỡi có nếm vị gì... thân có cảm xúc gì... ý có nhận thức pháp gì, chỉ nhận thức bất khả lạc pháp, không phải khả lạc pháp, chỉ nhận thức bất khả hỷ pháp, không phải khả hỷ pháp, chỉ nhận thức bất khả ý pháp, không phải khả ý pháp. 

3) Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

-- Bạch Thế Tôn, thật lớn thay, nhiệt não ấy! Bạch Thế Tôn, thật khéo to lớn thay, nhiệt não ấy! Bạch Thế Tôn, không biết có nhiệt não nào khác nữa, còn lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy? 

-- Này Tỷ-kheo, có nhiệt não khác còn đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy. 

-- Bạch Thế Tôn, nhiệt não khác ấy như thế nào, còn lớn hơn, và đáng sợ hãi hơn nhiệt não ấy? 

4-6) ... (như đoạn số 4,5,6 của kinh trước, có một thay đổi trong kinh trước, có nói: "Họ rơi vào vực thẳm sanh, vực thẳm già, vực thẳm chết, vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não". Còn kinh này nói: " Họ bị đốt cháy trong nhiệt não sanh... già... chết... sầu, bi, khổ, ưu, não " với những thay đổi cần thiết khác). 

44. IV. Nhà Có Nóc Nhọn (S.v,452) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Khổ tập... Thánh đế về Khổ diệt... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra. 

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không xây dựng tầng dưới của ngôi nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà", sự kiện này không xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Không có như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ chơn chánh đoạn tận khổ đau"; sự kiện này không xảy ra. 

4) Ví như, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi xây dựng tầng dưới của căn nhà có nóc nhọn, tôi sẽ xây dựng tầng trên của ngôi nhà"; sự kiện này có xảy ra. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Sau khi như thật giác ngộ Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, ta sẽ đoạn tận khổ đau"; sự kiện này có xảy ra. 

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

45. V. Chiggala (1) (Lỗ khóa hay sợi lông) (S.v,453) 

1) Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, Ðại Lâm, tại Trùng các giảng đường. 

2) Rồi Tôn giả Ananda, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Vesàli để khất thực. 

3) Tôn giả Ananda thấy một số đông thiếu niên người Licchavi trong hội trường tập bắn cung, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không ai trượt lần nào. 

4) Thấy vậy, Tôn giả suy nghĩ: "Thật có tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Thật khéo tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Vì rằng, từ xa họ bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên kia, không sai trượt lần nào". 

5) Rồi Tôn giả Ananda, sau khi khất thực ở Vesàli xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

6) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Vesàli để khất thực. Bạch Thế Tôn, con thấy rất nhiều thiếu niên Licchavi trong hội trường tập bắn cung, từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào. Thấy vậy con nghĩ như sau: "Thật có tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Thật khéo tập luyện, các thiếu niên Licchavi này! Vì rằng từ xa họ bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này nối tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào". 

7) -- Ông nghĩ thế nào, này Ananda, cái gì khó làm hơn hay cái gì khó đạt đến (abhisambhava), từ xa bắn xuyên qua lỗ khóa nhỏ, từ lông đuôi mũi tên này tiếp lông đuôi mũi tên khác, không sai trượt lần nào, hay bắn xuyên đầu một sợi lông được chia nhỏ một trăm lần? 

-- Việc này khó làm hơn, bạch Thế Tôn, khó đạt đến hơn, tức là bắn xuyên đầu một sợi lông được chia nhỏ một trăm lần. 

8) -- Cũng vậy, này Ananda, chúng đâm xuyên ngang qua một cái gì khó đâm xuyên hơn là những ai như thật đâm xuyên qua: "Ðây là Khổ"... như thật đâm xuyên qua: "Ðây là Con Ðường đưa đến sự Khổ diệt". 

9) Do vậy, này Ananda, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

46. VI. Hắc Ám (S.v,454) 

1) ... 

2) -- Có một hắc ám giữa các thế giới không có trần che, tạo ra tối tăm, tạo ra hắc ám; ở đấy ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, những vật có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy cũng không hiện ra. 

3) Ðược nghe nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: 

-- Thật là to lớn, bạch Thế Tôn, tối tăm ấy! Thật là to lớn, bạch Thế Tôn, tối tăm ấy! Bạch Thế Tôn, có một tối tăm nào khác, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy? 

-- Này Tỷ-kheo, có một tối tăm khác, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy. 

-- Bạch Thế Tôn, sự tối tăm khác ấy là gì, còn to lớn hơn, còn đáng sợ hãi hơn tối tăm ấy? 

4-6) ... (như đoạn số 4, số 5, số 6 kinh 42 có một thay đổi. Trong kinh trước có nói: "Họ rơi vào vực thẳm sanh, vực thẳm già, vực thẳm chết, vực thẳm sầu, bi, khổ, ưu, não. Còn kinh này thời nói: " Họ rơi vào tối tăm sanh, tối tăm già, tối tăm chết, tối tăm sầu, bi, khổ, ưu, não "). 

47. VII. Lỗ Khóa (2) (S.v,455) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người quăng một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đấy có con rùa mù, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng hay không? 

-- Năm khi mười họa may ra có thể được, bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài. 

4) -- Ta tuyên bố rằng còn mau hơn, này các Tỷ-kheo, là con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy; còn hơn kẻ ngu, khi một lần đã rơi vào đọa xứ để được làm người trở lại. Vì sao? 

5) Vì rằng ở đấy không có pháp hành, chánh hành, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đấy, này các Tỷ-kheo, chỉ có ăn thịt lẫn nhau, và chỉ có người yếu bị ăn thịt. Vì sao? 

6) Vì không thấy được bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

48. VIII. Lỗ Khóa (3) (S.v,456) 

1) ... 

2)-- Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất lớn này chỉ toàn một bãi nước và một người đến ném xuống đấy một khúc cây có một lỗ hổng. Rồi gió phương Ðông thổi nó trôi về phương Tây; gió phương Tây thổi nó trôi về phương Ðông; gió phương Bắc thổi nó trôi về phương Nam; gió phương Nam thổi nó trôi về phương Bắc. Tại đấy, một con rùa mù cứ mỗi trăm năm nổi lên một lần. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, con rùa mù ấy sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng không? 

-- Thật khó được vậy, bạch Thế Tôn, con rùa mù ấy, sau mỗi trăm năm nổi lên một lần, có thể chui cổ vào trong khúc cây có một lỗ hổng ấy! 

4) -- Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là được làm người! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Thật khó được vậy, này các Tỷ-kheo, là Pháp và Luật này do Thế Tôn thuyết giảng chiếu sáng trên đời. 

5) Nhưng nay, này các Tỷ-kheo, các Ông đã được làm người, và Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác. Và Pháp và Luật được Như Lai thuyết giảng chói sáng ở đời. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm... (xem đoạn số 7, kinh trước). 

49. IX. Núi Sineru (1) (Tu Di) (S.v,457) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên núi Sineru, vua các loài núi, các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được đặt như vậy hay núi chúa Sineru? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là vua núi Sineru. Rất ít là các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được đặt như vậy, chúng không có thể ước tính được, chúng không có thể so sánh được, chúng không có thể thành một phần nhỏ được, khi đem đặt các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu so sánh với núi chúa Sineru. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng ngộ, cái này là nhiều hơn, tức là sự khổ đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn này. Rất ít là khổ còn tồn tại, không có thể ước tính, không có thể so sánh, không có thể thành một phần nhỏ, nếu so sánh với khổ trước đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn. Tức là trong thời gian tối đa là bảy lần đối với người đã rõ biết: "Ðây là Khổ"... đã rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

50. X. Núi Sineru (2) (Tu Di) (S.v,458) 

1) ... 

2) ... Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Sineru đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại các viên sạn, lớn bằng bảy hạt đậu. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, núi chúa Sineru ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu mòn hay các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu còn tồn tại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Sineru đi đến đoạn tận, đi đến tiêu mòn. Và ít hơn là các viên sạn lớn bằng bảy hạt đậu được còn lại, không thể đem ước tính, không thể đem so sánh và không thể bằng một phần nhỏ, nếu so sánh các viên sạn lớn, bằng bảy hạt đậu còn lại với núi chúa Sineru đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu mòn. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng ngộ, cái này là nhiều hơn, tức là sự khổ đã được đoạn tận, được tiêu mòn này; và rất ít là khổ còn tồn tại, không có thể ước tính, không có thể so sánh, không có thể thành một phần nhỏ, nếu so sánh với khổ trước đã được đoạn tận, đã được tiêu mòn, tức là trong thời gian tối đa là bảy lần đối với người đã rõ biết: "Ðây là Khổ"... đã rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo... (như đoạn số 5, kinh trước) ... 

  

VI. Phẩm Chứng Ðạt

51. I. Ðầu Móng tay (S.v,459) 

1) ... 

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: 

-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy ở đầu móng tay, hay quả đất lớn này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy ở đầu móng tay. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy lên đầu móng tay. 

3-4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với vị Thánh đệ tử thành tựu chánh kiến, với người đã chứng đạt, cái này là nhiều hơn... (xem đoạn số 4, số 5 kinh 49) ... 

52. II. Ao Hồ (S.v,460) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có một hồ nước bề dài năm mươi do tuần, bề rộng năm mươi do tuần, bề sâu năm mươi do tuần, đầy nước tràn trên bờ để con quạ có thể uống được. Từ nơi hồ nước ấy, có người lấy lên một ít nước trên đầu ngọn cỏ kusa. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, một ít nước lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa, hay là nước trong hồ nước? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong hồ nước. Còn ít hơn là nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa. Chúng không có thể ước tính, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở hồ nước với nước được lấy lên trên đầu ngọn cỏ kusa. 

4-5) ... (như kinh trên 49, đoạn số 4,5) ... 

53. III. Hợp Dòng (Sambhejja) (1) (S.v,460) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamuna, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii. Từ đấy, một người lấy lên hai hay ba giọt nước. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước ở chỗ hợp dòng? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước ở chỗ hợp dòng. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước ở chỗ hợp dòng với hai hay ba giọt nước lấy lên. 

4-5) ... Cũng vậy... (xem đoạn số 4-5, kinh 49) 

54. IV. Hợp Dòng (2) (S.v,461) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, tại chỗ mà các con sông lớn này nhập vào nhau, cùng chảy với nhau, tức là sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatii, sông Sarabhuu, sông Mahii, nước sông ấy đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn bạch Thế Tôn, tức là nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước chỗ hợp dòng đã đi đến đoạn tận, đã đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

55. V. Quả Ðất (1) (S.v,462) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người đặt trên quả đất lớn các cục đất lớn bằng bảy hạt táo (sattakolatthimattiyo). 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy, hay là quả đất này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất này, còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo đã được đặt lên như vậy. Chúng không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể bằng một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn này với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo được đặt lên như vậy. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

66. VI. Quả Ðất (2) (S.v,462) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, quả đất đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, chỉ còn lại những cục đất lớn bằng bảy hạt táo. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều, quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn đã đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt với các cục đất lớn bằng bảy hạt táo còn sót lại. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

57. VII. Biển (1) (S.v,463) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một người lấy lên hai hay ba giọt nước từ biển lớn. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, hai hay ba giọt nước được lấy lên, hay là nước trong biển lớn? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước được lấy lên. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển lớn với hai hay ba giọt nước được lấy lên. 

4-5) ... (như số 4,5, kinh 49) ... 

58. VIII. Biển (2) (S.v,463) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái gì là nhiều hơn, nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là hai hay ba giọt nước còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là nước trong biển lớn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là hai hay ba giọt nước còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh nước trong biển đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hai hay ba giọt nước còn sót lại. 

4-5) ... (xem đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

59. IX. Ví Dụ Với Núi (1) (S.v,464) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người đặt trên núi chúa Tuyết Sơn các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy, hay là núi chúa Tuyết Sơn? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn. Còn ít hơn là những hòn sạn lớn bằng bảy hột cải được đặt lên như vậy. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn với các viên sạn lớn bằng bảy hột cải. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) 

60. X. Ví Dụ Với Núi (2) (S.v,464) 

1) ... 

2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, trừ các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải. 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, hay là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt. Còn ít hơn là các hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh núi chúa Tuyết Sơn đi đến đoạn tận, đi đến tiêu diệt, với hòn sạn lớn bằng bảy hột cải còn sót lại. 

4-5) ... (như đoạn số 4,5, kinh 49) ... 

  

VII. Phẩm Bánh Xe Lược Thuyết

61. I. Người Khác (S.v,465) 

1) ... 

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: 

3) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy lên trên đầu móng tay, hay là quả đất lớn này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất lớn này. Còn ít hơn là một ít đất Thế Tôn lấy lên trên đầu móng tay. Chúng không có thể ước tính được, không có thể so sánh được, không có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất được Thế Tôn lấy lên trên đầu ngón tay. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là những chúng sanh được tái sanh làm người. Còn nhiều hơn là những chúng sanh bị tái sanh ra khỏi loài Người. Vì sao? 

5) Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

62. II. Biên Ðịa (S.v,466) 

1) ... 

2-3) ... (giống như 2-3 của kinh trước).. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh được tái sanh vào các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn là các chúng sanh được tái sanh vào các biên địa, giữa những man di (mìlakkha Sk. mleccha) vô ý thức. Vì sao? 

5-6) ... (như đoạn số 5-6, kinh trên) ... 

63. III. Trí Tuệ (S.v,467) 

1) ... 

2-3) ... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh thành tựu tuệ nhãn của bậc Thánh. Và nhiều hơn là các chúng sanh đi đến vô minh, si ám. Vì sao? 

5-6) ... (như đoạn số 5-6, kinh trên) ... 

64. IV. Rượu (S.v, 467) 

1) ... 

2-3) ... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Vì sao? 

5-6) ... (như đoạn số 5-6, kinh trên) ... 

65. V. Sanh Ở Nước (S.v,467) 

1) ... 

2-3) ... (giống như đoạn số 2-3, kinh trên) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh được sanh trên đất liền (thalàjà). Và nhiều hơn là các chúng sanh được sanh ra trong nước. Vì sao? 

5-6) ... (giống như đoạn số 5-6, các kinh trên) ... 

66. VI. Hiếu Kính Mẹ (S,v,467) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với mẹ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với mẹ. 

... 

67. VII. Hiếu Kính Cha (S,v,467) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh có hiếu kính với cha. Và nhiều hơn là các chúng sanh không hiếu kính với cha. 

... 

68. VIII. Kính Trọng Sa Môn (S,v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các hàng Sa-môn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các hàng Sa-môn. 

... 

69. IX. Kính Trọng Bà La Môn (S,v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các hàng Bà-la-môn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các hàng Bà-la-môn. 

... 

70. X. Kính Trọng Các Bậc Lớn Tuổi (S,v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh kính trọng các bậc lớn tuổi trong gia tộc. Và nhiều hơn là các chúng sanh không kính trọng các bậc lớn tuổi trong gia tộc. 

  

VIII. Phẩm Ít Người Từ Bỏ

71. I. Sanh Loại (S.v,468) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ sát sanh. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ sát sanh. Vì sao? 

... 

72. II. Lấy Của Không Cho(S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ lấy của không cho. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ lấy của không cho. Vì sao? 

... 

73. III. Trong Các Dục Vọng (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ tà hạnh trong các dục. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ tà hạnh trong các dục. Vì sao? 

... 

74. IV. Nói Láo (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói láo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói láo. Vì sao? 

... 

75. V. Nói Ly Gián (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời ly gián. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời ly gián. Vì sao? 

... 

76. VI. Nói Lời Thô Ác (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời thô ác. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời thô ác. Vì sao? 

... 

77. VII. Nói Lži Phù Phiếm (S.v,469) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nói lời phù phiếm. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nói lời phù phiếm. Vì sao? 

... 

78. VIII. Hột Giống (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ làm hại các hột giống và các loại cây cỏ. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ làm hại các hột giống và các cây cỏ. Vì sao? 

...  

79. IX. Phi Thời (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ ăn phi thời. Còn nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ ăn phi thời. Vì sao? 

... 

80. X. Hương Liệu (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các đồ trang sức để mang, để đeo. Còn nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các đồ trang sức để mang, để đeo. Vì sao? 

... 

  

IX. Phẩm Lúa Gạo Sống Rộng Thuyết

81.I. Múa (S.v,470) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch. 

... 

82. II. Giường Nằm (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các giường cao, các giường lớn. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các giường cao, các giường lớn. 

... 

83. III. Bạc (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận vàng và bạc. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận vàng và bạc. 

... 

84. IV. Lúa Gạo (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận các lúa gạo sống. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các lúa gạo sống. 

... 

85.V. Thịt (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận các thịt sống. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các thịt sống. 

... 

86. VI. Con Gái (S.v,471) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận đàn bà, con gái. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận đàn bà, con gái. 

... 

87. VII. Nữ Tỳ (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận lấy các nô tỳ nữ, nô tỳ nam. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận các nô tỳ nữ, nô tỳ nam. 

... 

88. VIII. Dê, Dê Rừng (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận dê và dê rừng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận dê và dê rừng. 

... 

89. IX. Gà, Heo (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận gà, heo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận gà và heo. 

... 

90. X. Voi (S.v,472) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận voi, bò, ngựa, ngựa cái. 

... 

  

X. Phẩm Chúng Sanh Nhiều Hơn

91. I. Ruộng (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ nhận lấy ruộng đất. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ nhận lấy ruộng đất. 

... 

92. II. Mua Bán (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ mua bán. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ mua bán. 

... 

93. III. Ðưa Tin Tức (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ không phái người môi giới hay tự mình làm môi giới. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ phái người làm môi giới, hay tự mình làm môi giới. 

... 

94. IV. Cân Lường (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc, đo lường. 

... 

95. V. Hối Lộ (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ hối lộ, gian trá, lừa đảo. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ hối lộ, gian trá, lừa đảo. 

... 

96-101. VI-XI. Sát Hại, Trộm Cắp, Cướp Phá (S.v,473) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Và nhiều hơn là các chúng sanh không từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? 

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". 

  

XI. Phẩm Năm Sanh Thú

102. I. Năm Sanh Thú (S.v,474) 

1) ... 

2) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỷ-kheo: 

3) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy trên đầu móng tay, hay quả đất lớn này? 

-- Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là quả đất. Và ít hơn là một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay, không thể ước tính được, không thể so sánh được, không thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn với một ít đất mà Thế Tôn lấy trên đầu móng tay. 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong địa ngục. 

... 

103) II. Năm Sanh Thú (S.v,474) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh trong loài bàng sanh. 

... 

104. III. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ. 

... 

105-107. IV-VI. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào địa ngục... phải tái sanh vào loài bàng sanh... phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ. 

... 

108-110. VIII-X. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, được tái sanh giữa chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, phải tái sanh trong địa ngục... phải tái sanh trong loài bàng sanh... phải tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

111-113. XI-XIII. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân chư Thiên, phải tái sanh trong địa ngục... phải tái sanh trong loài bàng sanh... phải tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

114-116. XIV-XVI. Năm Sanh Thú (S.v,475) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. 

... 

117-119. XVII-XIX. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi địa ngục, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. 

... 

120-122. XX-XXII. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4)-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ các loài bàng sanh, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ các loài bàng sanh, bị tái sanh trong cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

123-125. XXIII-XXV. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4)-- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh, được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh, bị tái sanh trong cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh trong cõi ngạ quỷ. 

... 

126-128. XXVI-XXVIII. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở cõi địa ngục... bị tái sanh trong loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. 

... 

129. XXIX. Năm Sanh Thú (S.v,476) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở địa ngục. 

... 

130. XXX. Năm Sanh Thú (S.v,477) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở loài bàng sanh. 

... 

131. XXXI. Năm Sanh Thú (S.v,477) 

1-2-3) ... 

4) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, được tái sanh làm chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ cõi ngạ quỷ, bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì không thấy bốn Thánh đế. Thế nào là bốn? 

5) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt. 

6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ". Một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ tập". Một cố gắng cần phải làm rõ biết: "Ðây là khổ diệt". Một cố gắng phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt" 

 

-- Hết --
 -ooOoo-
Chương trước 
 
Mục Lục các Tập (Thiên):
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Giới thiệu

[Mục Lục Tương Ưng] [Trở về trang Thư Mục]
 
Source = BuddhaSasana
Revised: 30-11-2000