Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page]                 

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập IV - Thiên Sáu Xứ


 
[35] Chương I

Tương Ưng Sáu Xứ (e)

-ooOoo- 
 
 
IV. Phẩm Devadaha

134. I. Sát Na Ở Devadaha (S.iv,124) 

1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại một thị trấn của dân chúng Sakka, tên là Devadaha. 

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

-- Này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. 

3) Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí; thời này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao? 

4) Vì các vị ấy đã hành trì không phóng dật, đến nỗi họ không thể trở thành phóng dật. 

5) Này các Tỷ-kheo, còn những Tỷ-kheo nào còn là hữu học, sở nguyện chưa thành đạt, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; thời này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng họ cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao? 

6) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy. Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. 

7-10) Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức... 

11) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. 

135. II. Thâu Nhiếp (S.iv, 126) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội (khana) để sống Phạm hạnh. 

3) Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các địa ngục gọi là sáu xúc xứ địa ngục. Ở đấy, phàm mắt thấy sắc gì, thấy sắc không khả lạc, không phải sắc khả lạc; thấy sắc không khả hỷ, không phải sắc khả hỷ; thấy sắc không khả ý, không phải sắc khả ý. Phàm tai nghe tiếng gì... Phàm mũi ngửi hương gì... Phàm lưỡi nếm vị gì... Phàm thân cảm xúc gì... Phàm ý nhận thức pháp gì, nhận thức pháp không khả lạc, không phải pháp khả lạc; nhận thức không phải khả hỷ, không phải pháp khả hỷ; nhận thức pháp không khả ý, không phải pháp khả ý. 

Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội để sống Phạm hạnh. 

4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các Thiên giới gọi là sáu xúc xứ Thiên giới. Tại đấy, phàm mắt thấy sắc gì, thấy sắc khả lạc, không phải sắc không lạc; thấy sắc khả hỷ, không phải sắc không khả hỷ; thấy sắc khả ý, không phải sắc không khả ý. Phàm tai nghe tiếng gì... Phàm mũi ngửi hương gì... Phàm lưỡi nếm vị gì... Phàm thân cảm xúc gì... Phàm ý nhận thức pháp gì, nhận thức pháp khả lạc, không phải không khả lạc; nhận thức pháp khả hỷ, không phải không khả hỷ; nhận thức pháp khả ý, không phải pháp không khả ý. 

Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội để sống Phạm hạnh. 

136. III. Không Thâu Nhiếp (2) (S.iv 126) 

1) ... 

2) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ... thích thú tiếng... thích thú hương... thích thú vị... thích thú xúc... Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo,chư Thiên và Người đời sống đau khổ.   

3) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và xuất ly của sắc, không có thích thú sắc, không có ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc... không thích thú tiếng... không thích thú hương... không thích thú vị... không thích thú xúc... 

Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, Như Lai sống an lạc. 

4) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm: 

1) Sắc, thanh, hương, vị, xúc,  
Và toàn thể các pháp, 
Khả lạc, hỷ, khả ý, 
Như vậy, chúng được gọi. 

2) Chư Thiên và Người đời,  
Xem chúng là khả lạc, 
Chỗ nào chúng đoạn diệt, 
Thiên, Nhân thấy đau khổ. 

3) Bậc Thánh thấy an lạc,  
Khi thân kiến đoạn diệt, 
Bậc Thánh xem trái ngược, 
Mọi quan điểm của đời. 

4) Ðiều người gọi là lạc,  
Bậc Thánh gọi là khổ. 
Ðiều người gọi là khổ, 
Thánh nhân biết là lạc. 

5) Thấy pháp khó nhận biết,  
Kẻ vô trí mê loạn, 
Tối tăm đối vô minh, 
Mù lòa đối không thấy. 

6) Thiện nhân mắt rộng mở,  
Thấy rõ ràng ánh sáng, 
Sống gần, biết rõ ràng, 
Thuần thục trong pháp lớn. 

7) Bị tham sanh chinh phục, 
Bị dòng hữu cuốn trôi, 
Bị Ác ma chi phối, 
Không giác ngộ pháp này. 

8) Ngoài Thánh không có ai,  
Giác ngộ con đường này, 
Con đường đạt Niết-bàn, 
Chánh trí thoát lậu hoặc.

5) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ... thích thú tiếng... thích thú hương... thích thú vị... thích thú xúc... Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ. 

6) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc, không thích thú sắc, không ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc... không thích thú tiếng... không thích thú hương... không thích thú vị... không thích thú xúc... Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị các pháp kích thích. Khi các pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc. 

137. V. Các Lậu (1) (S.iv,128) 

1) ... 

2) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? 

3-8) Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông... Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. 

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Jeta này, có người mang đi, hoặc đem đốt, hoặc tùy duyên làm một việc gì đối với cỏ, củi, cành và lá, thời các Ông có vì vậy mà nghĩ rằng người ấy mang các Ông đi, đốt các Ông, hay tùy duyên làm một việc gì với các Ông? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. 

-- Vì sao? 

-- Bạch Thế Tôn, vì cái ấy không phải tự ngã, không thuộc tự ngã. 

10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. Mắt không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. 

138. V. Các Lậu (2) (S.iv,129) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng... (Như kinh trước, chỉ khác là thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, và các pháp). 

139. VI. Nội Căn Do Nhân (1) (S.iv,129) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến mắt khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, mắt do nhân vô thường khởi lên, từ đâu sẽ thường còn được? 

4-7) ... tai... mũi... lưỡi... thân... 

8) Này các Tỷ-kheo, ý là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến ý khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, ý do nhân vô thường khởi lên, từ đâu có thể thường được? 

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". 

140. VII. Nội Căn Do Nhân (2) (S.iv,130) 

(Như kinh trên, chỉ khác khổ thế cho vô thường) ... 

141. VIII. Nội Căn Do Nhân (3) (S.iv,130) 

(Như kinh trên, chỉ khác vô ngã thế cho vô thường) ... 

142 - 144. IX - X. Ngoại Căn Do Nhân (1) (2)(3)(S.iv,131) 

(Như các kinh trước, chỉ thế vào sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, các pháp)... 
 
 

V. Mới Và Cũ

145. I. Nghiệp (S.iv,132) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng. 

3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp cũ? 

Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. 

Các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp cũ. 

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp mới? Này các Tỷ-kheo, hiện tại phàm làm việc gì với thân, với lời nói, hay với ý. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp mới. 

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Sự đoạn diệt thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, nhờ vậy cảm thấy giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp đoạn diệt. 

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt? Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. 

7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã giảng cho các Ông nghiệp cũ, đã giảng nghiệp mới, đã giảng nghiệp đoạn diệt, đã giảng con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. 

8) Này các Tỷ-kheo, phàm những gì bậc Ðạo Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương đệ tử, những việc ấy Ta đã làm cho các Ông, vì lòng thương tưởng các Ông. 

9) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông. 

146. II. Thích ứng (1) (S.iv,133) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? 

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường, thấy các sắc là vô thường, thấy nhãn thức là vô thường, thấy nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. 

4-5) ... tai... mũi... 

6-7) ... lưỡi... thân... 

8) .. thấy ý là vô thường, thấy các pháp là vô thường, thấy ý thức là vô thường, thấy ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. 

9) Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn. 

147-148. III-IV. Thích ứng (2) (3) (S.iv,134) 

(Như kinh trên, chỉ khác là thế vào khổ và vô ngã) 

149. V. Thích ứng (4) (S.iv,135) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường? 

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. 

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? 

-- Là khổ, bạch Thế Tôn. 

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn... 

(Như kinh 32) 

150. VI. Ðệ Tử Nội Trú (S.iv,136) 

1-2) ... 

3) -- Này các Tỷ-kheo, không có các đệ tử nội trú, không có Ðạo Sư. Phạm hạnh này được sống. 

4) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư là sống an lạc, thoải mái. 

5) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái? 

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị khởi lên trói buộc, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát (Samudàcaranti) vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là Ðạo sư. 

7-10) ... khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... 

11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc khởi lên, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là có Ðạo sư. 

12) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư, là sống đau khổ, không có thoải mái. 

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc thoải mái? 

14) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú trong vị ấy. Cho nên, vị ấy được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư. 

15-18) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... 

19) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư. 

20) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư. 

Ðây, này các Tỷ-kheo, được gọi là Phạm hạnh không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư. 

21) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc, thoải mái. 

151. VII. Với Mục Ðích Gì? (S.iv,138) 

1-2) ... 

3) -- Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Có cái gì, này chư Hiền, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?"; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: 

4) "Này chư Hiền, vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn". 

5) Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Thế nào, này chư Hiền, là vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?"; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: 

6-11) "Mắt, này chư Hiền, là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Nhãn xúc là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn... Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. 

12) Ðây là khổ, này chư Hiền, vì liễu tri khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn". 

13) Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời như vậy cho những du sĩ ngoại đạo ấy. 

152. VIII. Có Pháp Môn Nào? (S.iv,138) 

1-2) ... 

3) -- Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (àkàra-paritakkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini shànakhanti), có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"? 

4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, Pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 

5) -- Có một pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoaụi kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... trạng thái này nữa". 

6) Pháp môn ấy là gì, do pháp môn ấy... "...không còn trở lui trạng thái này nữa"? 

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú về biện luận được hiểu biết? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. 

-- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết? 

-- Thưa phải, bạch Thế Tôn. 

-- Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". 

8-11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... 

12) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: "Nội tâm ta có tham, sân, si", hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú về biện luận được hiểu biết? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. 

-- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết? 

-- Thưa phải, bạch Thế Tôn. 

13) -- Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 

153. IX. Căn (S.iv,140) 

1) ... 

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... 

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

-- "Các căn được thành tựu", như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, các căn được thành tựu? 

4) -- Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong nhãn căn, vị ấy nhàm chán đối với nhãn căn... trong nhĩ căn... trong tỷ căn... trong thiệt căn... trong thân căn... Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong ý căn, vị ấy nhàm chán đối với ý căn. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã được giải thoát".Vị ấy biết rõ rằng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".  

5) Cho đến như vậy, Tỷ-kheo thành tựu các căn. 

154. X. Vị Thuyết Pháp (S.iv,141) 

1) ... 

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... 

3) Ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

-- "Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là vị thuyết pháp? 

4) -- Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thành tựu pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo chứng được Niết-bàn ngay trong hiện tại. 

5-8) ... tai... mũi... lưỡi... thân... 

9) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại. 

-ooOoo- 
Chương trước | Chương kế

Mục Lục các Tập (Thiên):
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Giới thiệu

[Mục Lục Tương Ưng] [Trở về trang Thư Mục]
 
Source = BuddhaSasana
Revised: 30-11-2000
  Tuong Ung - Tap 4 - Chuong 35e
Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page]                 

Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Tập IV - Thiên Sáu Xứ


 
[35] Chương I

Tương Ưng Sáu Xứ (e)

-ooOoo- 
 
 
IV. Phẩm Devadaha

134. I. Sát Na Ở Devadaha (S.iv,124) 

1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại một thị trấn của dân chúng Sakka, tên là Devadaha. 

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: 

-- Này các Tỷ-kheo, Ta không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta cũng không tuyên bố rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. 

3) Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, đã đoạn trừ hữu kiết sử, đã được giải thoát nhờ chánh trí; thời này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng không cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao? 

4) Vì các vị ấy đã hành trì không phóng dật, đến nỗi họ không thể trở thành phóng dật. 

5) Này các Tỷ-kheo, còn những Tỷ-kheo nào còn là hữu học, sở nguyện chưa thành đạt, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các khổ ách; thời này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng họ cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. Vì sao? 

6) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không có cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy. Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. 

7-10) Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức... có những hương do mũi nhận thức... có những vị do lưỡi nhận thức... có những xúc do thân nhận thức... 

11) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả ái và không khả ái. Dầu chúng xúc chạm tâm nhiều lần, chúng không chi phối được tâm và tồn tại. Do tâm không bị chi phối, tinh cần, tinh tấn khởi lên, không có biếng nhác; niệm được an trú, không có thất thoát; thân được khinh an, không cuồng nhiệt; tâm được định tĩnh, nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, thấy được quả không phóng dật này, đối với những Tỷ-kheo ấy, Ta tuyên bố rằng, cần phải cố gắng không phóng dật đối với sáu xúc xứ. 

135. II. Thâu Nhiếp (S.iv, 126) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội (khana) để sống Phạm hạnh. 

3) Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các địa ngục gọi là sáu xúc xứ địa ngục. Ở đấy, phàm mắt thấy sắc gì, thấy sắc không khả lạc, không phải sắc khả lạc; thấy sắc không khả hỷ, không phải sắc khả hỷ; thấy sắc không khả ý, không phải sắc khả ý. Phàm tai nghe tiếng gì... Phàm mũi ngửi hương gì... Phàm lưỡi nếm vị gì... Phàm thân cảm xúc gì... Phàm ý nhận thức pháp gì, nhận thức pháp không khả lạc, không phải pháp khả lạc; nhận thức không phải khả hỷ, không phải pháp khả hỷ; nhận thức pháp không khả ý, không phải pháp khả ý. 

Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội để sống Phạm hạnh. 

4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy các Thiên giới gọi là sáu xúc xứ Thiên giới. Tại đấy, phàm mắt thấy sắc gì, thấy sắc khả lạc, không phải sắc không lạc; thấy sắc khả hỷ, không phải sắc không khả hỷ; thấy sắc khả ý, không phải sắc không khả ý. Phàm tai nghe tiếng gì... Phàm mũi ngửi hương gì... Phàm lưỡi nếm vị gì... Phàm thân cảm xúc gì... Phàm ý nhận thức pháp gì, nhận thức pháp khả lạc, không phải không khả lạc; nhận thức pháp khả hỷ, không phải không khả hỷ; nhận thức pháp khả ý, không phải pháp không khả ý. 

Này các Tỷ-kheo, các Ông được lợi đắc. Này các Tỷ-kheo, các Ông được khéo lợi đắc. Các Ông đã nắm được cơ hội để sống Phạm hạnh. 

136. III. Không Thâu Nhiếp (2) (S.iv 126) 

1) ... 

2) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ... thích thú tiếng... thích thú hương... thích thú vị... thích thú xúc... Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo,chư Thiên và Người đời sống đau khổ.   

3) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và xuất ly của sắc, không có thích thú sắc, không có ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc... không thích thú tiếng... không thích thú hương... không thích thú vị... không thích thú xúc... 

Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, Như Lai sống an lạc. 

4) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm: 

1) Sắc, thanh, hương, vị, xúc,  
Và toàn thể các pháp, 
Khả lạc, hỷ, khả ý, 
Như vậy, chúng được gọi. 

2) Chư Thiên và Người đời,  
Xem chúng là khả lạc, 
Chỗ nào chúng đoạn diệt, 
Thiên, Nhân thấy đau khổ. 

3) Bậc Thánh thấy an lạc,  
Khi thân kiến đoạn diệt, 
Bậc Thánh xem trái ngược, 
Mọi quan điểm của đời. 

4) Ðiều người gọi là lạc,  
Bậc Thánh gọi là khổ. 
Ðiều người gọi là khổ, 
Thánh nhân biết là lạc. 

5) Thấy pháp khó nhận biết,  
Kẻ vô trí mê loạn, 
Tối tăm đối vô minh, 
Mù lòa đối không thấy. 

6) Thiện nhân mắt rộng mở,  
Thấy rõ ràng ánh sáng, 
Sống gần, biết rõ ràng, 
Thuần thục trong pháp lớn. 

7) Bị tham sanh chinh phục, 
Bị dòng hữu cuốn trôi, 
Bị Ác ma chi phối, 
Không giác ngộ pháp này. 

8) Ngoài Thánh không có ai,  
Giác ngộ con đường này, 
Con đường đạt Niết-bàn, 
Chánh trí thoát lậu hoặc.

5) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú sắc, bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ... thích thú tiếng... thích thú hương... thích thú vị... thích thú xúc... Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời thích thú pháp, bị pháp kích thích. Khi pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và Người đời sống đau khổ. 

6) Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc, không thích thú sắc, không ưa thích sắc, không bị sắc kích thích. Khi sắc biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc... không thích thú tiếng... không thích thú hương... không thích thú vị... không thích thú xúc... Sau khi như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các pháp, Như Lai không thích thú pháp, không ưa thích pháp, không bị các pháp kích thích. Khi các pháp biến hoại, ly tham, đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, Như Lai sống an lạc. 

137. V. Các Lậu (1) (S.iv,128) 

1) ... 

2) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? 

3-8) Mắt, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông... Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. 

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong rừng Jeta này, có người mang đi, hoặc đem đốt, hoặc tùy duyên làm một việc gì đối với cỏ, củi, cành và lá, thời các Ông có vì vậy mà nghĩ rằng người ấy mang các Ông đi, đốt các Ông, hay tùy duyên làm một việc gì với các Ông? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. 

-- Vì sao? 

-- Bạch Thế Tôn, vì cái ấy không phải tự ngã, không thuộc tự ngã. 

10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. Mắt không phải của các Ông, hãy từ bỏ mắt. Từ bỏ mắt sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ ý. Từ bỏ ý, sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. 

138. V. Các Lậu (2) (S.iv,129) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ chúng... (Như kinh trước, chỉ khác là thế vào các sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, và các pháp). 

139. VI. Nội Căn Do Nhân (1) (S.iv,129) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, mắt là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến mắt khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, mắt do nhân vô thường khởi lên, từ đâu sẽ thường còn được? 

4-7) ... tai... mũi... lưỡi... thân... 

8) Này các Tỷ-kheo, ý là vô thường. Do nhân gì, do duyên gì khiến ý khởi lên, cái ấy cũng vô thường. Này các Tỷ-kheo, ý do nhân vô thường khởi lên, từ đâu có thể thường được? 

9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". 

140. VII. Nội Căn Do Nhân (2) (S.iv,130) 

(Như kinh trên, chỉ khác khổ thế cho vô thường) ... 

141. VIII. Nội Căn Do Nhân (3) (S.iv,130) 

(Như kinh trên, chỉ khác vô ngã thế cho vô thường) ... 

142 - 144. IX - X. Ngoại Căn Do Nhân (1) (2)(3)(S.iv,131) 

(Như các kinh trước, chỉ thế vào sắc, các tiếng, các hương, các vị, các xúc, các pháp)... 
 
 

V. Mới Và Cũ

145. I. Nghiệp (S.iv,132) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về các nghiệp mới và cũ, sự đoạn diệt các nghiệp, con đường đưa đến sự đoạn diệt các nghiệp. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng. 

3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp cũ? 

Mắt, này các Tỷ-kheo, cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. Tai... Mũi... Lưỡi... Thân... Ý cần phải quán là nghiệp cũ, được tác thành, được tư niệm, được cảm thọ. 

Các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp cũ. 

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp mới? Này các Tỷ-kheo, hiện tại phàm làm việc gì với thân, với lời nói, hay với ý. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp mới. 

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Sự đoạn diệt thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, nhờ vậy cảm thấy giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là nghiệp đoạn diệt. 

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt? Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. 

7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã giảng cho các Ông nghiệp cũ, đã giảng nghiệp mới, đã giảng nghiệp đoạn diệt, đã giảng con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. 

8) Này các Tỷ-kheo, phàm những gì bậc Ðạo Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương đệ tử, những việc ấy Ta đã làm cho các Ông, vì lòng thương tưởng các Ông. 

9) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống. Hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông. 

146. II. Thích ứng (1) (S.iv,133) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? 

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấy mắt là vô thường, thấy các sắc là vô thường, thấy nhãn thức là vô thường, thấy nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. 

4-5) ... tai... mũi... 

6-7) ... lưỡi... thân... 

8) .. thấy ý là vô thường, thấy các pháp là vô thường, thấy ý thức là vô thường, thấy ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là vô thường. 

9) Và này các Tỷ-kheo, đây là con đường thích ứng với Niết-bàn. 

147-148. III-IV. Thích ứng (2) (3) (S.iv,134) 

(Như kinh trên, chỉ khác là thế vào khổ và vô ngã) 

149. V. Thích ứng (4) (S.iv,135) 

1) ... 

2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về con đường thích ứng với Niết-bàn. Hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích ứng với Niết-bàn? 

3) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường? 

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn. 

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? 

-- Là khổ, bạch Thế Tôn. 

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn... 

(Như kinh 32) 

150. VI. Ðệ Tử Nội Trú (S.iv,136) 

1-2) ... 

3) -- Này các Tỷ-kheo, không có các đệ tử nội trú, không có Ðạo Sư. Phạm hạnh này được sống. 

4) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư là sống an lạc, thoải mái. 

5) Và thế nào, này các Tỷ-kheo, sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái? 

6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị khởi lên trói buộc, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát (Samudàcaranti) vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là Ðạo sư. 

7-10) ... khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... 

11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc khởi lên, chúng trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là có đệ tử nội trú. Chúng theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp theo sát vị ấy. Do vậy, được gọi là có Ðạo sư. 

12) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư, là sống đau khổ, không có thoải mái. 

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc thoải mái? 

14) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng bị trói buộc không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú trong vị ấy. Cho nên, vị ấy được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư. 

15-18) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... 

19) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ý biết pháp, các ác bất thiện pháp, các ức niệm, ước vọng không khởi lên, chúng không trú ở trong vị ấy; các ác bất thiện pháp không nội trú ở trong vị ấy. Do vậy, được gọi là sống không có đệ tử nội trú. Chúng không theo sát vị ấy; các ác bất thiện pháp không theo sát vị ấy. Do vậy, vị ấy được gọi là không có Ðạo sư. 

20) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư. 

Ðây, này các Tỷ-kheo, được gọi là Phạm hạnh không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư. 

21) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có đệ tử nội trú, có Ðạo sư là sống đau khổ, không có thoải mái. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống không có đệ tử nội trú, không có Ðạo sư, là sống an lạc, thoải mái. 

151. VII. Với Mục Ðích Gì? (S.iv,138) 

1-2) ... 

3) -- Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Có cái gì, này chư Hiền, Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?"; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: 

4) "Này chư Hiền, vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn". 

5) Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Thế nào, này chư Hiền, là vì liễu tri đau khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Sa-môn Gotama?"; được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: 

6-11) "Mắt, này chư Hiền, là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Nhãn xúc là khổ. Vì liễu tri nó nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn... Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là khổ. Vì liễu tri cảm thọ ấy nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn. 

12) Ðây là khổ, này chư Hiền, vì liễu tri khổ nên Phạm hạnh được sống dưới Thế Tôn". 

13) Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải trả lời như vậy cho những du sĩ ngoại đạo ấy. 

152. VIII. Có Pháp Môn Nào? (S.iv,138) 

1-2) ... 

3) -- Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (àkàra-paritakkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini shànakhanti), có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"? 

4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, Pháp lấy Thế Tôn làm căn bản... 

5) -- Có một pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoaụi kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... trạng thái này nữa". 

6) Pháp môn ấy là gì, do pháp môn ấy... "...không còn trở lui trạng thái này nữa"? 

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú về biện luận được hiểu biết? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. 

-- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết? 

-- Thưa phải, bạch Thế Tôn. 

-- Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". 

8-11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... 

12) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta có tham, sân, si"; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: "Nội tâm ta có tham, sân, si", hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: "Nội tâm ta không có tham, sân, si". Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú về biện luận được hiểu biết? 

-- Thưa không, bạch Thế Tôn. 

-- Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết? 

-- Thưa phải, bạch Thế Tôn. 

13) -- Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 

153. IX. Căn (S.iv,140) 

1) ... 

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... 

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

-- "Các căn được thành tựu", như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, các căn được thành tựu? 

4) -- Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong nhãn căn, vị ấy nhàm chán đối với nhãn căn... trong nhĩ căn... trong tỷ căn... trong thiệt căn... trong thân căn... Nếu Tỷ-kheo quán sanh diệt trong ý căn, vị ấy nhàm chán đối với ý căn. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên trí biết rằng: "Ta đã được giải thoát".Vị ấy biết rõ rằng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".  

5) Cho đến như vậy, Tỷ-kheo thành tựu các căn. 

154. X. Vị Thuyết Pháp (S.iv,141) 

1) ... 

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... 

3) Ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: 

-- "Vị thuyết pháp, vị thuyết pháp", bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là vị thuyết pháp? 

4) -- Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thành tựu pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với mắt, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo chứng được Niết-bàn ngay trong hiện tại. 

5-8) ... tai... mũi... lưỡi... thân... 

9) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp. Nếu Tỷ-kheo thực hành sự nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành pháp và thuận pháp. Nếu Tỷ-kheo do nhàm chán, ly tham, đoạn diệt đối với ý, được giải thoát không có chấp thủ, như vậy là vừa đủ để được gọi là Tỷ-kheo đạt được Niết-bàn ngay trong hiện tại. 

-ooOoo- 
Chương trước | Chương kế

Mục Lục các Tập (Thiên):
01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Giới thiệu

[Mục Lục Tương Ưng] [Trở về trang Thư Mục]
 
Source = BuddhaSasana
Revised: 30-11-2000