Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Kinh Canki
( Cankìsuttam
)
- Discourse
With Cankì -
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
( Các từ ngữ quen thuộc ) II. NỘI DUNG KINH CANKÌ 1. Tại làng Bà-la-môn Opasada thuộc dân Kosala, Bà-la-môn Cankì thiện sanh đã từ bảy đời, nổi tiếng xuất thân từ gia đình đại phú, đẹp trai, khả ái, cao thượng..., thông rõ ba tập vệ-đà, thành tựu giới hạnh, thầy của 300 thanh niên Bà-la-môn, là tôn sư của nhiều tôn sư ..., đầy trọng vọng..., đã cùng chúng Bà-la-môn trân trọng lịch sử, lý lịch của Thế Tôn, đặc biệt là sự giác ngộ tối thượng, đã đến yết kiến Thế Tôn. Bấy giờ có Bà-la-môn Kapathika mới 16 tuổi rất thông tuệ, thông rõ toàn bộ Vệ đà, " thuận thế luận, và " đại nhân tướng " có mặt trong hội chúng Bà-la-môn. 2.Thế Tôn nhìn Kapathika như khích lệ Kapathika đặt câu hỏi. Kapathika liền hỏi : " Thưa tôn giả Gotama, câu chú thuật của các cổ Bà-la-môn y cứ tiếng đồn, truyền thống và Thánh tạng. Và ở đây, các Bà-la-môn chắc chắc đi đến kết luận :" Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm ". Ở đây, tôn giả Gotama nói gì ? - Thế tôn hỏi Gotama về các Bà-la-môn hiện tại cho đến bảy đời về trước có ai xác nhận : " Tôi biết việc nầy, tôi thấy việc nầy " không ? Kapathina xác nhận không có ai. Thế là lòng tin của các Bà-la-môn không có căn cứ. 3. Kapathika lại thêm : " Các Bà-la-môn không phải là dựa vào lòng tin, mà còn dựa vào các điều được nghe ". Thế Tôn dạy : " Thực tế, có điều tin, điều nghe ... lại không thật; điều không tin, không nghe lại là thật ... " 4. Kapathika lại hỏi ý nghĩa về hộ trì chân lý ? Thế Tôn dạy : " Đây là lòng tin của tôi, nhưng không đi đến kết luận một chiều rằng chỉ có đây là đúng, ngoài ra là hư vọng ". Như vậy là hộ trì chân lý. Kapathika lại hỏi tiếp : " cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lý, chân lý được giác ngộ ?" - Thế Tôn :" Sau khi đến sống, quan sát và biết về một tôn giả không có tham, sân, si. Sau khi đến gần thì lóng tai --> thọ trì điều đã nghe --> hiểu --> hoan hỷ chấp nhận --> ước muốn sanh --> cố gắng --> cân nhắc --> tinh cần --> tự thân chứng ngộ tối thượng chân lý, và khi thể nhập chân lý ấy với trí tuệ người ấy thấy. Cho đến mức độ nầy là giác ngộ chân lý, chân lý được giác ngộ. - Kapathika : " Thế nào là chứng đạt chân lý ?" - Thế Tôn : " Chính nhờ luyện tập, tu tập, và hành tập nhiều lần chân lý mới được chứng đạt ". Sau đây các pháp liên hệ quá trình chứng đạt chân lý : Chứng đạt chân lý --> do hành trì nhiều --> do tinh cần --> do cân nhắc --> cố gắng --> do ước muốn --> do hoan hỷ chấp nhận pháp hành --> hiểu ý nghĩa --> do thọ trì pháp --> do lóng nghe --> do thân cận ( đạo sư ) --> do đi đến gần-> do lòng tin sanh khởi. Kapathika rất hoan hỷ với các lời dạy của Thế Tôn, đã cầu xin được làm đệ tử tại gia cho đến trọn đời. III BÀN THÊM 1. Các chủ thuyết của Bà-la-môn về giai cấp xã hội và về nhiều vấn đề tôn giáo khác không được xây dựng trên cơ sở thấy, biết trực tiếp sự thật, nên thường miễn cưỡng, trống rỗng. Đây là lý do mà các nhà thông thái nhất của Bà-la-môn giáo luôn lúng túng trong các cuộc thảo luận với Thế Tôn và các đại đệ tử của Ngài, có rất nhiều Bà-la-môn thông thái vào bậc nhất đã quy hướng Thế Tôn, xin làm đệ tử cư sĩ hay xuất gia. 2. Gọi là tin tưởng và bảo vệ niềm tin của mình là do vì tự mình chưa chứng ngộ chân lý. Vì chưa chứng ngộ chân lý nên không thể tự cho đối tượng tin tưởng của mình là duy nhất đúng, còn ngoài ra là hư vọng. Đây là thái độ và ý nghĩa " hộ trì chân lý " Sau khi tin tưởng, phải tự mình sống, tu tập thực hiện cho kỳ tốt điều mình tin cho đến khi tự mình biết, tự mình thấy sự thật tin tưởng với trí tuệ : đây là ý nghĩa và và nội dung " chứng ngộ chân lý " hay " chân lý được chứng ngộ ". Nếu chân lý không thể được chứng ngộ, biết rằng không thể được chứng ngộ, thì cần rời khỏi niềm tin ấy. Vấn đề là phải tự mình chứng ngộ sự thật, mà không dừng lại ở sự tin tưởng về sự thật. Sự thực hành đi đến " chứng ngộ chân lý " cần được tu tập nhiều lần thì sẽ " chứng đạt chân lý ". Đây là hai điểm cơ bản nói lên sự khác biệt giữa Phật giáo và các con đường sống tu tập phi-Phật-giáo. Các con đường phi-Phật-giáo vốn không được thiết lập từ trí tuệ giác ngộ nên không thể chờ đợi kết quả tu tập dẫn đến giác ngộ : Chúng được hiểu là các con đường lệch hướng, hay gọi là " tà đạo ", hoặc ngoại đạo ( phi-Phật-giáo ). Hai điểm " chứng ngộ " và "chứng đạt" ấy không thể tìm thấy ở Bà-la-môn giáo. Chính đây là trọng điểm mà các nhà ngoại đạo rất thông thái và rất thời danh đã từ bỏ quan điểm, chủ trương, niềm tin cũ của mình để đến với Đức Phật và Chánh pháp. -ooOoo- |
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 01 -06-2005