Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 79

Kinh ngắn Sakuludàyi

( Culà - Sakuludàyisuttam )

- Lesser Discourse To Sakuludàyi -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

( Các từ ngữ quen thuộc )

II. NỘI DUNG KINH NGẮN SAKULUDÀYI :

1. Sakuludàyi là một đạo sư của một Hội chúng du sĩ, người thường bàn luận tranh cải với các Lục sư ngoại đạo, đã từng đặt nhiều câu hỏi mà các ngoại đạo sư lúng túng không có câu trả lời, như là trường hợp Nigantha Nàtaputta không thể trả lời được các câu hỏi về quá khứ của Sakuludàyi.

Tại Trúc Lâm, thành Vương-xá, kinh số 77, Sakuludàyi đã xác nhận các ngoại đạo sư không được hàng đệ tử tôn kính, không phải là nơi nương tựa của hàng đệ tử, chỉ có Thế Tôn được hàng đệ tử của Ngài trân trọng, cung kính, nương tựa. Tại đây, Sakuludàyi đã lắng nghe về năm pháp Thế Tôn có đầy đủ để là nơi nương tựa vững chắc của hàng đệ tử. Nay, tại Khổng Tước Lâm, cũng tại thành Vương-xá, Sakuludàyi được nghe Thế Tôn giới thiệu đại cương về Duyên khởi, về luận thuyết sai lạc của đạo sư Sakuludàyi về " Sắc nầy là tối thượng... " về cảnh giới " Nhứt hướng lạc..." và về " Nhứt hướng lạc " trong Phật giáo, rồi mục đích phạm hạnh còn vượt xa cảnh giới " Nhứt hướng lạc " ấy ( cõi Tứ sắc định là cõi Nhất hướng lạc ) hướng đến đắc Tam minh, đoạn tận sanh tử.

2. Qua thời pháp, Sakuludàyi xin xuất gia làm đệ tử của Thế Tôn trước sự kinh ngạc và bất mãn của các du sĩ khác.

III. BÀN THÊM

1. Trước Thế Tôn, bậc đã thấy rõ sự thật của con người và thế giới; thấy rõ các sắc, các thọ, các tưởng, các hành và các thức; thấy rõ các cảnh giới thì thế giới của ngoại đạo trở nên trống rỗng. Với các ngoại đạo kém trí, vô minh nặng, thì tiếp tục con đường sai lạc của họ. Với các ngoại đạo có trí, có khát vọng chân thật tìm kiếm giải thoát, thì sau khi nghe Thế Tôn nói về chánh pháp liền từ bỏ con đường sống sai lạc cũ và dấn thân thực hành phạm hạnh.

2. Lý thuyết của ngoại đạo, Lục sư ngoại đạo và các phái du sĩ được xây dựng trên tư duy đầy ngã tính thì hoặc rơi vào chấp thường, hoặc rơi vào đoạn diệt, hoặc chủ trương các hướng đạo đức, giới luật giữa vời; một số lý thuyết thì xây dựng trên kinh nghiệm cảm thọ và chấp thủ có giới hạn cũng đi vào giữa cõi " Lơ lửng ". Do vậy, bị giới hạn trong thời gian và không gian nào ấy, khi đối thoại với trí tuệ như thật của Thế Tôn và của các đại đệ tử của Thế Tôn, ngoại đạo thường bị rơi vào hụt hẩng, hư vọng, thất bại. Đây là sự thật, không có chút miễn cưỡng qua các kinh vừa bàn, từ kinh 71 đến kinh 79 nầy.

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 20-06-2004