Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 61

Kinh Giáo Giới La-Hầu-La
Ở Rừng Ambalatthika

( Ambalatthika - Rahulovadasuttam )

- Discourse On An Exhortation To Ràhula at Ambalatthika -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 

( Từ ngữ quen thuộc )

II NỘI DUNG KINH GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA

1. Thế Tôn trực tiếp chỉ giáo La-hầu-la. Kinh không thuật rõ lúc bấy giờ La-hầu-la bao nhiêu tuổi, vì La-hầu-la xuất gia từ nhỏ, nhưng có lẽ là còn tuổi vị thành niên, còn là Sa-di.

Ví dụ cái chậu nước rửa chân để sách tấn La-hầu-la tinh cần hộ trì ba nghiệp thân, khẩu, ý, hộ trì phạm hạnh.

2. Công phu bấy giờ Thế Tôn muốn La-hầu-la tập trung thực hiện là giữ thân, khẩu, ý nghiệp không gây tổn hại mình, không gây tổn hại người, không gây tổn hại cả hai. Đấy là thực hành mười thiện hành thuộc Giới uẩn, thường xuyên phản tỉnh để thường xuyên an trú Giới uẩn.

III. BÀN THÊM

1. Đức Thế Tôn thể hiện tinh thần giáo dục rất thực tiễn: thân giáo và khẩu giáo, chỉ dạy cụ thể :

- Phạm hạnh sẽ trống rỗng như cái chậu không nếu tu sĩ nói dối, không có tàm, quý.

- Như con voi lâm trận, nếu không biết bảo vệ cái vòi thì xem như là đang thí mạng; cũng thế, tu sĩ mà nói dối, không có tàm quý thì xem như là đang hy sinh giá trị phạm hạnh.

- Như cái gương soi giúp mình thấy rõ mặt mình sạch hay dơ; cũng thế phản tỉnh để mình thấy rõ tâm mình là thiện, hay bất thiện ( có lỗi lầm ).

2. Có lẽ trước thời Pháp nầy, đức Thế Tôn đã được phản ảnh về một vài lỗi lầm về thân hành và khẩu hành của La-hầu-la, nên Thế Tôn đã quan tâm thân hành đến để chỉ dạy La-hầu-la đúng lúc, đúng việc, đúng hạnh.

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 08-02-2004