Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Tiểu
Kinh Khổ Uẩn
(Culadukkhandha
Sutta)
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
(Các từ ngữ trong kinh này đã được thích nghĩa trong các bản kinh trước) 1. Cư sĩ Mahànàma, dòng Thích Ca, sống hưởng thụ dục lạc của đời sống gia đình, muốn chế ngự tham, sân, si, nhưng thường thất bại - bị tham, sân, si chế ngự tâm - mong biết lý do tại sao? Đức Thế Tôn dạy: do vì hưởng thụ dục lạc thế gian nên dục vọng tăng trưởng, tham, sân, si được nuôi dưỡng và tồn tại. Muốn thoát khỏi sự trói buộc của lòng dục vọng, cần phải thấy rõ với trí tuệ rằng: dục vui ít, khổ nhiều, đầy nguy hiểm. Thấy rõ như vậy thì tâm sẽ ly dục, ly tham ái và sẽ có được hỷ lạc do ly dục sanh. 2. Ngoại đạo phái Ni Kiền Tử (Nigantha) thì dùng biện pháp hành khổ thân khốc liệt để tiêu trừ ác nghiệp gây ra quả khổ, đồng thời ngưng tạo nghiệp ác mới trong hiện tại. Ni Kiền Tử quan niệm rằng hạnh phúc không thể đem lại hạnh phúc; chỉ có hành khổ (khổ đau) mới đem lại hạnh phúc. Đây là tà kiến nặng! Đức Phật soi sáng tà kiến ấy bằng cách nêu rõ hạnh phúc tối thắng mà Đức Phật đang có là do thực hiện Giới-Định-Tuệ: chỉ có việc thực hiện Giới-Định-Tuệ mới có thể dập tắt nghiệp và khổ. III. BÀN THÊM 1. Cư sĩ Mahànàma dù lòng muốn dẹp bỏ tham, sân, si, nhưng không có nhận thức và thực hành đúng theo Giới học, nên tham, sân, si vạ các tâm cấu uế khác tiếp tục làm chủ tâm. Khi bàn tay của Mahànàma đang bận nắm giữ dục vọng thì bàn tay ấy không còn rảnh để nắm giữ vô tham, vô sân và vô si, hỷ lạc do ly dục sanh. Sự thật đơn giản là thế. Phải biết buông bỏ dục vọng thì tức khắc chính sự buông bỏ ấy, tức ly dục, đem lại hỷ lạc của ly dục. 2. Ni Kiền Tử có kinh nghiệm khổ đau, và muốn thoát ly khổ đau, nhưng không thấy rõ cái nhân của khổ nên không thể thấy rõ con đường đoạn khổ. Do đó, Ni Kiền Tử phát sinh tà kiến và tà nghiệp tự hành khổ mình: đã khổ càng thêm khổ. Sự kiện đó tiết lộ rằng Ni Kiền Tử thiếu hẳn tuệ tri về Khổ đế, về Tứ Thánh đế, về sự thật nhân quả là những giáo lý chỉ tìm thấy trong Phật giáo. 3. Ni Kiền Tử cũng không nhận ra: Nghiệp là do tác ý mà sinh; nghiệp ác do ác tâm (tham, sân, si) tác động, hình thành. Muốn thay đổi quả báo khổ thì cần chuyển đổi từ nghiệp nhân (hay tác ý). Chuyển đổi nghiệp nhân là thay thế dục bằng ly dục; thay tham, sân, si bằng không tham, không sân, không si. Chỉ có thế! Đó là nội dung mà kinh 14 đề cập. -ooOoo- (Nguyệt san Giác
Ngộ, số 77, tháng 08-2002)
|
Source = BuddhaSasana
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 17-02-2003