Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
VII. Phẩm Ước Nguyện (I) (71) Ước Nguyện
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. - Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới, đầu đủ giới bổn Pàtimokkha. Hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp.
Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các đồng Phạm hạnh thương mến, yêu quý, cung kính và bắt chước". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta hưởng thọ các vật dụng như y áo, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh. Mong rằng hành động của những vị ấy tạo ra các vật dụng ấy được quả báo lớn, được lợi ích lớn", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng những bà con huyết thống với ta, khi chết và mệnh chung nghĩ (đến ta) với tâm hoan hỷ, (và nhờ vậy) được quả báo lớn, được lợi ích lớn". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta biết đủ với bất cứ vật dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh", Tỷ-kheo ấy phải sống đầy đủ giới... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta kham nhẫn với lạnh, nóng, đói khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, của loài bò sát, kham nhẫn những cách nói mạ ly phỉ báng, kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người", thời Tỷ-kheo ấy phải sống đầy đủ giới... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, chớ không để lạc, bất lạc nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục lạc, bất lạc được khởi lên", Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên).... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chớ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta. Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú xứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Mong rằng tùy theo ý muốn, không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức, ta chứng được bốn Thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên)... trú cứ không tịnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: "Với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống trong các trú xứ không tịnh.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Như vậy được nói đến, chính do duyên này được nói đến như vậy.
(II) (72) Cây Gai
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nó nhọn, với rất nhiều các Thượng tọa có danh tiếng, có danh tiếng như Tôn giả Càla, Tôn giả Upàcàla. Tôn giả Kakkata, Tôn giả Kalimbha, Tôn giả Nikata, Tôn giả Katissaha, cùng nhiều Tôn giả có danh tiếng khác.
2. Lúc bấy giờ có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua cao tiếng, lớn tiếng đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn. Rồi các trưởng lão ấy suy nghĩ: "Có nhiều Licchavì có danh tiếng, có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua, cao tiếng, lớn tiếng đi vào Ðại lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: "Tiếng ồn là cây gai cho Thiền." Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ồn, không ồn ào, không có chen chúc."
3. Rồi các Tôn giả ấy đi đến Gosinga, ngôi rừng các cây sàla. Tại đây, các Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, Càla ở đâu? Upacàla ở đâu? Kakkata ở đâu? Kalimbha ở đâu? Nikata ở đâu? Katissaha ở đâu? Này các Tỷ-kheo, các trưởng lão đệ tử ấy đi đâu?
- Ở đây bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy suy nhĩ như sau: "Có nhiều Licchavì có danh tiếng có danh tiếng lớn đang cỡi các cỗ xe lộng lẫy, tranh đua, cao tiếng, lớn tiếng, đi vào Ðại Lâm để yết kiến Thế Tôn, Thế Tôn có dạy: "Tiếng ồn là cây gai cho thiền". Vậy chúng ta hãy đi đến Gosinga khu rừng cây sàla. Tại đây, chúng ta có thể sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc". Bạch Thế Tôn, các Tôn giả ấy đã đi đến Gosinga, khu rừng cây sàla. Tại đây, các bậc Tôn giả ấy sống an ổn, không ồn ào, không chen chúc.
4. - Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Trả lời như các đại đệ tử đã trả lời, là trả lời một cách chơn chánh. Này các Tỷ-kheo, "Tiếng ồn là gai cho thiền", đã được Ta nói như vậy. Này các Tỷ-kheo, có mười loại cây gai này. Thế nào là mười?
5. Với người ưa thích viễn ly, ưa thích hội chúng là cây gai. Với người chuyên chú tu tập tướng bất tịnh, tu tập tịnh tướng là cây gai. Với người phòng hộ các căn, đi xem văn nghệ trình diễn là cây gai. Với người sống Phạm hạnh, thân cận với phụ nữ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ nhất, tiếng ồn là cây gai. Với người chứng Thiền thứ hai, tầm tứ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ ba, hỷ là cây gai. Với người chứng Thiền thứ tư, hơi thở là cây gai. Với người đã đạt được Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ là cây gai. Tham là cây gai. Sân là cây gai. Si là cây gai.
Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, hãy sống không phải là cây gai và rời khỏi cây gai. Này các Tỷ-kheo, không có cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, vị không có gai và rời khỏi cây gai là bậc A-la-hán
(III) (73) Khả Lạc
1. - Có mười pháp này khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời. Thế nào là mười?
2. Tài sản khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời, dung sắc... không bệnh... các giới đức... Phạm hạnh... các bạn bè... nhiều trí.... các pháp... thiên giới, khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời.
Này các Tỷ-kheo, mười pháp khả lạc, khả lạc, khả hỷ, khả này khó tìm ở đời.
3. Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở này, mười pháp là những chướng ngại.
4. Thụ động và không hăng hái là chướng ngại cho tài sản. Không trang sức, không tô điểm là chướng ngại cho dung sắc. Hành động không thích ứng là chướng ngại cho không bệnh. Ác bằng hữu là chướng ngại cho giới đức. Không chế ngự các căn là chướng ngại cho Phạm hạnh. Lừa dối là chướng ngại cho các bạn bè. Không học tập là chướng ngại cho nhiều trí. Không nghe, không hỏi là chướng ngại cho trí tuệ. Không có chú tâm, không có quán sát là chướng ngại cho các pháp. Tà hạnh là chướng ngại cho Thiên giới.
Này các Tỷ-kheo, đối với mười khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm ở đời này, mười pháp này là những chướng ngại.
5. Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp là những thức ăn.
6. Không thụ động, hăng hái là món ăn cho các tài sản. Trang sức, tô điểm là món ăn cho dung sắc. Hành động thích ứng là món ăn cho không bệnh. bạn bè với thiện là thức ăn cho các giới đức. Chế ngự các căn là thức ăn cho Phạm hạnh. Không có lừa dối là thức ăn cho bạn bè. Học tập là thức ăn cho trí tuệ. Chú tâm quán sát là thức ăn cho các pháp. Chánh hạnh là thức ăn cho Thiên giới.
Này các Tỷ-kheo, đối với mười pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời này, mười pháp này là những thức ăn.
(VI) (74) Tăng Trưởng
1. - Này các Tỷ-kheo, do tăng trưởng với mười tăng trưởng, vị Thánh đệ tử tăng trưởng Thánh tăng thưởng, nắm được tinh hoa và nắm được tối thắng của thân. Thế nào là với mười sự tăng trưởng?
2. Tăng trưởng ruộng đất, tăng trưởng tài sản lúa gạo, tăng trưởng vợ và con, tăng trưởng những người nô lệ, kẻ làm công, tăng trưởng các loài bốn chân, tăng trưởng lòng tin, tăng trưởng giới, tăng trưởng nghe nhiều, tăng trưởng thí, tăng trưởng trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, do tăng trưởng với mười tăng trưởng này, vị Thánh đệ tử tăng trưởng Thánh tăng trưởng, nắm được tinh hoa và nắm được tối thắng của thân.
Ai đời này tăng trưởng,(V) (75) Migasàlà
Tài sản và lúa gạo,
Tăng trưởng vợ và con,
Cùng các loài bốn chân,
Ðược danh, được kính trọng,
Như người nhiều tài sản,
Từ bà con bạn bè,
Và những người quyền thế,
Ai ở đời tăng trưởng,
Lòng tin và giới đức,
Trí tuệ và cả hai,
Bố thí và nghe nhiều,
Người như vậy là người,
Chân nhân và có mắt,
Ngay ở trong đời này,
Tăng trưởng cả hai phần.1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anathapindika. Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, nữ cư sĩ Magasàlà bạch Tôn giả Ananda:
2. - Thưa Tôn giả Ananada, như thế nào cần phải hiểu pháp được Thế Tôn thuyết giảng, rằng người sống phạm hạnh và người sống không phạm hạnh cả hai sẽ đồng một chỗ thọ sanh trong đời sau? Thưa Tôn giả, phụ thân con Puràna sống phạm hạnh, sống viễn ly, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Vị ấy, khi mệnh chung được Thế Tôn trả lời: "Là bậc Nhất lai sanh với thân ở Tusita". Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: "Là bậc Nhất lai, sanh với thân ở Tusita". Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): "Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai"?
- Này Chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn.
3. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi nhận đồ khất thực tại nhà của nữ cư sĩ Migasàlà, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi. rồi Tôn giả Ananda sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của nữ cư sĩ Migasàlà, sau khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ Migasàlà đi đến con, sau khi đến, đảnh lễ con ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn, nữ cư sĩ Magasàlà thưa với con:
- "Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn thuyết (nói rằng): "Cả hai sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai. "Puràna thân phụ con, thưa Tôn giả, sống phạm hạnh, sống viễn ly, tránh xa dâm dục hạ liệt, khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: "Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita". Còn Isidatta, cậu của con, thưa Tôn giả, sống không Phạm hạnh, tự bằng lòng với vợ mình, sau khi mệnh chung, được Thế Tôn trả lời: "Là bậc Nhất Lai, sanh với thân ở Tusita", Như thế nào, thế nào, thưa Tôn giả Ananda, cần phải hiểu pháp này do Thế Tôn tuyên thuyết (nói rằng): "Cả hai, sống phạm hạnh và sống không phạm hạnh đều đồng đẳng về sanh thú trong tương lai"? Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với nữ cư sĩ Migasàlà:
- "Này Chị, chính như vậy là câu trả lời của Thế Tôn".
- Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà, lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người.
Này Ananda, có mười hạng người, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là mười?
4. Ở đây, này Ananda, có hạng người ác giới, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, ác giới ấy của người ấy được diệt trừ, không có dư tàn. Người ấy không có nghe pháp, không có học nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát. Người ấy sau khi thân hoại mạnh chung, hướng về thối đọa, không về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi về thù thắng.
5. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người ác giới, như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, ác giới ấy của người được trừ diệt, không có dư tàn. Người ấy có nghe pháp, có học nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng vê thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.
Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo như sau: "Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao, giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù thắng?". Nhận xét như vậy đem lại đau khổ lâu dài cho họ. Ở đây này Ananda, người này là ác giới và như vậy rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở nơi đây, ác giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Với vị ấy, có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Này Ananda, hạng người này, so sánh với hạng người trước là vì diệu hơn. Là thù thắng hơn. Vì sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt. Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người đi làm sự đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?
6. Ở đây, này Ananda, có hạng người có giới nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, giới ấy của người ấy được đoạn diệt, không có dư tàn. Người ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, nên không chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không huớng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.
7. Nhưng ở dây này Ananda, co hạng người có giới và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, giới ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, vị ấy chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa. Chỉ đi đến thù thắng, không đi đến tối đọa. Ở đây, này Ananda... chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?
8. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có tham rất sắc sảo người ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, tham ấy của người ấy được trừ diệt, không có tàn dư. Người này không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không có chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.
9. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có tham rất sắc sảo, người ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, ở đây, lòng tham ấy của người ấy được trừ diệt, không cò dư tàn. Người ấy nghe pháp, học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân mạng chung, hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa.
10. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người phẫn nộ, không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt trừ không có tàn dư. Vị ấy không có nghe pháp, không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được thời giải thoát. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.
11. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có phẫn nộ và như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, lòng phẫn nộ ấy của người ấy được trừ diệt, không có dư tàn. Vị ấy lại nghe pháp, học hỏi nhiều, và khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không đi đến thối đọa. Ở đây, này Ananda... chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể dược như Ta?
12. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có trạo cử, nhưng không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt không có học hỏi nhiều, không có thể nhập với chánh kiến, không chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, hướng về thối đọa, không hướng về thù thắng, chỉ đi đến thối đọa, không đi đến thù thắng.
13. Nhưng ở đây, này Ananda, có hạng người có trạo cử, và như vậy thật rõ biết tâm giải toát, tuệ giải thoát ấy; ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt không có tàn dư. Và vị này có nghe pháp, có học hỏi nhiều, khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung hướng về thù thắng, không hướng về thối đọa, chỉ đi đến thù thắng, không hướng về thối đọa. Ở đây, này Ananda, ai là người đo lường, đo lường như sau: "Những pháp ấy có mặt trong người này, những pháp ấy cũng có mặt trong người kia. Vì sao giữa hai người ấy, một là hạ liệt, một là thù diệu? " Nhận xét như vậy, đem lại đau khổ lâu dài cho họ. Ở đây, này Ananda, người này là trạo cử, và như vậy rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy, chính ở đây, trạo cử của người ấy được trừ diệt không có dư tàn. Và vị ấy có nghe pháp, có học hỏi nhiều, có khéo thể nhập với chánh kiến, chứng được nhất thời giải thoát. Này Ananda, hạng người này so sánh với hạng người trước, là vi diệu hơn, là thù thắng hơn. Vì sao? Vì dòng pháp đưa người này ra phía trước. Nhưng ai ngoài Như Lai có thể biết được sự khác biệt. Do vậy, này Ananda, chớ có làm người đo lường các hạng người. Chớ có làm sự đo lường các hạng người. Tự đào hố cho mình là người làm sự đo lường các hạng người. Chỉ có Ta, này Ananda, mới có thể làm sự đo lường các hạng người. Ai có thể được như Ta?
Nhưng này Ananda, ai là nữ cư sĩ Migasàlà lại ngu si, kém thông minh, với thân như bà mẹ, với trí như bà mẹ, để có thể hiểu biết sự thắng liệt giữa các người?
Này Ananda, có mười hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Giới như thế nào, này Ananda, Puràna được thành tựu, giới ấy Isidatta chưa thành tựu. Do vậy, ở đây, Puràna có sanh thú khác với sanh thú của Isidatta. Tuệ như thế nào, này Ananda, Isidatta được thành tựu, tuệ ấy Puràna chưa thành tựu. Do vậy, ở đây, Isidatta có sanh thú khác với sanh thú của Puràna. Như vậy, này Ananda, cả hai người này đều có thể thiếu sót một chi phần.
(VI) (76) Không Thể Tăng Trưởng
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba?
2. Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời.
3. Này các Tỷ-kheo, không đoạn tận ba pháp thời không có thể đoạn tận sanh, thời không có thể đoạn tận già, thời không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?
4. Không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.
5. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, thời không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Thế nào là ba?
6. Không đoạn tận thân kiến, không đoạn tận nghi, không đoạn tận giới cấm thủ. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si.
7. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba?
8. Không đoạn tận phi như lý tác ý, không đoạn tận tu tập tà đạo, không đoạn tận tánh thụ động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đọan tận giới cấm thủ.
9. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận đoạn tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba?
10. Không đoạn tận vọng niệm, không đoạn tận không tỉnh giác, không đoạn tận tâm loạn động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động.
11. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba?
12. Không đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không đoạn tận bới lông tìm vết. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động.
13. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba?
14. Không đoạn tận trạo cử, không tận không chế ngự, không đoạn tận ác giới. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận tâm bới lông tìm vết.
15. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba?
16. Không đoạn tận không có lòng tin, không đoạn tận xan tham, không đoạn tận biếng nhác, do không đoạn tận ba pháp này, này cá Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới.
17. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba?
18. Không đoạn tận không cung kính, không đoạn tận khó nói, không đoạn tận ác bằng hữu. Do không đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác.
19. Này các Tỷ-kheo, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba?
20. Không đoạn tận không xấu hổ, không đoạn tận không sợ hãi, không đoạn tận phóng dật, do ba pháp này không đoạn tận, này các Tỷ-kheo, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu.
21. Người này không có xấu hổ, này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do phóng dật, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể tận ác bằng hữu. Người ấy do ác bằng hữu, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác. Vị ấy do biếng nhác, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Vị ấy do ác giới, không có thể đoạn tận không ưa yết kiến các bật Thánh, không có thể đoạn tận không ưa nghe Thánh pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm yết. Vị ấy do bới lông tìm vết, không có thể đoạn tận vông niệm, không có thể đoạn tận không có tỉnh giác, không có thể đoạn động tâm loạn động. Vị ấy do tâm loạn động, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Vị ấy do tâm thụ động, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Vị ấy do nghi hoặc, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Vị ấy do không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si, không có thể đoạn tận sanh, không có thể đoạn tận giá, không có thể đoạn tận chết.
22. Do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba?
23. Do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.
24. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Thế nào là ba?
25. Do đoạn tận thân kiến, do đoạn tận nghi do đoạn tận giới cấm thủ, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si.
26. Này các Tỷ-kheo, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba?
27. Do đoạn tận phi như lý tác ý, do đoạn tận thực hành tà đạo, do đoạn tận tánh thụ động, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ.
28. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận thực hành tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba?
29. Do đoạn tận vọng niệm, do đoạn tận không tỉnh giác, do đoạn tận tâm loạn động, do đoạn tận ba pháp, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tánh thụ động.
30. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba?
31. Do đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, do đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, do đoạn tận bới lông tìm vết, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động.
32. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Chánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba?
33. Do đoạn tận trạo cử, do đoạn tận không chế ngự, do đoạn tận ác giới, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết.
34. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba?
35. Do đoạn tận không có lòng tin, do đoạn tận xan tham, do đoạn tận biếng nhác, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới.
36. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba?
37. Do đoạn tận không cung kính, do đoạn tận khó nói, do đoạn tận ác bằng hữu, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác.
38. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba?
39. Do đoạn tận không xấu hổ, do đoạn tận không sợ hãi, do đoạn tận phóng dật, do đoạn tận ba pháp này, này các Tỷ-kheo, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu.
40. Này các Tỷ-kheo, người này có xấu hổ có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do không phóng dật, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Người ấy do thiện bằng hữu, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác. Người ấy do tinh cần tinh tấn, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Người ấy do giới đức, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc Thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe Thánh pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Người ấy do không bới lông tìm vết, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm không loạn động. Người ấy do tâm không loạn động, có thể đoạn tận phi như ly tác ý, có thể đoạn tận tu tập tà đạo, có thể đoạn tận tâm thụ động. Người ấy do tâm không thụ đông, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Người ấy do không có nghi hoặc, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Vị ấy do đoạn tận tham, do đoạn tận sâu, do đoạn tận si, có thể đoạn tận sanh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.
(VII)(77) Con Quạ
1.- Này các Tỷ-kheo, con quạ thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười?
2. Ngạo nghể, hung hãn, cường dục, ăn lớn, độc ác, không từ bi, khiếp nhược, giọng chót tai, vọng niệm và cất chứa tài sản.
Này các Tỷ-khao, con quạ thành tựu với mười tà pháp này.
3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười?
4. Ngạo nghễ, hung hãn, cường dục, ăn lớn, đọc ác, không từ bi, khiếp nhược, giọng chói tai, vọng niệm và cất chứa tài sản.
Này các Tỷ-kheo, vị ác Tỷ-kheo thành tựu với mười tà pháp này.
(VIII)(78) Ni Kiền Tử
1.- Này các Tỷ-kheo, các Ni-kiền tử (Niganthàputta) thành tựu với mười tà pháp. Thế nào là mười?
2. Không có lòng tin, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Ác giới, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không có xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không có sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Không làm bạn các bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Khen mình chê người, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Chấp thủ các vấn đề hiện tại, không từ bỏ những gì đã chấp thủ, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Gian xảo, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Ác dục, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử. Theo tà kiến, này các Tỷ-kheo, là các Ni-kiền tử.
Này các Tỷ-kheo, thành tựu với mười tà pháp này là các Ni-kiền tử.
(IX) (79) Những Trường Hợp Hiềm Hận.
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp hiềm hận. Thế nào là mười?
2. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đã làm hại ta". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đang làm hại ta". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó sẽ làm hại tận. Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó đã hại người ta yêu, người ta mến..." "Nó đang hại người ta yêu, hại người ta mến..." "Nó sẽ hại người ta yêu, người ta mến". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: " Nó đã làm lợi cho người ta yêu, người ta mến". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: " Nó đang làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến". Hiềm hận được kết thành, khi nghĩ rằng: "Nó sẽ làm lợi cho người ta không yêu, người ta không mến". Làm cho vị ấy tức giận không có lý do.
Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp hiềm hận này.
(X) (80) Nhiếp Phục Hiềm Hận
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười nhiếp phục hiềm hận này, Thế nào là mười ?
2.-Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: "Nó đã làm hại tôi, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy? "Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: "Nó đang làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy. "Hiềm hận được nhiếp phục khi nghĩ rằng: "Nó sẽ làm hại ta, nhưng lợi ích từ đâu đến khi ta nghĩ như vậy? . "Hiềm hận được nhiếp phục, khi nghĩ rằng: "Nó đã làm hại người ta yêu, người ta mến.. Nó đang làm hại người ta yêu... người ta mến... Nó sẽ làm hại người ta yêu, người ta mến, nhưng lợi ích từ đâu đến khi nghĩ như vậy? Không làm cho vị ấy tức giận không có lý do.
Này các Tỷ-kheo, có mười trường hợp nhiếp phục được hiềm hận.
IX. Phẩm Trưởng Lão
(I) (81) Bàhuna
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Campá, trên bờ hồ Gaggarà. Rồi Tôn giả Bàhuna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bàhuna bạch Thế Tôn:
- Từ bao nhiêu pháp, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.
2. - Từ mười pháp, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ. giải thoát với tâm không hạn cuộc. Thế nào là mười?
3. Từ sắc, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Từ thọ, này Bàhuna... Từ tưởng, này Bàhuna... Từ các hành, này Bàhuna... Từ thức, này Bàhuna... Từ sanh, này Bàhuna... Từ già, này Bàhuna...Từ chết, này Bàhuna...Từ các khổ này Bàhuna.... Từ các phiền não, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.
4. Ví như, này Bàhuna, hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên mặt nước và đứng, không có dính nước. Cũng vậy, này Bàhuna, từ mười pháp này, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.
(II) (82) Ananda
1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:
2. - Này Abada, Tỷ-kheo nào không có lòng tin, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong pháp luật này, sự kiện này không xảy ra. Này Ananda, Tỷ-kheo nào ác giới... không nghe pháp... khó nói... làm bạn với ác... biếng nhác... thất niệm... không biết đủ... ác dục.. này Ananda, Tỷ-kheo nào có tà kiến sẽ được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong pháp luật này, sự kiện không xảy ra.
Này Ananda, Tỷ-kheo nào thành tựu mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
3. Này Ananda, Tỷ-kheo nào có lòng tin, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra, Này Ananda, Tỷ-kheo nào có giới... nghe pháp, thọ trì điều đã nghe... dễ nói... làm bạn với thiện... tinh thần, tinh tấn... trú niệm... biết đủ... ít dục... Này Ananda, Tỷ-kheo nào có chánh tri kiến, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
Này Anada, Tỷ-kheo nào thành tựu mười pháp này sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
(III) (83) Punniya
1. Rồi Tôn giả Punniya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punniya bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, có khi Thế Tôn thuyết pháp, có khi Thế Tôn không thuyết pháp?
2.- Này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, không đi đến yết kiến, Như Lai không có thuyết pháp. Khi nào, này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin , đi đến yết kiến, như vậy Thế Tôn thuyết pháp. Và này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, nhưng không có hầu hạ... có hầu hạ nhưng không hỏi.. có hỏi nhưng không có lóng tai nghe pháp... có lóng tai nhưng nghe pháp, nhưng sau khi, không thọ trì pháp... sau khi nghe, có thọ trì pháp, nhưng không suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì... suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, nhưng không có sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, thực hành pháp đúng pháp... sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, có thực hành pháp đúng pháp, nhưng không nói thiện, phát ngôn thiện, thành tựu các lời tao nhã, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng... khéo nói, khéo phát ngôn, thành tựu các lời tao nhả, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng, nhưng không có thuyết trình, không có khích lệ, không có làm cho phấn chấn, không có làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh, cho đến như vậy, Như lai không thuyết pháp.
3. Và này Punniya, Tỷ-kheo có lòng tin, có đi đến yết kiến, có hầu hạ, có hỏi, có lóng tai nghe; sau khi nghe, có thọ trì pháp, có suy nghĩ ý nghĩa các pháp đã được thọ trì; sau khi biết ý nghĩa, sau khi biết pháp, có thực hành pháp đúng pháp, khéo nói, khéo phát ngôn, thành tựu các lời tao nhã, nói lên ý nghĩa phân biệt rõ ràng và có thuyết trình, có khích lệ, có làm cho phấn chấn, có làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh, cho đến như vậy Như Lai có thuyết pháp.
Thành tựu mười pháp này, này Punniya Như Lai thế nào cũng thuyết pháp.
(VI) (84) Nói Lên Chánh Trí
1. Ở đây, Tôn giả Mahàmoggallàna gọi các Tỷ-kheo:
- Này các hiền giả Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàmoggallàna. Tôn giả Mahàmoggallàna nói như sau:
2. - Ở đây, này các Hiền giả, Tỷ-kheo nói lên chánh trí: "Tôi rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"". Rồi Như Lai hay đệ tử Như Lai, là vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy bị Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trong trống rỗng (sa mạc), rơi vào trong rối ren (rừng rậm), rơi vào trong bế tắc, rơi vào trong bất hạnh, rơi vào trong bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác tâm mình, tác ý đến tâm của người ấy như sau: "Như thế nào, Tôn giả này nói lên chánh trí: "Tôi rõ biết rằng: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa."? " Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm mình biết rõ tâm người ấy như sau: "Có phẫn nộ là Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị phẫn nộ thấm nhuần. Với tâm bị phẫn nộ thấm nhuần, nghĩa là tổn giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng. Có hiềm hận là Tôn giả này... có gièm pha là Tôn giả này... có não hại là Tôn giả này... có tật đố là Tôn giả này... có xan tham là Tôn giả này... có lừa đảo là Tôn giả này... có man trá là Tôn giả này... có ác dục là Tôn giả này... có thất niệm là Tôn giả này... Dầu cho còn nhiều việc (cao thượng hơn) cần phải làm thêm, tuy có chứng được thù thắng nhưng chỉ là phần nhỏ lại đứng lại giữa đường; đứng lại giữa đường này nghĩa là tổn giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng."
3. Tỷ-kheo ấy, chư Hiền, do không đoạn tận mười pháp này, đi đến được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, do đoạn tận mười pháp này, đi đến được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
(V) (85) Khoe Khoang
1. Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú giữa dân chúng Cetì, tại Sahajati. Tại đây, Tôn giả Mahàcunda bảo các Tỷ-kheo:
- Này chư Hiền Tỷ-kheo!
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau:
2. - Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo là hạng khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: "Tôi chứng nhập, tôi xuất ly sơ thiền. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly thiền thư hai. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly thiền thứ ba. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly thiền thư tư. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Không vô biên xứ. Tơi chứng nhập, tôi xuất ly Thức vô biên xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Vô sở hữu xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định." Như Lai hay đệ tử Như Lai là bậc Thánh hiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy khi bị Như Lai hay đệ tử Như Lai là những bậc hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào rối ren, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như lai, những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình tác ý đến tâm của người ấy như sau: "Như thế nào, Tôn giả này khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: "Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Thiền thứ nhất... tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định." Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm mình rõ biết tâm người ấy như sau: "Ðã lâu rồi, Tôn giả này có những hành động phá nát, có những hành động bể vụn, có những hành động chấm đen, có những hành động uế nhiễm, có những hành động không phù hợp, có những tập quán không phù hợp trong các giới luật. Phá giới là Tôn giả này, và phá giới nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Không có lòng tin là Tôn giả này, và không có lòng tin, nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Nghe ít là Tôn giả này, theo tà hạnh, học ít nghĩa là tổng giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng. Khó nói là Tôn giả này, và tánh khó nói... do Như Lai thuyết giảng. Bạn bè với ác là Tôn giả này, và tánh bạn bè với ác... biếng nhác là Tôn giả này, và tánh biếng nhác... thất niệm là do Tôn giả này, và tánh thất niệm... do Như Lai thuyết giảng. Gian xảo là Tôn giả này, và tánh gian xảo... khó nuôi dưỡng là Tôn giả này, và tánh khó nuôi dưỡng... ác tuệ là tôn giả naỳ, và tánh ác tuệ có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng.""
3. Ví như, này chư Hiền, một người bạn nói với người của mình: "Này Bạn, khi nào Bạn cần đến tài sản, hãy xin tôi tài sản và tôi sẽ cho Bạn tài sản." Người bạn kia khi cần đến tài sản liền nói với người bạn như sau: "Này Bạn, nay tôi cần đến tài sản, hãy cho tôi tài sản". Vị ấy trả lời như sau: "Vậy này Bạn, hãy đào ở đây". Vị kia tại đấy đào lên và không tìm được gì. Vị kia nói: "Này Bạn, Bạn đã nói láo với tôi. Này Bạn, Bạn đã nói những lời trống rỗng với tôi." "Hãy đào ở đây". Vị ấy nói: "Này Bạn, tôi không nói láo với Bạn. Tôi không nói những lời trống rỗng với Bạn. Vậy này Bạn, hãy đào ở đây". Vị kia tại đấy đào lên và không tìm được gì. Vị kia nói: "Này Bạn, Bạn đã nói láo với tôi. Này Bạn, Bạn đã nói những lời trống rỗng với tôi". "Hãy đào ở đây". Vị ấy nói: "Này Bạn, tôi không nói láo với Bạn. Tôi không nói những lời trống rỗng. Vậy này Bạn, hãy đào ở đây". Vị kia tại đấy đào lên và không tìm được gì. Vị kia nói: "Này Bạn, Bạn đã nói láo với tôi. Bạn đã nói những lời trống rỗng với tôi". "Hãy đào ở đây". Vị kia nói: "Này Bạn, tôi không nói láo với Bạn. Tôi không nói những lời trống rỗng với Bạn nhưng tôi bị điên loạn, tâm tôi bị đảo lộn. Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo là hạng khoe khoang, khoa trương những chứng đắc của mình: "Tôi chứng nhập, Tôi xuất ly sơ thiền...Thiền thứ hai... thiền thứ ba... Thiền thứ tư... Không vô biên xứ...Thức vô biên xứ... vô sở hữu xứ... Phi trưởng phi phi trưởng xứ... Tôi chứng nhập, tôi xuất ly Diệt thọ tưởng định". Như Lai hay đệ tử Như Lai là bậc hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy, khi bị Như Lai hay đệ tử Như Lai là những bậc hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào rối ren, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những bậc hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm của người ấy như sau: "Như thế nào, Tôn giả này khoa trương, khoe khoang, những chứng đắc của mình: "Tôi chứng nhập và xuất ly sơ thiền... tôi chứng nhập và xuất ly diệt thọ tưởng định". Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác như sau: "Ðã lâu rồi, Tôn giả này có những hành động phá nát, có những hành động bể vụn, có những hành động chấm đen, có những hành động uế nhiễm, có những hành động không phù hợp, có những tập quán không phù hợp trong cắc giới. Phá giới là Tôn giả, và phá giới có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Không có lòng tin là Tôn giả này và tánh không có lòng tin... nghe ít là Tôn giả này và tánh nghe ít... khó nói là Tôn giả này, và tánh khó nói... bạn bè với ác là Tôn giả này và tánh làm bạn với ác...biếng nhác là Tôn giả này, và tánh biếng nhác..... thất niệm là Tôn giả này và tánh thất niệm... gian xảo là Tôn giả này và tánh gian xảo... khó nuôi dưỡng là Tôn giả này và tánh khó nuôi dưỡng... Ác tuệ là Tôn giả này và tánh ác tuệ là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng."
4. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, không đoạn tận mười pháp này sẽ tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, sau khi đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật này, sự kiện này có xảy ra.
(VI) (86) Câu Hỏi Về Chánh Trí
1. Một thời, Tôn giả Mahàkassapa ở tại Ràjagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, tại vườn nuôi dưỡng các con sáo. Tại đấy, Tôn giả Kassapa gọi các Tỷ-kheo:
- Này chư Hiền Tỷ-kheo
- Thưa vâng Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàkassapa. Tôn giả Mahàkassapa nói như sau:
2. - Ở đây, này chư Hiền Tỷ-kheo nói lên chánh tri, nói rằng: "Tôi biết rõ như sau: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"". Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiện chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận. Vị ấy khi bị Như Lai, hay đệ tử Như Lai,, là những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào bối rối, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh. Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền... thiền xảo trong hành tường tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm người ấy như sau: "Như thế nào, vị Tôn giả này nói lên chánh trí, nói rằng: "Tôi rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"". Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những bậc hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, biết được tâm người ấy như sau: "Tăng thượng mạn la Tôn giả này, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt, chưa làm tưởng rằng đã làm, chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn đã tuyên bố về chánh trí", nói rằng: "Tôi rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa"". Như Lai hay đệ tử Như Lai là những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm người ấy: "Dựa trên gì, Tôn giả này tăng thượng mạn, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt... chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn, đã tuyên bố về chánh trí", nói rằng: "Tôi rõ biết: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa""? ". Như lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tường tâm của người khác, với tâm của mình biết được tâm của người ấy: "Nghe nhiều là Tôn giả này, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe. những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn trong sạch, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, thọ trì đọc tụng bằng lời, với ý khéo quán sát, khéo thể nhập, với chánh kiến. Do vậy, Tôn giả này, tăng thượng mạn, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt, chưa làm tưởng rằng đã làm, chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn, đã tuyên bố về chánh trí, nói rằng: "Tôi rõ biết: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa"". Như Lai hay đệ tử Như Lai là những vị hành thiền... thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, như vậy với tâm của mình, biết rõ tâm của người ấy: "Tham là Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị tham chi phối, và bị tham chi phối nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Sân là vị Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị sân chi phối, và bị sân...Hôn trầm thụy miên là vị Tôn giả này và sống nhiều với tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối, và bị hôn trầm thụy miên chi phối nghĩa là tổn giảm... Trạo cử là tôn giả này, và vị ấy sống nhiều với tâm bị trạo cử chi phối, và tâm bị trạo cử chi phối nghĩa là tổn giảm... Nghi là vị Tôn giả này, sống nhiều với tâm bị nghi hoặc chi phối... ưa thích công việc là vị Tôn giả này, thích thú công việc, chuyên chú trong thích thú công việc, và ưa thích công việc nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Ưa thích nói chuyện là Tôn giả này, thích thú nói chuyện, chuyên chú trong thích thú nói chuyện, thích thú nói chuyện là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Ưa thích ngủ nghỉ là Tôn giả này, thích thú ngủ nghỉ, và tánh thích thú ngủ nghỉ nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Ưa thích hội chúng, là vị Tôn giả này, thích thú hội chúng, chuyên chú ưa thích hội chúng, ưa thích hội chúng có nghĩa là tổn giảm trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng. Thất niệm là vị Tôn giả này, đối với các Pháp cao thượng chỉ được phần nhỏ, dầu cho có chứng được thù thắng nhưng chỉ là phần nhỏ, lại đứng lại giữa đường; đứng lại giữa đường, có nghĩa là tổn giảm trong Pháp Luật do Như Lai thuyết giảng."
3. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, không đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, sự kiện này không xảy ra. Tỷ-kheo ấy, này chư Hiền, đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, sự kiện này có xảy ra.
(VII) (87) Tỷ Kheo Kàlaka
1. Tại đấy, nhân việc của Tỷ-kheo Kàlaka Thế tôn gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo.
- Vâng bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. - Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích kiện tụng, không tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích kiện tụng, không tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng, pháp này không đưa đến thân ái, không đưa đến kính trọng, không đưa đến bắt chước (được làm quen), không đưa đến hòa đồng, không đưa đến nhất trí.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo không ưa học tập, không tán thán chấp nhận các học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa học tập, không tán thán chấp nhận các học pháp, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ác dục, không tán thán nhiếp phục ác dục. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ác dục, không tán thán nhiếp phục ác dục, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ không tán thán nhiếp phục phẫn nộ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ, không tán thán nhiếp phục phẫn nộ, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gièm pha không tán thán nhiếp phục gièm pha. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo gièm pha, không tán thán nhiếp phục gièm pha, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lừa đảo, không tán thán nhiếp phục lừa đảo. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lừa đảo, không tán thán nhiếp phục lừa đảo, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo man trá không tán thán nhiếp phục man trá. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo man trá, không tán thán nhiếp phục man trá, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tánh không vâng theo Chánh pháp, tánh tán thán vâng theo Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tánh không vâng theo Chánh pháp, tánh không tán thán vâng theo Chánh pháp, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiền tịnh, không tán thán thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thiền tịnh, không tán thán thiền tịnh, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có tiếp đón các vị đồng Phạm hạnh, không tán thán việc đón tiếp tốt đẹp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, không tán thán việc tiếp đón tốt đẹp, pháp này không đưa đến thân ái... không đưa đến nhất trí.
12. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo như vậy, nếu có ước muốn nào khởi lên: "Ôi mong rằng các vị đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường tôi", nhưng các vị đồng Phạm hạnh không có cung kính, không có tôn trọng, không có đảnh lễ cúng đường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí quán thấy các pháp ác bất thiện không được đoạn tận trong vị ấy.
13. Ví như, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa không thuần phục, dầu cho có khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng loài Người sẽ đặt ta trong vị trí của con ngựa đã được thuần thục, cho ta ăn với các đồ ăn dành cho con ngựa thuần phục, điều phục ta với sự điều phục dành cho con ngựa thuần thục". Nhưng loài Người không đặt nó trong vị trí của con ngựa thuần thục, không cho nó ăn trong vị trí của con ngựa thuần thục, không điều phục nó với sự điều phục dành cho con ngựa thuần thục. Vì sao? Vì những người có trí thấy rõ được những tánh hạ liệt, sự lừa đảo, giả dối, xảo trá, xảo quyệt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo như vậy, nếu có ước muốn nào khởi lên: "Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng đường ta", nhưng các vị đồng Phạm hạnh không có cung kính, không có tôn trọng, không có đảnh lễ, không có cúng dường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí quán thấy các pháp ác bất thiện không được đoạn tận trong vị ấy.
14. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa thích kiện tụng, tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa thích kiện tụng, tán thán làm lắng dịu các cuộc kiện tụng. Pháp này đưa đến thân ái, đưa đến kính trọng, đưa đến muốn làm quen, đưa đến hòa đồng, đưa đến nhất trí.
15. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích họa tập, tán thán chấp nhận học pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa thích học tập, tán thán chấp nhận học pháp. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
16. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ít dục, tán thán nhiếp phục các dục. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ít dục, tán thán nhiếp nhục phục các dục. Pháp này đưa đến nhất trí.
17. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ, tán thán nhiếp phục phẫn nộ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không phẫn nộ, tán thán nhiếp phục phẫn nộ. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
18. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không gièm pha, tán thán nhiếp phục gièm pha. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không gièm pha, tán thán nhiếp phục gièm pha. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
19. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không lừa đảo, tán thán nhiếp phục lừa đảo. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không lừa đảo, tán thán nhiếp phục lừa đảo. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
20. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không man trá, tán thán nhiếp phục man trá. Này cá Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không man trá, tán thán nhiếp phục man trá. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
21. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vâng theo Chánh pháp, tán thán vâng theo Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vâng theo Chánh pháp, tán thán vâng theo Chánh pháp. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
22. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiền tịnh, tán thán thiền tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiền tịnh, tán thán thiền tịnh. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
23. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tiếp đón tốt đẹp các vị đồng phạm hạnh, tán thán việc tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh, tán thán việc tiếp đón tốt đẹp các vị đồng Phạm hạnh. Pháp này đưa đến thân ái... đưa đến nhất trí.
24. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy, nếu không có ước muốn nào khởi lên: "Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường ta", nhưng các vị đồng Phạm hạnh cũng vẫn cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì rằng các vị đồng Phạm hạnh có trí quán thấy các pháp ác bất thiện đã được tận nơi vị ấy.
25. Ví như, này các Tỷ-kheo, một con ngựa thuần phục, dầu cho không khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng loài Người sẽ đặt ta trong vị trí của con ngựa đã thuần thục, cho ta ăn với các đồ ấm dành cho con ngựa thuần thục, điều phục ta với điều phục dành cho ngựa thuần thục". Nhưng loài Người vẫn đặt nó trong vị trí của con ngựa thuần thục, điều phục. Vì sao? Vì những người có trí thấy rõ được những tánh hạ liệt, gian dối, giả dối, xảo trá, xảo quyệt của nó đã được đoạn tận. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo với Tỷ-kheo như vậy, nếu không có khơi lên ước muốn: "Ôi mong rằng các vị đồng Phạm hạnh cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường ta", nhưng các vị đồng Phạm hạnh vẫn cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường vị ấy. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, các vị đồng Phạm hạnh có trí thấy rằng các pháp ác bất thiện ấy đã được tận nơi vị ấy.
(VIII) (88) Tai Nạn
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo nào mạ ly, khiến trách, nhiếc mắng các vị Thánh và những vị đồng Phạm hạnh, thật sự không thể không xảy ra được, không thể không có lúc để vị ấy khỏi phải gặp một trong mười tai nạn này. Thế nào là mười?
2. Không chứng đắc điều chưa được chứng đắc, điều đã chứng đắc bị thối thất, không được sáng suốt đối với diệu pháp, tăng thượng mạn trong diệu pháp, sống Phạm hạnh không được hoan hỷ, vi phạm một uế tội, cảm xúc bệnh nặng, đạt đến điên cuồng loạn tâm, khi chết bị bất tỉnh (hôn mê), hay sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào mạ lỵ, khiến trách, nhiếc mắng các vị Thánh và những vị đồng Phạm hạnh, thật sự không thể không xảy ra được, không thể không có lúc để vị ấy phải gặp một trong mười tai nạn này.
(IX) (89) Tỷ Kheo Kokàlika
1. Bấy giờ có Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kokàlika bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.
- Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sariputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có lòng tin và tin tưởng, đối với con Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục."
- Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sáriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
- Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlikaa, tâm hãy tịnh tín đối với Sàripuuta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: ... Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
2. Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Thế Tôn rồi đi ra. Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không bao lâu, toàn thân củ Tỷ-kheo Kokàlika nổi lên những mụt to bằng hạt cải: sau khi lớn bằng hạt cải, chúng lớn lên bằng hột đậu; sau khi lớn lên bằng hột đậu, chúng lớn lên bằng hạt đậu lớn; sau khi lớn bằng hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng hòn sỏi; sau khi lớn bằng hòn sỏi Kolatthi, chúng lớn lên bằng hột táo; sau khi lớn lên bằng hột táo, chúng lớn lên bằng trái Amala (A-ma-lặc); sau khi lớn lên bằng trái Amala, chúng lớn lên bằng trái dưa (trái vilva); sau khi lớn lên bằng trái dưa vilva, chúng lớn lên bằng trái billa (trái dưa đã chín); sau khi lớn lên bằng trái billa, chúng bị phá vỡ, mủ và máu chảy ra. Tại đây, nó nằm trên lá chuối, như con cá ăn phải đồ độc.
3. Lúc ấy có độc giác Phạm thiên Tudu đi đến Tỷ-kheo Kokàlika, sau khi đến, đứng trên hư không và nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
- Này Kokàlika, hãy đặt tâm tịnh tín nơi Sàriputta và Moggallàna! Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
- Ông là ai?
- Ta là độc giác Phạm thiên Tudu.
- Thưa Hiền giả, có phải Hiền giả là người được Thế Tôn trả lời là đã chứng Bất lai? Sao người lại đến đây? Hãy xem như thế nào người đã lầm lạc trong vấn đề này.
Rồi độc giác Phạm thiện Tudu nói lên với Tỷ-kheo Kokàlika bài kệ này:
Con người được sanh ra,4. Rồi Tỷ-kheo Kokàlika, do chứng bệnh ấy mệnh chung. Sau khi chết, Tỷ-kheo Kokàlika sanh vào địa ngục sen hồng vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna. Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, đứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna". Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ.
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay, bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình,
Là người khởi ác ý
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-ra-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục
Chịu khổ đau tại đấy.5. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm đã qua, bảo các Tỷ-kheo:
- Này các Tỷ-kheo, đêm nay Phạm thiên Sahampati khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên, đứng một bên, này các tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati thưa với Ta: "Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung ", "Bạch Thế Tôn Tỷ-kheo Kokàika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàripuuta và Moggallàna". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
6. Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, lâu dài bao nhiêu, là tuổi thọ ở địa ngục sen hồng?
- Này Tỷ-kheo, tuổi thọ ở địa ngục sen hồng, rất khó mà tính được. Có chừng ấy năm, hay có chừng ấy trăm năm, hay có chừng ấy ngàn năm, hay có chừng ấy trăm ngàn năm.
- Bạch Thế tôn, có thể cho một ví dụ được chăng?
- Có thể được, này Tỷ-kheo, một cỗ xe chở hai mươi cân kosala chở đầy hột mẻ. Rồi một người cứ sau một trăm năm, một trăm năm, một trăm năm lấy lên một hột mè. Mau hơn này Tỷ-kheo là cỗ xe chở hai mươi cân kosala chở đầy hột mè, do phương pháp này, đi đến tận sạch, không còn gì nữa, cũng chưa đủ là một abbuda địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi abbuda địa ngục là bằng một Nirabbuda địa ngục. Ví như này Tỷ kheo hai mươi nirabbuda địa ngục bằng một ababà địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi ababà địa ngục bằng một ahaha địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi ahaha địa ngục là bằng một atato địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi atato địa ngục bằng một kumodo địa ngục. Ví như này Tỷ-kheo, hai mươi kumodo địa ngục là bằng một sogandhika địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi sogandhika địa ngục bằng một uppalako địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo hai mươi uppalako địa ngục bằng một pundarika địa ngục. Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi pundarika địa ngục bằng một paduma địa ngục . Này Tỷ kheo , TYỷ kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục paduma (sen hồng), vì khởi lên ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna.
Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc đạo Sư lại nói thêm:
Con người được sanh ra(X) (90) Những Sức Mạnh
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xẩu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc
Nhỏ thay bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình.
Là người khởi ác ý,
Ðối với chư Thiện thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-rab-bu-da,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục,
Chịu khổ đau tại đấy.1. Bấy giờ có Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:
- Này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có bao nhiêu sức mạnh? Thành tựu với những sức mạnh ấy. Tỷ-kheo đã đoạn tận các lâu hoặc tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta"
- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có mười sức mạnh. Thành tựu với những sức mạnh ấy, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta". Thế nào là mười?
2. Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, đã khéo như thật thấy với chánh trí tuệ, các hành là vô thường. Bạch thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, đã khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, tất cả các hành là vô thường. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc đã khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, tất cả các hành là vô thường. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Dựa trên sức mạnh này, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn tận diệt các hoặc: "Các lậu hoặc đã được tận nơi ta."
3. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc đã khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, các dục được ví như hố than hừng. Bạch thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, đã khéo thấy như thật với chánh trí tuệ, các dục được ví như hố than hừng. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. do sức mạnh này, Tỷ kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta."
4. Lại nữa, bạch Thế tôn, Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, với tâm hướng về viễn ly, thiên về viễn ly, xuôi về viễn ly, trú vào viễn ly, ưa thích xuất ly, chấm dứt hoàn toàn các pháp làm trú xứ cho các lậu hoặc. Bạch Thế Tôn, ... đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc... "... được đoạn tận nơi ta."
5. Lại nữa, bạch thế Tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn niệm xứ. Bạch Thế tôn, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Bốn niệm xứ. Bạch Thế tôn đây là sức mạnh của tỷ-khoe đoạn tận các lậu hoặc... "... đã được đoạn tận nơi ta."
6. Lại nữa, bạch thế Tôn, Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc khéo tu tập Bốn chánh cần... tu tập khéo tu tập Bốn như ý túc... tu tập, khéo tu tập Năm căn... tu tập, khéo tu tập Năm lực... tu tập, khéo tu tập Bảy giác chi... tu tập, khéo tu tập Thánh đạo tám ngành. Bạch Thế Tôn, Tỷ kheo đoạn tận các lậu hoặc tu tập, khéo tu tập Thánh đạo tám ngành. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ kheo đoạn tận các lậu hoặc tự nhận biết sự đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc được đoạn tận nơi ta."
Bạch Thế Tôn, có mười sức mạnh này của Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc. Thành tựu những lực này, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc nhận biết sự đoạn tận diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được đoạn tận nơi ta".
-ooOoo-
Mục Lục các Chương: 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | Giới thiệu