Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
|
Văn-Lang Tôn-thất Phương |
Có
lẽ không bao nhiêu người Việt mình biết đến nữ văn sĩ
Hayashi
Fumiko (1903-1951), mặc dù bà là ngôi sao sáng của
cận đại Nhật Bản, và đã từng đến sống ở Việt Nam
(1942-1943).
Đây là một cây bút không mệt mỏi: trong 24 năm viết lách, bà đã viết được 86 cuốn sách, và trên 200 loại truyện ngắn hay đoản văn. Đa số những sách này bán chạy như tôm tươi - vì qua ngòi bút của bà, quần chúng thấy được cái nhọc nhằn của người phụ nữ Nhật trong thời chiến tranh và những đói nghèo của xã hội Nhật sau Thế Chiến. Văn chương của Hayashi Fumiko là nỗi niềm của những người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, luôn luôn chật vật với sinh kế và thua kém về mọi mặt, nhưng biết ráng tranh đấu - với hoàn cảnh và với chính mình - để mà sống. Có những cái gắng gỏi, tưởng là dễ nhưng lại rất khó đối với một phụ nữ nghèo túng, ví dụ như cố nuôi hy vọng, không muốn ngã vào con đường làm gái bán thân ! Bà sinh ra vào lúc năm cùng tháng tận: 31 tháng 12, 1903. Cha bán hàng rong ở một tỉnh lẻ vùng Kyushu, mẹ là con gái của một chủ lữ quán (onsen ryokan). Hai ông bà ở với nhau không cưới hỏi gì. Mẹ bà cũng khá phóng túng: trước Fumiko, người mẹ mới 35 tuổi nhưng đã có sẵn 3 đứa con với hai người chồng trước, và ông chồng hiện tại thì nhỏ hơn bà đến 14 tuổi. Không được gia đình chấp thuận, cả hai phải dắt díu nhau ra đi, tìm đến sinh sống ở Shimonoseki. Fumiko ra đời ở đó. Fumiko mới lên 6 thì một hôm ông bố - đang sống muối dưa ngày hai buổi với vợ con - bỗng được "trúng mánh" trong chuyện làm ăn, và dắt ngay một cô geisha về nhà. Bà mẹ giận dữ bỏ ra đi với một tình nhân mới - trẻ hơn bà 20 tuổi - và dẫn Fumiko theo. Cả gia đình lê lết từ thành phố này qua thành phố khác, buôn lẻ bán rong. Tuy người bố mới rất hiền, nhưng cuộc sống lang thang làm đứa bé không học hành gì ra hồn. Có mấy năm ở tiểu học mà Fumiko phải đổi trường đến 7 lần, và do đó không có bạn học nào hết. Thú vui của cô bé là đọc sách, và nô đùa với những ai chịu khó chơi với mình. Cuộc sống thì lầm than, nghèo đói. Cha mẹ của Fumiko không thuê nổi một chỗ riêng cho mình, cứ phải ở trọ trong những căn nhà có đủ hạng người cùng cực và khá khác thường : một cô gái giang hồ cụt một ngón tay và có xâm hình 1 con rắn trên bụng, một chú thợ mỏ khùng khùng, một anh hát dạo chỉ có một mắt ... Khi Fumiko lên 12 tuổi thì gia đình dọn về Onomichi, một vùng ven biển gần Hiroshima. Nơi đây, cô bé may mắn được một thầy giáo dạy tiểu học thương tài viết của cô nên thúc cô thi vào Trung Học Cấp 2 (năm 1918). Bà mẹ thấy thế nên ở yên một chỗ cho đến khi cô bé tốt nghiệp. Vì Fumiko phải đi làm ban đêm để trả học phí cho nên học hành cũng không giỏi giang gì. Nhưng ở đây cũng có một giáo viên khác khuyến khích cô trau dồi văn chương, và nhờ đó Fumiko làm quen được với các tác phẩm của Basho, Walt Whitman, Heinrich Heine, vv ... Cô bắt đầu làm thơ đăng báo. Người tình đầu tiên của Fumiko là Okano Gun-Ichi, cả hai vốn thích nhau vì văn chương. Năm 1922, sau khi tốt nghiệp Trung Học, Fumiko theo chàng ta lên Tokyo. Cả hai chung sống với nhau cho đến khi chàng xong đại học. Nhưng họ không cưới được nhau: gia đình chàng chê Fumiko là ... đẹp và rất thông minh, nhưng nghèo và xuất thân hạ tiện. Thôi thế là tan một chuyện lòng! Fumiko bỏ về Onomichi một thời gian, nhưng sau đó quyết định trở lại Tokyo dù phải làm đủ nghề chật vật để sinh sống: ngồi thâu tiền ở nhà tắm công cộng (Ofuro), giữ em, làm thư ký, phụ việc cân chế thuốc, làm cho tiệm cầm đồ, sơn đồ chơi trẻ con, vv... ' Nghề ' mà Fumiko làm lâu nhất là chạy bàn trong một tiệm cà phê nhỏ, ban đêm thì về giúp cha mẹ bán ở xe hàng rong (hai người này đã dọn lên thành phố Tokyo). Tuy thế, không phải lúc nào cũng có việc làm. Nghèo đói quá, có lần Fumiko đã phải lén nhổ trộm rau cải của người ta trồng dưới ruộng, có khi lại phải ngủ trong cầu tiêu công cộng. Fumiko ghi lại có lúc đã rất xuống tinh thần: Nếu nhà vắng chủ, ắt tôi chui vào Tôi nghèo - có trộm [cũng] không sao Còn chi nữa để ước ao bây giờ Người tình cũng đã thờ ơ Chê tôi khốn khó ! Khi nghề nghiệp đã long đong thì hình như tình duyên cũng lận đận. Năm 21 tuổi, tuy nghèo nhưng Fumiko đã cưu mang nuôi 1 chàng nghệ sĩ xác xơ! Được chừng dăm bảy tháng, nàng sửng sờ khám phá ra chàng có một số tiền kếch sù 2,000 Yen [bằng mấy năm tiền lương] cất trong nhà băng, và một xấp thư tình mùi mẫn của một nữ lưu nào đó ... Fumiko "dứt duyên tơ" ngay, nhưng lại sa vào tay một kẻ tệ hơn: Nomura Yoshiya. Anh chàng này tuy là thi sĩ nhưng thuộc loại trói gà rất chặt, và ... thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nàng khá thường xuyên! Tuy vậy cả hai vẫn sống với nhau - cho đến một hôm, chàng đá nàng nằm bẹp dưới đất, rồi nhét nàng vô trong một cái túi lớn, đem vào bếp vất dưới gầm nhà... Năm 23 tuổi (1926), Fumiko gặp Tezuka Rokubin, một hoạ sĩ - và chàng này thì bình thường hơn, nghiã là biết thương yêu nâng đỡ nàng. Hai người sống chung với nhau cho đến ... 18 năm sau (1944) mới hợp thức hoá là vợ chồng! Fumiko vốn nặng tình với chuyện viết lách từ những năm nghèo đói. Cô viết nhật ký rất dài, và cũng hay làm thơ, thỉnh thoảng có gửi dăm ba bài đi xuất bản trong các tạp chí. Cô thích đọc văn [bản dịch] của Tolstoy, Baudelaire, O'Neill và nhà văn Na-Uy Knut Hamsun. Năm 1927, Fumiko góp những điều đã chép trong nhật ký để viết lại thành sách, lấy tựa là Những Ngày Lang Bạt (Ho-ro-ki). Đưa bao nhiêu nhà xuất bản cũng đều bị từ chối. Cuối cùng, có một tạp chí chịu đăng nó thành từng phần, nhưng họ cũng làm khó dễ, không chịu đăng liên tục. Mãi đến năm 1930 mới có ban biên tập của một tạp chí khác đọc thấy thích và cho in ra thành sách. Không ngờ, sách vừa mới cho ra, độc giả đã đua nhau mua ngay mấy trăm ngàn cuốn, một kỷ lục vĩ đại! Lúc này Fumiko mới 26 tuổi. Những Ngày Lang Bạt nói lên tất cả những nỗi niềm mà Fumiko đã trải qua trong những năm khó nhọc. Mỗi phần của cuốn sách là những nét cắt gọn mà sâu về những lầm than của chính bản thân nàng: đổi từ nghề này qua nghề khác nhưng chả nghề nào vinh, cuộc sống thì bao giờ cũng bị đồng tiền dằn vặt ..., trong đó cái nghèo làm đôi khi con người chỉ dám mơ ước đến những cái thực ra vốn rất bình thường: Nhà trọ rất ồn ào vào giờ ăn tối. Mùi đồ ăn người ta nấu cứ bay vào phòng làm tôi thực là thèm ... Bay đến đây đi, đậu ngào đường Bay đến đây đi, ôi tô mì nước Bay đến đây đi, bánh mì kẹp mứt dâu. Dĩ nhiên Những Ngày Lang Bạt đi xa hơn những chuyện nói về nghèo khó. Trong cuốn sách, Fumiko cũng bộc lộ mọi ý nghĩ và mơ ước của mình: "tôi muốn hét to lên như một người điên" ... "phải viết, chỉ có viết thôi, quên hết để mà viết lách ... rồi để xuất bản ... 500 cuốn thì phải tốn 80 Yen ... chắc phải đem đi cầm cái kimono mới trả đủ " ... Thỉnh thoảng cũng có chen vào một vài bài thơ, mỗi bài mỗi khúc đều làm người đọc ngậm ngùi vì cám cảnh: Giờ đã hoang tàn hoá bụi tro ! Hai tác phẩm khác ra đời sau đó: Cái Phố Nhỏ có Cá và Phong Cầm (Fukin to Sakana no Machi) và Thanh Bần (Seihin no Sho). Truyện thứ nhất nói về những kỷ niệm thời thơ ấu của Fumiko ở Onomichi, tác phẩm thứ hai gồm nhiều truyện ngắn nói về tình cảm giữa Fumiko và Rokubin trong bốn năm đầu chung sống. Lúc này Fumiko đã hết tiền, chàng và nàng lại sống trong nghèo khó - nhưng thương yêu nhau hơn. Qua Rokubin, Fumiko bắt đầu tìm lại được lòng tin vào thiện tâm của con người, một điều mà từ bao lâu nàng vẫn ngờ vực. Thanh Bần được quần chúng lẫn các nhà phê bình văn học ủng hộ nồng nhiệt. Có tiền, Fumiko lại đi du lịch: lấy tàu lửa xuyên Siberia để qua Moscova, sau đó tới ở Paris khoảng 4 tháng, đi xem Opera và diễn kịch, thăm các viện bảo tàng vv... cho đến khi cháy túi mới trở về (tháng 6, 1932). Trong thời gian ở Paris, Fumiko có viết ít bài ngắn, gửi về đăng ở các tạp chí. Bây giờ bà đã nổi danh nên những nhà xuất bản và các hội đoàn giành nhau tìm đến để đặt cọc bài viết, hoặc mời đi thuyết trình. Fumiko không từ chối một ai, vì muốn kiếm tiền, và được đi chơi đó đây. Tuy vậy cứ mỗi mùa Hè thì Fumiko lại rút về một nơi yên tĩnh trong vùng Omomichi để có thì giờ viết lách và để cho Rokubin vẽ. Về sau, Rokubin cũng khá lên, tạo được tên tuổi trong nghề nghiệp của mình. Qua 1934, những viết lách của Fumiko - dù vẫn mang tính hiện thực phê phán - đã bắt đầu thoát dần ra khỏi loại tự thuật . Tác phẩm Chú Bé Khóc Nhè (Nakimushi Kozo) là câu chuyện một em nhỏ có mẹ đi lấy chồng khác, và vì không ai muốn nuôi nên cứ phải bị chuyền tay từ người này qua người khác trong đám bà con. Tác phẩm Con Hàu (Kaki, 1935) thì nói về 1 anh thợ làm túi da cưới phải một cô vợ tham tiền, về sau bị vợ bỏ nên anh dần dần hoá điên ... Cả hai cuốn này đều được đánh giá cao nên Fumiko có tự tín hơn để đi xa khỏi lãnh vực viết truyện tự thuật. Thường Fumiko không cho ai thấy quan điểm chính trị của mình. Có lẽ nhờ đó mà mùa Thu năm 1936, quân bộ Nhật cho phép bà (lúc đó làm phóng viên) qua tiếp xúc với binh lính Nhật bên Mãn Châu. Năm sau, khi quân Nhật tiến chiếm Trung Quốc, Rokubin bị gọi nhập ngũ. Tháng Chạp, bà xin làm phóng viên chiến trường cho báo Tokyo Nichi Nichi, và đã có mặt trong những ngày đầu khi quân Nhật chiếm Nam Kinh. Tuy nhiên, chả rõ vì sợ kiểm duyệt hay vì quan điểm cá nhân - hay cả hai - mà không thấy Fumiko đả động gì đến những thảm cảnh của người dân Trung Quốc, ví dụ như chuyện quân đội của Thiên Hoàng hãm hiếp hơn 20,000 phụ nữ ở Nam Kinh. Fumiko chỉ viết bài trên quan điểm của quân đội Nhật. Những năm kế tiếp vẫn là những năm mà Fumiko ' khoác chinh y ' - bà trực thuộc hẳn vào "Lực lượng Cầm Bút của Quân Đội" (Pen Butai). Fumiko liên tiếp viết Tiền Tuyến (Sensen), Ba Đào (Hato), Đội Quân Nơi Miệt Bắc (Hokugan Butai), và những loạt phóng sự nói về sinh hoạt của quân Nhật trên các chiến trường Mãn Châu, Trung Quốc. Ngoài ra, bà cũng hay đi diễn thuyết để "ủy lạo" binh sĩ, hay vận động dân chúng Nhật ủng hộ cho chiến tranh ... Từ 1942 trở đi, Fumiko có mặt trong số những văn sĩ Nhật được gửi xuống 'Nam Phương' (vùng bị Nhật chiếm đóng như Indochina, Singapore, Java, Borneo và Sumatra) để cổ súy cho ' tinh thần Đại Đông Á'. Nhờ có quan hệ tốt với quân đội, trong mùa Đông 1942-1943 bà được đến sống huy hoàng trong những biệt thự sang trọng ở Đà Lạt . Chính phong cảnh hữu tình ở đây đã giúp cho bà sau này viết được cuốn truyện nổi tiếng Phù Vân (Uki-gumo). Tháng 5-1943, Fumiko trở về Tokyo. Lúc đó nước Nhật đã quá túng quẩn, ai cũng phải chạy lo kiếm miếng ăn nên chuyện viết lách hoàn toàn không có gì. Mặt khác, chế độ kiểm duyệt ngày càng nặng nề thêm. Ngay cả cuốn Những Ngày Lang Bạt cũng bị cấm lưu hành vì bị cho là quá vị kỷ cá nhân và thiếu tinh thần yêu nước. Dù sao thì về mặt gia đình, Fumiko khá may mắn vì Rokubin được giải ngũ trở về. Hai người nhận một bé trai làm con nuôi, đặt tên là Tai. Năm sau, vì Tokyo bị máy bay Mỹ dội bom liên miên nên bà phải bế con sơ tán lên vùng núi non gần tỉnh Nagano. Fumiko chỉ viết được dăm bài thơ và ít bài tạp ghi không đáng kể. Tháng 8-1945, nước Nhật đầu hàng. Hoà bình trở lại nhưng những khó khăn nghèo đói trong xã hội lên đến cao độ. Tuy vậy, trạng huống mới lại đem đến cho Fumiko nhiều đề tài để viết. Năm 1946, bà có được vài truyện ngắn xuất bản trong các tạp chí [Bão Tuyết (Fubuki), Hò Hẹn (Aibiki), Nuôi Trong Đồng Rộng (Hoboku), vv... ] và hai cuốn sách [Cỏ Nổi (Ukigusa), Du Tình Lai Láng (Ryojo no Umi) ]. Không biết vì chế độ kiểm duyệt đã cáo chung - hay do Fumiko bây giờ mới cảm được mùi thống khổ của chiến tranh sau khi nó có đến cho chính bản thân mình - mà tình cảm của bà bỗng nhiên có vẻ khác đi so với thưở "vác bút tòng quân" lúc trước. Giữa 1946 và 1947, Fumiko bắt đầu viết Bao Giòng Nước Xoắn (Uzu-shio), nói về tình cảnh những goá phụ có chồng lính chết trong chiến tranh. Trời Mưa (Ame) là chuyện kể những bơ vơ đau khổ của một anh cựu chiến binh: Một truyện ngắn khác, Đoá Cúc Muộn (Bangiku), nói về một bà Geisha già tên Kin, đã 56 tuổi nhưng vẫn còn đẹp : Và Tabê đến, ăn mặc xuềnh xoàng, cung cách thô lỗ. Chiến tranh đã làm cho "chàng thư sinh ấy" hoá ra 1 con người khác. Tabê hiện đang làm ăn thất bại, chuyện vợ con gia điønh gặp bế tắc, cô tình nhân thì lại có bầu ... Tabê ngỏ lời muốn mượn 400,000 Yen. Khi nghe Tabê bảo nếu không có ít nhiều thì không chịu ra về, Kin thấy như bị dội một gáo nước lạnh: "Anh đến để mượn tiền, hay đến để thăm nhau ?" Kin vẫn cất kỹ tấm hình của
Tabê từ bao nhiêu năm nay. Giờ đây ... Kin đem hình ra đốt.
Nàng biết từ đây mình sẽ không còn yêu ai nữa. Mọi sự
chỉ là tiền ...
Một hôm trời quá lạnh. Có một anh tài xế xe tải tốt bụng mời Ryo vào nhà sưởi ấm cho qua cơn gió. Đến thăm anh ta vào ngày sau, và những ngày sau ... Ryo thấy lòng xao xuyến, nhưng khi anh ta tỏ tình cảm, nàng từ chối, để rồi sau đó hối tiếc, rồi lại dằn vặt, do dự ... Cuối cùng, như chuyện tự nhiên - hai người trở thành thân thiết. Rồi họ đi xem Ciné chung, tối đó ngủ với nhau ở lữ quán. Những tưởng gió đời từ nay bớt lạnh. Nhưng không may, hôm sau anh tài xế chết đột ngột vì tai nạn ... Ryo vẫn tiếp tục đi bán trà dạo ... Có lần, một người đàn bà nghèo nọ mời nàng vào nhà uống nước. Nhìn bà ta và mấy người phụ nữ khác ngồi khâu bên những chồng áo quần cao ngất, Ryo suy nghĩ - những người này, "cũng đàn bà, và còn nghèo khó hơn mình, mà họ còn ráng được thay" ... Vì Yukiko là cô gái trẻ (người Nhật) duy nhất ở đó nên có lắm kẻ theo đuổi. Nhưng cô chỉ yêu Tomioka dù biết chàng này đã có vợ ở Nhật và đang có một cô nhân tình Việt Nam. Tomioka cũng thích Yukiko, nhưng vì ham muốn, chứ không yêu tới độ như nàng mê đắm anh ta. Dù sao thì cả hai có thì giờ và hoàn cảnh nên thơ thuận tiện để chung vui, như đi khám phá những vùng rừng núi, hay dạo chơi hồ nước, thăm công viên thiên nhiên, và khám phá về thân thể của nhau ... Bỗng Nhật thua trận, họ rớt về đất cũ thực tại. Trái ngược với cái vùng địa đàng mộng mơ có tình yêu nồng cháy đam mê, Nhật Bản trong những năm hậu chiến là một đất nước đầy hoang tàn và xác xơ vì nghèo đói. Mỗi ngày trên quê hương hôm nay là những cảnh trời xám gió lạnh, giường ngủ chả có gối êm chăn ấm, bữa ăn hụt nọ thiếu kia ... Dĩ nhiên Tomioka không dám hé môi với vợ về chuyện Yukiko, và vì tiếc của đời, anh cũng không dám nói với Yukiko là mình không yêu cô ta để cho dứt khoát ... Về sau, anh bán nhà lấy vốn đi buôn gỗ, nhưng sớm thất bại, và cuối cùng phải đi ở nhờ vào những người bà con ... Phần Yukiko, tuy hiểu Tomioka rất rõ nhưng không dứt ra được, nên cô vẫn cố gắng "níu kéo bóng tình yêu". Khi vợ của Tomioka đã mất và anh chàng đi lãnh việc mới ở vùng Yakushima, Yukiko đi theo ... Nhưng vùng này khí hậu ẩm ướt lạnh lẽo, ngày càng làm cho bệnh lao của Yukiko thêm nặng. Nằm hấp hối trên giường bệnh, Yukiko nhận ra Fumiko viết nhiều về cuộc đời của đám đông quần chúng, nên được quần chúng ái mộ . Để tưởng niệm bà, họ dựng một tượng đồng bên con đường lớn ở trung tâm thành phố Onomichi (Hiroshima), nơi Fumiko sống thời niên thiếu. Bên cạnh đó là một căn nhà kỷ niệm được làm giống hệt cái văn phòng mà bà thường làm việc . Ở quê hương bên ngoại, Sakura-jima (Kuyshu), không xa nơi lữ quán của mẹ bà ngày xưa, người ta lập một đền thờ để tưởng nhớ Fumiko. Trước đền là một tảng đá xinh xinh, có khắc hai câu thơ của người nữ sĩ: nigashiki koto nomi o-kariki Kiếp hoa thường
ngắn ngủi
Văn-Lang
Tôn-thất Phương, Canberra 2003-07.
|
[ Trở Về ]