Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả ]
|
|
Mây trắng trôi qua trên đầu tôi. Ngọn gió này đích thị là gió thu. Tôi thích khi mùa hạ sắp tàn. Đó là lúc lá của tôi sáng rực lên đẹp hơn bao giờ hết. Bầu trời cao hẳn lên và rộng hẳn ra. Mặt đất có vẻ hẹp lại như thể nhìn ngược qua viễn vọng kính, thật đẹp. Hôm ấy bọn trẻ cũng lại đến đây. Rồi chúng bắt xén tóc trên thân cây tôi. - Này, cho nó xén tóc đi, một sợi thôi cũng được. Thằng bé bao giờ cũng nài nẵng thế. - Chỉ đúng một sợi thôi đấy nhé. Con bé thận trọng kéo một sợi tóc của mình chìa ra, nhướng mắt ra dấu. Thế là thằng bé bèn cho con xén tóc vừa bắt được xén đứt sợi tóc ấy. Con xén tóc vừa cất tiếng kêu xè xè yếu ớt khác hẳn với hình dáng của nó, vừa tiếp tục xén vụn thành manh mún sợi tóc mà nó vừa xén được của con bé. - Này, thêm một sợi nữa nhé. Thằng bé lại nài nẵng. - Đừng có cho xén nhiều quá đấy! Con bé lại thận trọng chìa ra thêm một sợi tóc nữa. Không biết bọn trẻ đã đến đây chơi từ bao giờ. Tôi tưởng chừng như mình đã biết con bé ấy từ lâu lắm rồi.
|
Chuyện
xẩy ra đã lâu, lâu lắm rồi.
Dạo ấy, quanh đây là một bãi cỏ rộng dùng làm bãi tập trận. Không có nhà cửa, đường xá, cũng chẳng có dây điện. Tôi đã đứng chơ vơ ở một chỗ như thế. Tôi cũng không biết mình đã đứng ở đây từ bao giờ. Nhưng chắc hẳn là từ khi thân cây chưa to như bây giờ, và có lẽ cũng chưa cao lắm. Là vì tôi phải cố lắm mới trông thấy khói xe lửa ở ga Hiroshima, ở về phía nam tận cuối bãi tập trận. Làn khói trắng phun lên trời một lúc rồi mới nghe thấy tiếng con tàu ầm ầm chạy qua. Khi đó, về phía nhà ga Hiroshima, chắc hẳn là còn trông thấy cả ngọn núi Ê- di ở đằng xa. Còn ở phía đối diện với phía nhà ga thì hẳn là thấy núi Futaba. Vậy mà trong ký ức tôi lại không nhớ gì về hai ngọn núi ấy, mà chỉ nhớ dường như đã nghe thấy tiếng còi tàu ở đằng xa tận cuối đồng cỏ rộng mênh mông.
|
Hàng
ngày, binh sĩ tới đây tập trận từ sáng đến chiều. Họ
từ đằng xa, trông còn bé tí chỉ bằng hạt vừng, lấy tôi
làm mục tiêu tấn công mà xông tới. Họ dàn ra thành hàng
ngang, lúc thì chồm lên chạy, lúc thì thụp xuống nằm sấp
trên mặt đất. Thỉnh thoảng nghe có tiếng hô hoán gì đó,
rồi thấy đoản kiếm sáng loáng.
Họ mỗi lúc một tiến gần hơn, cuối cùng đồng loạt cất tiếng hô to -
Xông lên! Xông lên nào!
Tiếng còi vang lên, buổi tập trận kết thúc. Binh sĩ xếp hàng, gác súng lại thành như một đống que diêm, rồi đến giờ nghỉ. Tất cả những người lính đều đến nghỉ dưới bóng tôi. Những hôm như ngày hè nóng nực, mồ hôi vã ra đen thẫm cả màu áo kaki của mọi người. Mùi mồ hôi và mùi các vật dụng bằng da nồng nặc bốc lên từ dưới chân tôi. Cho đến bây giờ, vào những buổi trưa hè vắng lặng, có lúc tôi đã mơ hồ nhớ lại cái mùi ấy. Từ dạo ấy, xén tóc đã thường đến chơi trên mình tôi. Các binh sĩ thường bắt chúng, cho đấu với nhau. Ngày
xưa, lính tráng ai nấy đều hớt tóc rất ngắn, gần như
cạo trọc, nên tóc ngắn quá không thể cho xén tóc xén được.
- Ối đau! Thằng phải gió mày làm cái gì thế! Có cả những người lính tinh nghịch đã chơi đùa vật lộn với nhau. Khi nào các binh sĩ cũng vừa ra về vừa hát khúc quân ca: Đây là đất Mãn Châu xa xôiKhông hiểu sao tôi thích âm điệu của câu "Bạn tôi ở dưới tảng đá nơi cuối bãi", cho dù không hiểu nghĩa là gì cả. Những người lính thường vừa ra về vừa lập đi lập lại hai lần một bài hát, tôi thấy cảnh tượng ấy thật đẹp. Chiến tranh là như thế nào nhỉ ? Cảnh chiến trận trong ráng chiều đỏ ối, tôi cảm thấy dường như có một vẻ đẹp nào đó. Thế nhưng đó là chuyện đã lâu lắm rồi. Khi ấy tôi chỉ biết các binh sĩ mà không hay biết gì về chiến tranh. Thế rồi một vài năm tháng trôi qua, tôi cũng không biết là bao lâu.
|
Thân
cây của tôi, đứng xa một chút thì sẽ thấy rõ là phía
dưới gốc hơi bị ngả nghiêng sang một bên. Có người chê
dáng cây xấu xí, nhưng rất ít người biết được nguyên
cớ vì sao.
Thân cây tôi đã bị ngả nghiêng như thế là vào ngày hôm ấy đấy ạ. Đó là một buổi sáng yên tĩnh. Sương rơi đầm đìa, trời đứng gió. Vào lúc sáng tinh mơ, còi đã hụ một lần. Đó là tiếng còi báo động có máy bay địch đang tới. Thế nhưng, trong khắp thành phố và khắp mọi nơi không đâu có gì lạ. Chỉ có mỗi một người từ phía nhà ga hấp tấp chạy băng ngang qua bãi tập trận. Có ai đó đang quét những bậc đá thật cao đi lên ngôi đền dưới chân núi Futaba, vẫn như mọi ngày. Hình như là trong khoảng hai tiếng đồng hồ sau đó, cũng không có xe lửa chạy qua. Rồi tiếng còi chấm dứt báo động lại vang lên. Từ trại lính dường như là nhà kho ở góc bãi tập trận, có năm sáu người lính hấp tấp đi tới. Có lẽ họ đi đâu đấy để ăn sáng. Vẫn chỉ như mọi ngày. Chỉ có điều là vì có còi báo động mà giờ giấc bị dời lại thôi. Quang cảnh bình thường vẫn như mọi ngày, thế mà tôi nhớ như in, mới lạ. Trên
bầu trời tuy đã hết báo động rồi, thế mà lại có một
chiếc máy bay nhỏ sáng loáng màu bạc như sợi băng bằng
nhựa lấp lánh, bay tới. Máy bay của Nhật chăng? Chiếc máy
bay ấy bay rất cao. Khi tới ngay phía trên Hiroshima, nó bỗng
chao mình, sáng lóe lên. Thế rồi một lát sau, trước mắt
tôi, một làn ánh sáng, vừa hồng nhạt vừa tim tím như ma
nhê bị đốt cháy, đã tỏa ra khắp trời.
|
Tôi
chỉ nhớ được có thế thôi. Một làn gió cực mạnh ập
tới, như xô vào tôi, vụt lướt qua.
"Thôi chết, mình bị đổ rồi."Tôi nghĩ thế. Tôi định thần tỉnh lại là vào buổi trưa. Thân tôi đã bị ngã nghiêng từ chỗ gốc cây. Tán lá xòe ra về phía nam đều đã biến sang mầu nâu nhạt, héo rũ cả xuống. Buổi sáng nền trời xanh trong vắt là thế, giờ khắp nơi đều u ám. Khói bốc lên từ khắp mọi nơi trong thành phố. Thế nhưng mãi một lúc lâu tôi đã không để ý đến phía dưới chân mình. Đó là tôi đang đứng giữa một địa ngục. Bãi tập trận rộng thênh thang giờ đây toàn những người là người, như thể không còn chỗ để đặt chân. Và họ toàn là những con ma. Những cái mặt nhẵn thín không mắt không miệng không tai. Từ những bộ quân phục tả tơi, thò ra những ống chân trần trụi sưng tấy căng phồng của những người lính đã chết. Những con ngựa da bị bong, loạng choạng ngã, đang cố đứng dậy. Không ai nói một lời nào. Chỉ toàn là những tiếng rên rỉ, hay gào khóc. Và rồi, chưa hết, chưa hết, từ phía thành phố, từng dòng người toàn là cũng đều như thế, vẫn tiếp tục đổ về bãi tập trận. Ở khoảng giữa bãi tập có đào một cái hào thật dài để tập trận. Dưới
hào ấy, nước đọng đỏ ối đục ngầu. Không biết từ
lúc nào, những người bị bỏng da thịt lở loét bò đến
gần để tìm nước, vục đầu vào rãnh nước cạn ấy mà
nằm yên bất động dần, như thể đã uống phải độc dược
cực mạnh.
|
Trời
đã về chiều. Nhưng nền trời đỏ rực vì lửa vẫn tiếp
tục cháy trong thành phố. Màu trời đỏ rực ấy soi xuống
hào nước nơi bãi tập trận, trông cứ như là máu chảy thành
sông. Trên những mảng da người bị bỏng lở loét, chất
dịch rịn ra từ tuyến bạch huyết ngoằn ngoèo chảy cũng
sáng rực lên, trông thật ghê rợn.
Tôi đã ngất đi, không biết bao lần tưởng chừng mình đã bị đổ gục. Hình như chiếc rễ to nhất đã bị đứt ở đâu đó, làm cho đến cả ngọn của cành cây cao nhất cũng đau buốt. Chốc chốc lại có cái gì từ trên cành của tôi rơi xuống kêu loạt soạt. Hóa ra đó là những con chim sẻ hay chim én, mà đôi cánh đã bị cháy rụi không còn bay được nữa. Chúng cũng không còn đủ sức bám vào cành cây, nên đã rơi xuống đất. Trời sáng ra. Vừa đúng một ngày đã trôi qua. Hầu hết những người ở quanh đây từ hôm qua đều đã chết cả. Hào nước đầy ắp xác người chết nằm chồng lên nhau. Suốt đêm, trong mơ, tôi đã nghe thấy có tiếng trẻ khóc. Nhưng sau đó tôi mới biết đó không phải là chuyện trong mơ. Thực sự đã có một đứa trẻ sơ sinh ở ngay dưới gốc cây tôi. Tôi
đã không để ý nên không biết đứa bé đến đây từ lúc
nào. Nó được bế trên tay mẹ. Người đàn bà đi giầy vải
mặc chiếc quần thâm, khắp người hình như không bị thương,
nhưng đầu quấn một chiếc khăn. Đứa bé bám chặt lấy
bầu
Bà ta cứ luôn miệng hỏi: - Bé Mi! Bé Mi! Con có phải là bé Mi không? Có lẽ người mẹ này đã đi ra ngoài, để đứa bé gọi là bé Mi này ở nhà. Chắc hẳn là lúc đó, đúng lúc đó thì cái điều khủng khiếp ấy đã xẩy ra. Thế rồi, với đôi mắt đã không còn trông thấy rõ, chính bà hay là người nào khác đã tìm thấy đứa bé trong ngôi nhà đã bị sập, rồi bà bế lấy nó, cố lắm mới chạy được đến đây. Nhưng vì không nhìn thấy rõ mặt đứa bé nên bà lo sợ lắm. May sao đứa bé không bị thương ở mặt, mà chỉ bị bỏng nhẹ ở mông. Đứa bé chỉ được quấn ngang bụng mỗi một cái khăn bẩn thỉu dính đầy đất cát. Người mẹ vừa ngớt gọi "Bé Mi! Bé Mi!" liên hồi, thì ngất lịm mê man. Bấy giờ đứa bé cất tiếng khóc ré lên. Người mẹ lại lên tiếng gọi con. Nhưng dường như bà ta đang lịm dần đi. Mặt
trời lên cao, ánh nắng chiếu gay gắt chói chang. Tiếng rên
của những người nằm liệt một chỗ nghe càng to hơn.
Người mẹ giờ đã nằm yên bất động. Đầu vú mà đứa bé ngậm trong miệng đã cứng đờ. Người mẹ đã tắt thở, tay vẫn còn ôm đứa con nhỏ. "Không một ai còn có thể đi được tới đây sao?" Tôi chưa bao giờ chứng kiến một cảnh tượng ghê rợn như thế này. Ngày hôm ấy, mãi đến lúc trời sắp về chiều, mới có binh sĩ trong đội cấp cứu tới. Họ lo thu dọn xác chết hơn là lo cấp cứu. Là vì số người chết nhiều hơn. Đó là những người lính thủy. Họ treo một lá cờ nhỏ của Hội Hồng Thập Tự trên cành của tôi. Rồi căng hai chiếc lều lớn. Bác sĩ quân y tới khám mắt cho những người nằm lăn lóc đó đây, từng người một, làm như thể là lựa cá. Chỉ những người còn thở là được khiêng vào trong lều. Bé Mi ở dưới gốc cây của tôi cũng được gỡ khỏi tay mẹ và được đưa vào trong lều. Thế
rồi
từ trong lều thỉnh thoảng vẫn vang lên tiếng khóc của trẻ
con. Mỗi khi nghe thấy tiếng khóc ấy tôi mới yên lòng. À,
thế là bé Mi còn sống đấy.
|
Độ
một tuần sau đó, có chiếc xe mang dấu Hồng Thập Tự tới,
đem đứa bé cùng với những người khác đi đâu không biết.
Sau đó chỉ còn những xác người bị bỏ lại. Đêm xuống lặng như tờ. Nhưng hình như vẫn có người còn sống ở đâu đó, nên thỉnh thoảng nghe có tiếng rên khe khẽ mơ hồ. Đến trưa, mọi người trong thành phố kéo đến tìm người thân của họ. Họ nâng mặt của những người nằm sấp lên, nhìn từng người một, khẽ lẩm bẩm: - Không phải, không phải.
|
Đến
cuối mùa hạ, lá trên cây của tôi đều héo và rụng gần
hết.
Nhưng tôi đã cố hết sức để mà sống sót. Thế rồi đến mùa thu, một mầm non đã nẩy ra trên thân tôi. Xong chiếc lá ấy chưa kịp lớn thì mùa đông đã đến. Rồi một năm, hai năm trôi qua. Bãi tập trận nay đã biến thành ruộng vườn. Đây đó rải rác những túp lều dựng tạm làm nhà ở. Vào những đêm hè, khi có tiếng trẻ sơ sinh cất lên từ những túp nhà đó, tôi luôn nhớ đến người mẹ đã hỏi trước khi chết :"Con có phải bé Mi không?" Nhưng những người dọn tới ở quanh đây hầu hết đều từ một nơi xa tản cư tới. Tất cả đều là những người không hề biết gì về chuyện đã xảy ra ở đây trong ngày hôm ấy. Tuy vậy thỉnh thoảng cũng có khi họ bàn tán xôn xao cả lên, là đào đất đã gặp phải xương người. Tôi đã khoẻ mạnh trở lại như xưa, và cao bổng lên. Chim chóc cũng bay đến đậu. Xén tóc cũng kéo đến làm tổ trên thân tôi.
|
Ngày
tháng dần trôi, lại một vài năm nữa trôi qua. Thế rồi,
những chung cư xây bằng bê tông đã mọc lên, vây bọc quanh
tôi.
Khi công trình xây dựng ấy bắt đầu, tôi cứ ngỡ là cuối cùng mình sẽ bị đốn đi. Thế nhưng một hôm, những người đến giám sát công trình đã ngước lên nhìn tôi mà nói: - Thế mà khi đó người ta nói rằng: không còn cây cối hay thảo mộc nào còn có thể sống được ở Hiroshima trong vòng 75 năm, đấy. "Có phải là những người này đã biết tôi từ hồi tôi còn đứng một mình ở giữa bãi tập trận không? Có phải là họ biết những điều kinh hoàng ở bãi tập trận trong ngày hôm ấy không? Không biết có phải là chính họ đã cho làm một công viên nhỏ chung quanh tôi đấy không? Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết là tôi được còn sót lại như thế này. Tôi hơi cao hơn tòa chung cư ba tầng một chút. Mỗi sáng nghe thấy đủ mọi thứ âm thanh. Đến mùa hè, có thể trông thấy rõ cả trong nhà. Sống trong những khung cửa sổ có cùng một hình dáng ấy là đủ mọi hạng người khác nhau, nói những chuyện khác nhau.
|
Những
đứa bé này ...À phải rồi, tôi định nói chuyện về mấy
đứa bé này, mà thành ra đã dài dòng kể lể nẫy giờ.
Con bé đã cho xén tóc cắt tóc của nó. Không hiểu sao tôi cứ ngờ ngợ rằng con bé ấy chính là bé Mi đã thoát chết dưới gốc của tôi. Con bé ấy sống trong căn phòng ở bìa phía đông của tầng ba chung cư. Người trong nhà ấy hình như có nó với bố và mẹ, tất cả chỉ có ba người thôi, mà không hiểu tại sao, lắm lúc chỉ có nó ở nhà một mình thôi. Hơn nữa hình như đúng là nó cũng không gọi mẹ bằng "Mẹ" bao giờ, mà dường như chỉ gọi là"Bác". Bé Mi có biết rằng mẹ nó đã chết dưới gốc cây của tôi không nhỉ ? Chắc hẳn là không. |
Thằng
bé thường đến đây chơi là bạn học ở trường của con
bé. Thế nhưng nhà nó là hàng rau, nên khi đi học về thì
nó thành thằng bé bán rau, đem rau quả các thứ đến giao
ở chung cư này.
- Chào bà, cháu mang củ cải đến đây ạ. Thằng bé biết con bé ở nhà trông nhà một mình, nên khi đi giao hàng nó cố tình để cuối cùng mới đến. Tức thì con bé cũng giả giọng bà cụ non đáp lại: - Khiếp! Củ cải này già đanh ra rồi còn gì ? - Đâu có! Ngon thượng hạng đấy chứ ạ. Bà có muốn chê thì hãy đợi tối nay ăn xong rồi hãy chê ạ. Tới đây hai đứa bé phá ra cười ha hả. Cũng chính thằng bé này đã tìm thấy hàng lô lốc xén tóc dưới gốc của tôi.
|
Một
hôm, sau khi giao hàng về thằng bé đến gọi:
- Bé Mi ơi, bé Mi! Xuống đây tớ cho xem cái này hay lắm! Trên tay thằng bé là con xén tóc thật to, mình có những đốm trắng, đang cất tiếng kêu xè xè. Thế rồi, cứ mỗi lần đến, thằng bé lại gọi Bé Mi và cho con bọ xén tóc. Bé Mi bảo "Không chịu, không chịu đâu", nhưng lần nào cũng cho xén hai ba sợi. Nhưng có một hôm, bé Mi không hề nói "Không chịu đâu" một lần nào cả. - Hay là tớ cho xén hết nhé. Thằng bé chắc mẩm bé Mi sẽ nói " Không chịu" và bỏ chạy, nên nó vừa nói thế mà vừa nắm một lọn tóc của bé, giật hơi mạnh. Xong bé Mi lại bảo: - Ừ,... cho xén hết đi... Nữa, xén nữa đi... Và nó ngước nhìn thằng bé mà cười nhạt với vẻ hơi láu lỉnh chưa từng thấy. - Bé Mi ngốc quá ! Thế thì thành bà vãi mất còn gì! Hình như thằng bé đã khóc. Nó vùng vằng đẩy bé Mi ra rồi cắm đầu cắm cổ bỏ chạy về nhà. Từ hôm ấy, thằng bé hàng rau không còn đến chung cư nữa.
|
Bé Mi bất ngờ nôn ra máu vì bệnh bạch huyết, được đưa tới bệnh viện, rồi chết vào khoảng chừng một tháng sau đó. Thằng bé hàng rau lại mỗi ngày đem rau đến giao ở chung cư. Khi ra về, bao giờ nó cũng đến chỗ tôi, tìm bắt xén tóc. Nhưng hễ tìm thấy, thì nó lại ra sức ném thật mạnh xuống đất cho chết. |
Hôm
nay, mây trắng lại trôi trên đầu tôi. Ngọn gió này đích
thị là gió thu. Theo năm tháng dần qua, càng ngày tôi càng
tin rằng có lẽ con bé ấy đúng là bé Mi.
|
Chú
thích:
1- Tác giả Imanishi Sukeyuki đã từng ở trong đội cấp cứu tới Hiroshima ngay sau khi thành phố này bị bom nguyên tử vào tháng 8 năm 1945. Truyện Aru Hanoki no Hanashi được viết dựa trên những điều tác giả từng trải khi ở trong đội cấp cứu này. |
|