Bài số :  84

Thơ Fujiwara Kiyosuke Ason 藤原清輔朝臣

 

a) Nguyên văn:

ながらへば

またこのごろや

しのばれむ

憂きとみし世ぞ

今は恋しき

b) Phiên âm:

Nagaraeba

Mata konogoro ya

Shinobaremu (ren)

Ushitomishi yo zo

Ima wa koishiki

c) Diễn ý:

Nếu cứ tiếp tục sống mãi như thế này,

Có lúc sẽ tiếc nuối chuyện đau khổ ngày hôm nay.

Bởi vì những chuyện đau khổ từng đến với ta trong quá khứ,

Bây giờ ta chẳng thấy nó đáng yêu là gì!

d) Dịch thơ:

Những oán hờn hiện tại
Là kỷ niệm mai sau.
Như nỗi buồn quá khứ,
Giờ mới thấy yêu sao!

(ngũ ngôn) 

Tình buồn, mai chắc buồn chưa?
Nỗi đau quá khứ, bây giờ đáng yêu.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Kokin-shuu (Kim Cổ Kim Tập), tạp thi phần hạ, bài 1843.

Tác Giả: Fujiwara no Kiyosuke ( Đằng Nguyên Thanh Phụ, 1104-1177), con của Akisuke (Hiển Phụ, tác giả bài 79). Ông là một nhà lý luận lỗi lạc về ca học, trọng trấn thi đàn đương thời, ngang ngửa với Shunzei. Là người soạn Shoku Shika-shuu (Tục Từ Hoa Tập). Tác phẩm lý luận thơ có Fukuro-zôshi (Túi Ghi Chép), Ôgishô (Ghi Về Ý Nghĩa Thâm Sâu).

Đây là một bài thơ thuật hoài, không rõ thâm ý của tác giả. Chỉ biết tác giả là người hay xung khắc với Akisuke, cha mình, và sống cảnh bất ngộ suốt thời thanh xuân.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhìn giòng đời lưu chuyển, nghĩ đến thân thế mình.

Trong bài thơ, 3 giai đoạn, quá khứ, hiện tại và tương lai nối kết với nhau. Tác giả dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để suy luận rằng dòng thời gian bất tận như liều thuốc linh thiêng có thể an ủi, xóa được những khổ đau của mình và biến nó thành những kỷ niệm có khi đáng yêu nữa.

Nagaraeba dùng thể giả định, ý nói, “nếu mình cứ tiếp tục sống”. Các trợ từ ya...mu đi song đôi để lập thành một câu hỏi có tính ước lượng “cái gì sẽ xảy ra đây”. Tác giả sử dụng kỹ thuật ngắt câu ở cuối câu thứ 3 (sanku-gire).

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thử Thân Khổ Trường Tại.
此 身 苦 長 在

 

Đản đắc thử sinh thân trường tại,
但 得 此 生 身 長 在

Kim sinh lai thế vong bất thành.
今 生 来 世 忘 不 成

Tích tuy thân kinh hứa đa khổ,
昔 雖 身 経 許 多 苦

Kim tổng tâm hoài vô hạn tình.
今 総 心 懐 無 限 情

 

Anh dịch:

Were I to linger more in life

What seemed of old a grievous strife.

Would seem to be a burden slight,

To be borne almost with delight.

(Dickins)

If I long should live,

Then, perchance, the present days

May be dear to me;--

Just as past time fraught with grief

Now comes fondly back in thought.

(Mac Cauley)

Đây là bài thơ có tính thuật hoài thương cho mình sinh ra không gặp thời. “Nhân sinh bất như ý”. Tác giả làm bài này lúc đã trên 61 tuổi. Nhà nghiên cứu quốc học Keichuu (Khế Trùng, 1640-1701) đã dẫn ra bài thơ gốc từ Bạch Thị Văn Tập: 

Lão sắc nhật thượng diện,
老 色 日 上 面

Hoan tình nhật khứ tâm.
歓 情 日 去 心

Kim ký bất như tích,
今 既 不 如 昔

Hậu đương bất như kim.
後 当 不 如 今

 

 





Bài số :  84

Thơ Fujiwara Kiyosuke Ason 藤原清輔朝臣

 

a) Nguyên văn:

ながらへば

またこのごろや

しのばれむ

憂きとみし世ぞ

今は恋しき

b) Phiên âm:

Nagaraeba

Mata konogoro ya

Shinobaremu (ren)

Ushitomishi yo zo

Ima wa koishiki

c) Diễn ý:

Nếu cứ tiếp tục sống mãi như thế này,

Có lúc sẽ tiếc nuối chuyện đau khổ ngày hôm nay.

Bởi vì những chuyện đau khổ từng đến với ta trong quá khứ,

Bây giờ ta chẳng thấy nó đáng yêu là gì!

d) Dịch thơ:

Những oán hờn hiện tại
Là kỷ niệm mai sau.
Như nỗi buồn quá khứ,
Giờ mới thấy yêu sao!

(ngũ ngôn) 

Tình buồn, mai chắc buồn chưa?
Nỗi đau quá khứ, bây giờ đáng yêu.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Kokin-shuu (Kim Cổ Kim Tập), tạp thi phần hạ, bài 1843.

Tác Giả: Fujiwara no Kiyosuke ( Đằng Nguyên Thanh Phụ, 1104-1177), con của Akisuke (Hiển Phụ, tác giả bài 79). Ông là một nhà lý luận lỗi lạc về ca học, trọng trấn thi đàn đương thời, ngang ngửa với Shunzei. Là người soạn Shoku Shika-shuu (Tục Từ Hoa Tập). Tác phẩm lý luận thơ có Fukuro-zôshi (Túi Ghi Chép), Ôgishô (Ghi Về Ý Nghĩa Thâm Sâu).

Đây là một bài thơ thuật hoài, không rõ thâm ý của tác giả. Chỉ biết tác giả là người hay xung khắc với Akisuke, cha mình, và sống cảnh bất ngộ suốt thời thanh xuân.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhìn giòng đời lưu chuyển, nghĩ đến thân thế mình.

Trong bài thơ, 3 giai đoạn, quá khứ, hiện tại và tương lai nối kết với nhau. Tác giả dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ để suy luận rằng dòng thời gian bất tận như liều thuốc linh thiêng có thể an ủi, xóa được những khổ đau của mình và biến nó thành những kỷ niệm có khi đáng yêu nữa.

Nagaraeba dùng thể giả định, ý nói, “nếu mình cứ tiếp tục sống”. Các trợ từ ya...mu đi song đôi để lập thành một câu hỏi có tính ước lượng “cái gì sẽ xảy ra đây”. Tác giả sử dụng kỹ thuật ngắt câu ở cuối câu thứ 3 (sanku-gire).

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thử Thân Khổ Trường Tại.
此 身 苦 長 在

 

Đản đắc thử sinh thân trường tại,
但 得 此 生 身 長 在

Kim sinh lai thế vong bất thành.
今 生 来 世 忘 不 成

Tích tuy thân kinh hứa đa khổ,
昔 雖 身 経 許 多 苦

Kim tổng tâm hoài vô hạn tình.
今 総 心 懐 無 限 情

 

Anh dịch:

Were I to linger more in life

What seemed of old a grievous strife.

Would seem to be a burden slight,

To be borne almost with delight.

(Dickins)

If I long should live,

Then, perchance, the present days

May be dear to me;--

Just as past time fraught with grief

Now comes fondly back in thought.

(Mac Cauley)

Đây là bài thơ có tính thuật hoài thương cho mình sinh ra không gặp thời. “Nhân sinh bất như ý”. Tác giả làm bài này lúc đã trên 61 tuổi. Nhà nghiên cứu quốc học Keichuu (Khế Trùng, 1640-1701) đã dẫn ra bài thơ gốc từ Bạch Thị Văn Tập: 

Lão sắc nhật thượng diện,
老 色 日 上 面

Hoan tình nhật khứ tâm.
歓 情 日 去 心

Kim ký bất như tích,
今 既 不 如 昔

Hậu đương bất như kim.
後 当 不 如 今