Bài số :  83

Thơ Đại Phu Toshinari thuộc Cung Hoàng Thái Hậu

皇太后宮大夫俊成

Nai trong núi thu

 

a) Nguyên văn:

世の中よ

道こそなけれ

思ひ入る

山の奥にも

鹿ぞ鳴くなる

b) Phiên âm:

Yo no naka yo

Michi koso nakere

Omoiiru

Yama no oku ni mo

Shika zo naku naru

c) Diễn ý:

rong cuộc đời này, làm gì có lối nào thoát khổ đau.

Cho dù quyết tâm

Muốn vào trong núi sâu để đi tìm sự thanh tĩnh chăng nữa,

Cũng phải nghe tiếng nai kêu buồn trong đó.

d) Dịch thơ:

Cuộc đời đầy khổ cảnh,
Thoát thân, không lối đường!
Nghe chăng trong núi thẳm,
Tiếng nai buồn cô đơn.

(lục bát) 

Dẫu chán đời biết đi đâu,
Hay chăng trong núi, nai sầu kêu thương.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), tạp thi phần trung, bài 1151.

Tác giả: Chức đại phu (trưởng quan) trong cung hoàng thái hậu (mẹ đẻ của nhà vua) tên là Toshinari này không ai khác hơn là Fujiwara no Toshinari hay Shunzei (Đằng Nguyên, Tuấn Thành, 1114-1204), cha của Sadaie tức Teika (người biên tập và tác giả bài 97).Ông là một cột trụ trên thi đàn đương thời chủ trương thơ phải có nét u huyền (yuugen). Là soạn giả của Senzai-shuu. Sáng tác có thi tập Chôshuu Eisô (Trường Thu Vịnh Tảo). Về lý luận thơ thì có Kokin Fuuteishô (Cổ Kim Phong Thể Sao).

Senzai-shuu cho biết đây là một bài ca vịnh trong Thuật Hoài Bách Thủ (thu thập trong Chôshuu Eisô) mà chủ đề là “Tiếng Nai Kêu” làm ra vào lúc Shunzei 27 tuổi, than thở cho việc sinh ra không phùng thời. Bạn ông, Saigyô, đã bỏ đi tu năm 23 tuổi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Buồn vì không dễ gì thoát khỏi thực tại đau thương của cuộc đời.

Trong bài thơ này, sau khi nhìn hoàn cảnh chung quanh, Shunzei đã nghĩ đến việc tiến thoái: đi tu hay không. Rốt cuộc là không. Ông chỉ xuất gia lúc đã 63 tuổi. Cụm từ Michi koso nakere hàm ý “không có lối thoát nào khác”. Omoiiru nghĩa là quyết tâm sau khi suy nghĩ cặn kẽ, còn Yama no oku (trong núi sâu) ám chỉ việc xa rời cõi tục. Tác giả đã sử dụng cách ngắt câu ở cuối câu thứ hai.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thế Trung.
世 中

Khổ nạn trùng trùng trọc thế trung,
苦 難 重 重 濁 世 中

Tị ưu chi lộ mịch nan thành.
避 憂 之 路 覓 難 成

Túng chí cao sơn tối thâm xứ,
至 高山 最 深 処

Do hữu ai đề dã lộc minh.
猶 有 哀 啼 野 鹿 鳴

Anh dịch:

O’er the world both evil aye hold sway

I deemed, and for I fled away

Admit the hills:

But there, the deer’s sad cry, too thrills.

(Dickins)

Ah! within the world,

Way of flight I find nowhere.

I had thought to hide

In the mountains' farthest depths;

Yet e'en there the stag's cry sounds.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  83

Thơ Đại Phu Toshinari thuộc Cung Hoàng Thái Hậu

皇太后宮大夫俊成

Nai trong núi thu

 

a) Nguyên văn:

世の中よ

道こそなけれ

思ひ入る

山の奥にも

鹿ぞ鳴くなる

b) Phiên âm:

Yo no naka yo

Michi koso nakere

Omoiiru

Yama no oku ni mo

Shika zo naku naru

c) Diễn ý:

rong cuộc đời này, làm gì có lối nào thoát khổ đau.

Cho dù quyết tâm

Muốn vào trong núi sâu để đi tìm sự thanh tĩnh chăng nữa,

Cũng phải nghe tiếng nai kêu buồn trong đó.

d) Dịch thơ:

Cuộc đời đầy khổ cảnh,
Thoát thân, không lối đường!
Nghe chăng trong núi thẳm,
Tiếng nai buồn cô đơn.

(lục bát) 

Dẫu chán đời biết đi đâu,
Hay chăng trong núi, nai sầu kêu thương.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), tạp thi phần trung, bài 1151.

Tác giả: Chức đại phu (trưởng quan) trong cung hoàng thái hậu (mẹ đẻ của nhà vua) tên là Toshinari này không ai khác hơn là Fujiwara no Toshinari hay Shunzei (Đằng Nguyên, Tuấn Thành, 1114-1204), cha của Sadaie tức Teika (người biên tập và tác giả bài 97).Ông là một cột trụ trên thi đàn đương thời chủ trương thơ phải có nét u huyền (yuugen). Là soạn giả của Senzai-shuu. Sáng tác có thi tập Chôshuu Eisô (Trường Thu Vịnh Tảo). Về lý luận thơ thì có Kokin Fuuteishô (Cổ Kim Phong Thể Sao).

Senzai-shuu cho biết đây là một bài ca vịnh trong Thuật Hoài Bách Thủ (thu thập trong Chôshuu Eisô) mà chủ đề là “Tiếng Nai Kêu” làm ra vào lúc Shunzei 27 tuổi, than thở cho việc sinh ra không phùng thời. Bạn ông, Saigyô, đã bỏ đi tu năm 23 tuổi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Buồn vì không dễ gì thoát khỏi thực tại đau thương của cuộc đời.

Trong bài thơ này, sau khi nhìn hoàn cảnh chung quanh, Shunzei đã nghĩ đến việc tiến thoái: đi tu hay không. Rốt cuộc là không. Ông chỉ xuất gia lúc đã 63 tuổi. Cụm từ Michi koso nakere hàm ý “không có lối thoát nào khác”. Omoiiru nghĩa là quyết tâm sau khi suy nghĩ cặn kẽ, còn Yama no oku (trong núi sâu) ám chỉ việc xa rời cõi tục. Tác giả đã sử dụng cách ngắt câu ở cuối câu thứ hai.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thế Trung.
世 中

Khổ nạn trùng trùng trọc thế trung,
苦 難 重 重 濁 世 中

Tị ưu chi lộ mịch nan thành.
避 憂 之 路 覓 難 成

Túng chí cao sơn tối thâm xứ,
至 高山 最 深 処

Do hữu ai đề dã lộc minh.
猶 有 哀 啼 野 鹿 鳴

Anh dịch:

O’er the world both evil aye hold sway

I deemed, and for I fled away

Admit the hills:

But there, the deer’s sad cry, too thrills.

(Dickins)

Ah! within the world,

Way of flight I find nowhere.

I had thought to hide

In the mountains' farthest depths;

Yet e'en there the stag's cry sounds.

(Mac Cauley)