e) Tác giả
và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Senzai-shuu,
thơ luyến ái phần 3, bài 818.
Tác giả:
Dôin Hôshi (Đạo Nhân Pháp
Sư, 1090? – 1182?) tục danh là
Fujiwara no Atsuyori (Đằng Nguyên, Đôn
Lại) là người có nhiều
giai thoại về nhiệt tình đối
với thơ. Làm quan đến chức
Uma no suke coi việc nuôi ngựa chiến,
tòng ngũ phẩm. Bỏ đi tu lúc
đã 84 tuổi. Đến lúc đã
90 vẫn còn xuất hiện ở các
hội thơ
Lời thuyết minh trong Senzai
shuu đặt nó vào loại thơ
nói về tâm sự của người
“thất tình”.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Tình yêu không lấy
lý tính chế ngự nổi nên
đâm ra khổ tâm.
Omoiwabi (tưởng
nhớ người, khổ cho mình) là
một cách diễn ta thường thấy
trong những bài waka
nói về tình
yêu. Tuy nhiên cũng có thể nói
bóng gió đến tuổi già
của mình trước thái độ
hững hờ của người đời.
Sateto nghĩa
là “dù như thế”. Bài
thơ đặt tương quan đối
lập giữa mệnh (inochi) và lệ
(namida). Tác giả cho rằng dù có
thể nhẫn nhục được để
kéo dài sự sống (mệnh) nhưng
nỗi đau trong lòng (lệ) là cái
không chịu đựng nỗi.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Bi Tư. 悲 思
Bi tư u hận đa, 悲 思 幽 恨 多
Thử sinh trục thệ
ba. 此 生 逐 逝 波
Ưu thương nhẫn
bất trú, 憂 傷 忍 不 住
Lưu lệ cánh như
hà. 流 泪 竟 如 何
|
|
Anh dịch:
What wretchedness is mine, O Life!
With what deep mis’ry tho’t oppress!
With my sad lot I strive in strife
That leaveth me nor peace nor rest;
The tears that flow
Down o’er the cheek my anguish show.
(Dickins)
Though in deep distress
(Through the cruel blow), my life
Still is left to me:--
But my tears I can not keep;
They can not my grief endure.
(Mac Cauley)
|
|
Nói về nhiệt tình
đối với waka của tăng Dôin,
có giai thoại là khi Shunzei (cha của
Teika) soạn Senzai-shuu thì Dôin đã
chết. Ông biết Dôin là người
tận tụy với thơ nên đã
chọn đăng 18 bài. Đêm đó
Shunzei nằm mộng thấy Dôin nước
mắt đầm đìa hiện về
cảm ơn nên đã chọn thêm
2 bài nữa cho đủ số 20.
|