|
e) Tác giả
và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Senzai-shuu (Thiên
Tải Tập), tạp thi phần thượng,
bài 1026.
Tác Giả:
Fujiwara no Motoyoshi (Đằng
Nguyên, Cơ Tuấn, 1060?-1142), con trai Hữu
đại thần Toshiie (Tuấn Gia), chắt
của đại quyền thần Michinaga. Ông
là người soạn Shisen
Ryôei-shuu (Thi Tuyển
Lãng Vịnh Tập), một thi tập pha
Hòa lẫn Hán. So với phong cách
mới của Toshiyori (Tuấn Lại, bài
74) thì thơ ông có khuynh hướng
bảo thủ. Tuy còn nhà dòng dõi
nhưng đường công danh chỉ
ngừng lại ở chức Tả Vệ Môn
Tá, quan tòng ngũ phẩm.
Lời thuyết minh của
Senzai-shuu cho biết rằng con trai tác
giả là tăng quan Kôkaku (Quang Giác)
muốn được sung vào chức
giảng kinh Duy Ma ở Duy Ma Hội chùa
Kôfuku (Hưng Phúc) một lần, vì
đây là vinh dự rất lớn cho
người đi tu. Do đó, ông mới
nhờ cậy người có quyền chỉ
định kẻ sung vào việc ấy
là Fujiwara no Tadamichi (Đằng Nguyên
Trung Thông, tác giả bài 76) tức
Tiền Thái Chính Đại Thần
ra tu ở chùa Pháp Tính (Hosshôji
). Tuy đã được ông này
hứa hẹn nhưng chờ mãi mà
không được việc ông bèn
đem lòng oán hận và làm
ra bài thơ này.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Lời than của một người cha không
lo được việc cho con trước
cảnh thu tàn.
Đây
là tâm tình thống thiết của
một người cha lo cho con và nỗi
hậm hực vì câu chuyện không
thành, thổ lộ qua hình ảnh
giọt sương trên lá cỏ ngải
cứu một ngày vãn thu. Oki
(đặt, để) trong câu đầu
là engo của tsuyu (sương
móc) trong câu thứ hai..
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Thệ Ngôn. 誓 言
Quân hữu thệ ngôn
quân bất cố, 君 有 誓 言 君 不 顧
Thệ ngôn nhất nhược
thảo thượng lộ. 誓 言 一 若 草 上 露
Không bả thệ ngôn
đương mệnh căn, 空 把 誓 言 当 命 根
Khán lai kim thu hựu hư
độ. 看 来 今 秋 又 虚 度
|
|
Anh dịch:
A covenant thou mad’st with me,
And as the Sasemo from th’dew,
So I my very life from thee
Drink it. Alas! I fear me.
This autumn’s days are now but few!
(Dickins)
Though your promise was
"Like the dew on moxa plant"
And, to me, was life;
Yet, alas! the year has passed
Even into autumn time.
(Mac Cauley)
|
|
Tương truyền Mototoshi nổi
tiếng là người ngạo mạn vì
giỏi Hán Học, ít được
ai ưa. Teika không đánh giá thơ
ông nhưng vẫn đem bài thơ
nặng về “lý sự” này
vào tập chắc để cho có sự
cân đối khi trình bày các
khuynh hướng thơ ca khác nhau. Nhất
là khi Mototoshi lại là thầy học
của Shunzei, cha mình.
|
|