Bài số :  69

Thơ Pháp Sư Nôin 能因法師

 

a) Nguyên văn:

嵐吹く

三室の山の

もみぢ葉は

竜田の川の

錦なりけり

b) Phiên âm:

Arashi fuku

Mimuro no yama no

Momijiba wa

Tatsuta no kawa no

Nishiki nari keri

c) Diễn ý:

Sau khi cơn giông núi trút xuống núi Mimuro,

Lá đỏ trên rừng đổ xuống.

Làm cho con sông Tatsuta,

Trãi ra như một bức gấm.

d) Dịch thơ:

Mimuro giông trút,
Lá đỏ rụng hằng hà.
Như muốn đem gấm dệt,
Suốt dải Tatsuta.

(ngũ ngôn) 

Giông kia trút sạch lá rừng,
Như đem gấm phủ cho dòng nước trôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập) thơ thu phần hạ, bài 366.

Tác Giả: Nôin Hôshi (Năng Nhân Pháp Sư, 988 - ? ) tục danh là Tachibana no Nagayasu (Quất, Vĩnh Khải) là người thích dụng công trong khi làm thơ đến độ khác đời như qua cách chọn lựa những gối thơ (uta-makura) của mình. Ông là con chức trấn thủ miền Higô (tỉnh Kumamoto trên đảo Kyuushuu), 26 tuổi xuất gia, tình cờ gặp và học thơ với Fujiwara no Nagatô (Đằng Nguyên, Trường Năng). Được xem là thi tăng du hành tầm cỡ Saigô (Tây Hành, tác giả bài 86). Có tập lý luận thơ nổi tiếng Nôin Utamakura (Năng Nhân Ca Chẩm).

Lời thuyết minh của Go-Shuui-shuu cho biết bài thơ của Nôin đã được ngâm lên trong buổi bình thơ năm 1049 dưới triều Thiên Hoàng Go-Reizei, cùng một lượt với các bài góp mặt trong Hyakunin Isshu của các bà Ise no Taifu, Sagami và ông Dainagon Tsunenobu.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Rừng lá đỏ rực rỡ trên núi Mimuro như phủ gấm cho dòng sông Tatsuta

Cảnh rừng thu sắc đỏ trên sông Tatsuta đã được ngâm vịnh từ thời Man.yô-shuu. Đến đời Heian cũng vậy, mấy chữ Tatsuta là một hình ảnh cố định làm liên tưởng ngay đến lá đỏ.

Bài này lấy một bài khác của tác giả vô danh trong Kokin-shuu cũng nói về núi Mimuro (còn đọc là Mimoro) và sông Tatsuta như thơ gốc nhưng khác bài trên, không bảo mưa rào (shigure) mà nói là giông núi (arashi) mới là kẻ rắc lá đỏ trên giòng. Do đó, ngữ khí của bài này (honkadori) mạnh hơn bài thơ gốc (honka). Nó làm ta tưởng tượng ra được vẻ đẹp linh động của lá hồng bay tán loạn và trải ra trên mặt nước sông.Nhất là khi Mimuro (Tam Thất Sơn) là ngọn núi có đền thờ thần, do đó núi kia như được nhà thơ nhân cách hóa.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Cuồng Phong.
狂 風 

Cuồng phong xuy chí Tam Thất sơn,
狂 風 吹 至 三 室 山

Sơn thượng hồng diệp phi mãn thiên.
山 上 紅 葉 飛 満 天

Lạc nhập Long Điền xuyên trung thủy,
落 入 竜 田 川 中 水

Xuyên thủy hồng như cẩm nhất bàn.
川 水 紅 如 錦 一 般

 

Anh dịch:

Round Mimuro-yama lustily

The storm-winds roar and whirl,

And th’scatter’d leaves of th’momiji

In the reddening Tatsuta hurl.

(Dickins)

By the wind-storm's blast,

From Mimuro's mountain slopes

Maples leaves are torn,

And as (rich) brocades, are wrought

On (blue) Tatta's (quiet) stream.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  69

Thơ Pháp Sư Nôin 能因法師

 

a) Nguyên văn:

嵐吹く

三室の山の

もみぢ葉は

竜田の川の

錦なりけり

b) Phiên âm:

Arashi fuku

Mimuro no yama no

Momijiba wa

Tatsuta no kawa no

Nishiki nari keri

c) Diễn ý:

Sau khi cơn giông núi trút xuống núi Mimuro,

Lá đỏ trên rừng đổ xuống.

Làm cho con sông Tatsuta,

Trãi ra như một bức gấm.

d) Dịch thơ:

Mimuro giông trút,
Lá đỏ rụng hằng hà.
Như muốn đem gấm dệt,
Suốt dải Tatsuta.

(ngũ ngôn) 

Giông kia trút sạch lá rừng,
Như đem gấm phủ cho dòng nước trôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Go-shuui-shuu (Hậu Thập Di Tập) thơ thu phần hạ, bài 366.

Tác Giả: Nôin Hôshi (Năng Nhân Pháp Sư, 988 - ? ) tục danh là Tachibana no Nagayasu (Quất, Vĩnh Khải) là người thích dụng công trong khi làm thơ đến độ khác đời như qua cách chọn lựa những gối thơ (uta-makura) của mình. Ông là con chức trấn thủ miền Higô (tỉnh Kumamoto trên đảo Kyuushuu), 26 tuổi xuất gia, tình cờ gặp và học thơ với Fujiwara no Nagatô (Đằng Nguyên, Trường Năng). Được xem là thi tăng du hành tầm cỡ Saigô (Tây Hành, tác giả bài 86). Có tập lý luận thơ nổi tiếng Nôin Utamakura (Năng Nhân Ca Chẩm).

Lời thuyết minh của Go-Shuui-shuu cho biết bài thơ của Nôin đã được ngâm lên trong buổi bình thơ năm 1049 dưới triều Thiên Hoàng Go-Reizei, cùng một lượt với các bài góp mặt trong Hyakunin Isshu của các bà Ise no Taifu, Sagami và ông Dainagon Tsunenobu.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Rừng lá đỏ rực rỡ trên núi Mimuro như phủ gấm cho dòng sông Tatsuta

Cảnh rừng thu sắc đỏ trên sông Tatsuta đã được ngâm vịnh từ thời Man.yô-shuu. Đến đời Heian cũng vậy, mấy chữ Tatsuta là một hình ảnh cố định làm liên tưởng ngay đến lá đỏ.

Bài này lấy một bài khác của tác giả vô danh trong Kokin-shuu cũng nói về núi Mimuro (còn đọc là Mimoro) và sông Tatsuta như thơ gốc nhưng khác bài trên, không bảo mưa rào (shigure) mà nói là giông núi (arashi) mới là kẻ rắc lá đỏ trên giòng. Do đó, ngữ khí của bài này (honkadori) mạnh hơn bài thơ gốc (honka). Nó làm ta tưởng tượng ra được vẻ đẹp linh động của lá hồng bay tán loạn và trải ra trên mặt nước sông.Nhất là khi Mimuro (Tam Thất Sơn) là ngọn núi có đền thờ thần, do đó núi kia như được nhà thơ nhân cách hóa.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Cuồng Phong.
狂 風 

Cuồng phong xuy chí Tam Thất sơn,
狂 風 吹 至 三 室 山

Sơn thượng hồng diệp phi mãn thiên.
山 上 紅 葉 飛 満 天

Lạc nhập Long Điền xuyên trung thủy,
落 入 竜 田 川 中 水

Xuyên thủy hồng như cẩm nhất bàn.
川 水 紅 如 錦 一 般

 

Anh dịch:

Round Mimuro-yama lustily

The storm-winds roar and whirl,

And th’scatter’d leaves of th’momiji

In the reddening Tatsuta hurl.

(Dickins)

By the wind-storm's blast,

From Mimuro's mountain slopes

Maples leaves are torn,

And as (rich) brocades, are wrought

On (blue) Tatta's (quiet) stream.

(Mac Cauley)