Bài số :  66

Thơ Tiền Đại Tăng Chính Gyôson 前大僧正行尊

 

a) Nguyên văn:

もろともに

あはれと思え

山桜

花よりほかに

知る人もなし

b) Phiên âm:

Moro tomo ni

Aware to omoe

Yamazakura

Hana yori hoka ni

Shiru hito mo nashi

c) Diễn ý:

Ngắm ngươi, ta thấy đáng yêu vì được an ủi,

Xin ngươi hãy có lòng đoái hoài đến ta.

Hỡi cây anh đào núi kia, ngoài ngươi ra,

Có mấy ai thấu hiểu tâm sự ta đâu!

d) Dịch thơ:

Hỡi cây anh đào núi,
Có nhớ đến tình ta?
Gọi nhau bằng tri kỷ,
Ai ngoài đôi mình ra.

(ngũ ngôn) 

Anh đào trong núi biết chăng?
Với ta, tri kỷ ai bằng hoa kia.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kinyôshuu (Kim Diệp Tập), Tạp thi phần thượng, bài 521)

Tác giả: Zen Daisôjô Gyôson (Tiền Đại Tăng Chính) Hành Tôn (1055-1135), cháu nhiều đời của Thiên Hoàng Sanjô và là con quan tham nghị Minamoto no Motohira (Nguyên, Cơ Bình), vào chùa Miidera tu từ năm 12 tuổi, làm đến chức tọa chủ đại tăng chính phái Thiên Thai. Ngoài thơ waka, ông còn giỏi âm nhạc, thư đạo.

 

Zen Daisôjô Gyôson

Lời bình của Kinyô-shuu cho biết tác giả đã làm ra bài nầy nhân nhìn thấy cây anh đào dại trên núi Ômine (Đại Phong Sơn) một chiều cuối xuân. Núi nằm ở đông sông Tozugawa trong xứ Yoshino. Từ xưa ngọn núi này là nơi dung thân của những nhà ẩn tu như En no Ozuno, khai tổ một tôn phái thời Nara. Người ẩn tu sống cô độc trong núi khi nhìn hoa nở âm thầm chắc không khỏi chạnh lòng thương cảm cho cái lẻ loi của hoa và cùng lúc, suy nghĩ về sự cô độc của chính mình, xem hoa như người tri kỷ duy nhất.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài:Người ẩn tu trong túi bày tỏ sự đồng cảm với cây hoa anh đào nở lẻ loi trong núi.

Khi Đại Tăng Chính Gyôson thấy hoa nở trong núi thì trời đã cuối xuân, lúc những nơi khác, hoa đã nở và rụng hết, chỉ còn hoa rừng nở muộn vì khí lạnh. Nhà thơ Bashô lúc đến Dewa (tỉnh Yamagata) cũng nhớ đến thơ của Gyôson khi thấy một cây anh đào muộn (osozakura) bị vùi dưới lớp tuyết rơi.

Morotomo ni có nghĩa là “cùng nhau”, chỉ tình cảm tương thân tương liên giữa hoa và người. Khi bảo cây anh đào núi là “kẻ” duy nhất hiểu mình hơn cả, dĩ nhiên tác giả đã sử dụng kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô)

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Nhất Khởi Cư Thử Địa.
一 起 居 此 地

 

Nhất khởi cư thử địa,
一 起 居 此 地

Quân ngã lưỡng tri âm.
君 我 両 知 音

Thử sơn anh hoa ngoại,
此 山 桜 花 外

Tái vô tri kỷ nhân.
再 無 知 己 人

Anh dịch:

With thee, O mountain Sakura tree!

A lonely fate I moan.

Thy blossom only cheers me –

The only friend I own.

(Dickins)

Let us, each for each

Pitying, hold tender thought,

Mountain-cherry flower!

Other than thee, lonely flower,

There is none I know as friend.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  66

Thơ Tiền Đại Tăng Chính Gyôson 前大僧正行尊

 

a) Nguyên văn:

もろともに

あはれと思え

山桜

花よりほかに

知る人もなし

b) Phiên âm:

Moro tomo ni

Aware to omoe

Yamazakura

Hana yori hoka ni

Shiru hito mo nashi

c) Diễn ý:

Ngắm ngươi, ta thấy đáng yêu vì được an ủi,

Xin ngươi hãy có lòng đoái hoài đến ta.

Hỡi cây anh đào núi kia, ngoài ngươi ra,

Có mấy ai thấu hiểu tâm sự ta đâu!

d) Dịch thơ:

Hỡi cây anh đào núi,
Có nhớ đến tình ta?
Gọi nhau bằng tri kỷ,
Ai ngoài đôi mình ra.

(ngũ ngôn) 

Anh đào trong núi biết chăng?
Với ta, tri kỷ ai bằng hoa kia.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kinyôshuu (Kim Diệp Tập), Tạp thi phần thượng, bài 521)

Tác giả: Zen Daisôjô Gyôson (Tiền Đại Tăng Chính) Hành Tôn (1055-1135), cháu nhiều đời của Thiên Hoàng Sanjô và là con quan tham nghị Minamoto no Motohira (Nguyên, Cơ Bình), vào chùa Miidera tu từ năm 12 tuổi, làm đến chức tọa chủ đại tăng chính phái Thiên Thai. Ngoài thơ waka, ông còn giỏi âm nhạc, thư đạo.

 

Zen Daisôjô Gyôson

Lời bình của Kinyô-shuu cho biết tác giả đã làm ra bài nầy nhân nhìn thấy cây anh đào dại trên núi Ômine (Đại Phong Sơn) một chiều cuối xuân. Núi nằm ở đông sông Tozugawa trong xứ Yoshino. Từ xưa ngọn núi này là nơi dung thân của những nhà ẩn tu như En no Ozuno, khai tổ một tôn phái thời Nara. Người ẩn tu sống cô độc trong núi khi nhìn hoa nở âm thầm chắc không khỏi chạnh lòng thương cảm cho cái lẻ loi của hoa và cùng lúc, suy nghĩ về sự cô độc của chính mình, xem hoa như người tri kỷ duy nhất.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài:Người ẩn tu trong túi bày tỏ sự đồng cảm với cây hoa anh đào nở lẻ loi trong núi.

Khi Đại Tăng Chính Gyôson thấy hoa nở trong núi thì trời đã cuối xuân, lúc những nơi khác, hoa đã nở và rụng hết, chỉ còn hoa rừng nở muộn vì khí lạnh. Nhà thơ Bashô lúc đến Dewa (tỉnh Yamagata) cũng nhớ đến thơ của Gyôson khi thấy một cây anh đào muộn (osozakura) bị vùi dưới lớp tuyết rơi.

Morotomo ni có nghĩa là “cùng nhau”, chỉ tình cảm tương thân tương liên giữa hoa và người. Khi bảo cây anh đào núi là “kẻ” duy nhất hiểu mình hơn cả, dĩ nhiên tác giả đã sử dụng kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô)

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Nhất Khởi Cư Thử Địa.
一 起 居 此 地

 

Nhất khởi cư thử địa,
一 起 居 此 地

Quân ngã lưỡng tri âm.
君 我 両 知 音

Thử sơn anh hoa ngoại,
此 山 桜 花 外

Tái vô tri kỷ nhân.
再 無 知 己 人

Anh dịch:

With thee, O mountain Sakura tree!

A lonely fate I moan.

Thy blossom only cheers me –

The only friend I own.

(Dickins)

Let us, each for each

Pitying, hold tender thought,

Mountain-cherry flower!

Other than thee, lonely flower,

There is none I know as friend.

(Mac Cauley)