Bài số 55

Thơ quan Đại Nạp Ngôn Kintô 大納言金公任

 

a) Nguyên văn:

滝の音は

絶えて久しく

なりぬれど

名こそ流れて

なほ聞こえけれ

b) Phiên âm:

Taki no oto wa

Taete hisashiku

Narinuredo

Na koso nagarete

Nao kikoe kere

c) Diễn ý:

Không còn nghe tiếng thác nước đổ,

Đã từ lâu lắm rồi.

Nay còn vẳng tên tai ta,

Họa chăng là tiếng (tên tuổi) của thác lưu truyền lại.

 

d) Dịch thơ:

Tiếng thác đổ đã vắng,
Từ bao nhiều năm rồi.
Có chăng tên tuổi thác,
Âm hưởng vọng ngàn đời.

(ngũ ngôn) 

Tiếng thác đổ, vắng lâu rồi,
Còn chăng tên thác truyền đời mà thôi.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), tạp thi phần thượng, bài 1035.

Tác Giả: Dainagon Kintô tức quan Đại Nạp Ngôn Kintô, tên và chức của Fujiwara Kintô (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966-1041), người xem như có tài lớn ba bồ vì ông vừa giỏi Hán, thơ quốc âm waka và âm nhạc.Là người đã biên soạn tuyển tập thơ Wakan Ryôei-shuu (Hòa Hán Lãng Vịnh Tập) và cuốn sách lý luận về nguyên tắc làm thơ Shinsen Zuino (Tân Tuyển Tủy Não).

Theo lời giải thích của Sensai-shuu, bài thơ này vịnh thác nước cổ ngày xưa ở bên cạnh Daikakuji (Đại Giác Tự), một thắng cảnh ở vùng Saga (Kyôto). Xưa kia, hồi đầu thế kỷ thứ 9, tương truyền Thiên Hoàng Saga (Tha Nga, 786-842) đã xây ly cung ở đây với nhiều đình viện, cây cảnh. Trong vườn có kiến tạo một cái thác, nhân để ngắm thác, lại xây cái đình gọi là Takidono (Thác Điện). Đến đời Kintô thì chỉ nghe nói đến tên thôi chứ thác đó không còn nữa. Vì thế, khi đặt chân đến đây, ông mới chạnh lòng hoài cựu mà vịnh bài thơ này.

Daikakuji cũng là tượng trưng cho triều đình phương Nam thời Nam Bắc Triều. Dòng thiên hoàng phương nam làm vua 4 đời ở vùng Yoshino được gọi là dòng Daikakuji.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhìn dấu tích nơi ngày xưa có cái thác danh tiếc, chạnh niềm hoài cựu.

Chữ taki (thác), oto (tiếng), tae (hết tuyệt), nagare (chảy) và kikoe (nghe) là những chữ liên hệ với nhau (engo). Chúng đã được sử dụng một cách khéo léo và gây được ấn tượng cho bài thơ. Các âm đầu câu như ta (câu 1 và 2), na (câu 3 và 4, 5) tạo ra cảm giác trôi chảy, thông suốt.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phi Bộc Chi Âm.
飛 瀑 之 音

 

Phi bộc chi âm cữu bất truyền,
飛 瀑 之 音 久 不 伝

Thủy can lưu tuyệt kỷ đa niên.
水 乾 流  絶 幾 多 年

Danh thanh lưu truyền chí kim thế,
名 声 流 伝 至 今 世

Do giác tuyền thanh tại nhĩ biên.
猶 覚 泉 声 在 耳 辺

Anh dịch:

The noisy play of the waterfall

Hath ceased long ago,

Yet aye shall men its fame recall,

Tho’ none now list its flow.

(Dickins)

Though the waterfall

In its flow ceased long ago,

And its sound is stilled;

Yet, in name it ever flows,

And in fame may yet be heard.

(Mac Cauley)

Bài thơ này được đăng trong hai tập thơ soạn theo sắc chiếu là Shuui-shuuSenzai-shuu. Tuy nhiên, trong bản có thủ bút của Teika thì câu đầu lại được chép là: 

Taki no ito wa

Thay oto (tiếng) bằng ito (sợi tơ) chính ra cũng có một thi vị riêng.

Ngoài ra, người đời sau gọi tên thác này là Nakoso no taki viết bằng 3 chữ Hán Danh Cổ Tằng (Danh Từng Có), cũng là mượn 3 chữ trong câu thứ tư của bài thơ Kintô.

 

 





Bài số 55

Thơ quan Đại Nạp Ngôn Kintô 大納言金公任

 

a) Nguyên văn:

滝の音は

絶えて久しく

なりぬれど

名こそ流れて

なほ聞こえけれ

b) Phiên âm:

Taki no oto wa

Taete hisashiku

Narinuredo

Na koso nagarete

Nao kikoe kere

c) Diễn ý:

Không còn nghe tiếng thác nước đổ,

Đã từ lâu lắm rồi.

Nay còn vẳng tên tai ta,

Họa chăng là tiếng (tên tuổi) của thác lưu truyền lại.

 

d) Dịch thơ:

Tiếng thác đổ đã vắng,
Từ bao nhiều năm rồi.
Có chăng tên tuổi thác,
Âm hưởng vọng ngàn đời.

(ngũ ngôn) 

Tiếng thác đổ, vắng lâu rồi,
Còn chăng tên thác truyền đời mà thôi.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), tạp thi phần thượng, bài 1035.

Tác Giả: Dainagon Kintô tức quan Đại Nạp Ngôn Kintô, tên và chức của Fujiwara Kintô (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966-1041), người xem như có tài lớn ba bồ vì ông vừa giỏi Hán, thơ quốc âm waka và âm nhạc.Là người đã biên soạn tuyển tập thơ Wakan Ryôei-shuu (Hòa Hán Lãng Vịnh Tập) và cuốn sách lý luận về nguyên tắc làm thơ Shinsen Zuino (Tân Tuyển Tủy Não).

Theo lời giải thích của Sensai-shuu, bài thơ này vịnh thác nước cổ ngày xưa ở bên cạnh Daikakuji (Đại Giác Tự), một thắng cảnh ở vùng Saga (Kyôto). Xưa kia, hồi đầu thế kỷ thứ 9, tương truyền Thiên Hoàng Saga (Tha Nga, 786-842) đã xây ly cung ở đây với nhiều đình viện, cây cảnh. Trong vườn có kiến tạo một cái thác, nhân để ngắm thác, lại xây cái đình gọi là Takidono (Thác Điện). Đến đời Kintô thì chỉ nghe nói đến tên thôi chứ thác đó không còn nữa. Vì thế, khi đặt chân đến đây, ông mới chạnh lòng hoài cựu mà vịnh bài thơ này.

Daikakuji cũng là tượng trưng cho triều đình phương Nam thời Nam Bắc Triều. Dòng thiên hoàng phương nam làm vua 4 đời ở vùng Yoshino được gọi là dòng Daikakuji.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhìn dấu tích nơi ngày xưa có cái thác danh tiếc, chạnh niềm hoài cựu.

Chữ taki (thác), oto (tiếng), tae (hết tuyệt), nagare (chảy) và kikoe (nghe) là những chữ liên hệ với nhau (engo). Chúng đã được sử dụng một cách khéo léo và gây được ấn tượng cho bài thơ. Các âm đầu câu như ta (câu 1 và 2), na (câu 3 và 4, 5) tạo ra cảm giác trôi chảy, thông suốt.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phi Bộc Chi Âm.
飛 瀑 之 音

 

Phi bộc chi âm cữu bất truyền,
飛 瀑 之 音 久 不 伝

Thủy can lưu tuyệt kỷ đa niên.
水 乾 流  絶 幾 多 年

Danh thanh lưu truyền chí kim thế,
名 声 流 伝 至 今 世

Do giác tuyền thanh tại nhĩ biên.
猶 覚 泉 声 在 耳 辺

Anh dịch:

The noisy play of the waterfall

Hath ceased long ago,

Yet aye shall men its fame recall,

Tho’ none now list its flow.

(Dickins)

Though the waterfall

In its flow ceased long ago,

And its sound is stilled;

Yet, in name it ever flows,

And in fame may yet be heard.

(Mac Cauley)

Bài thơ này được đăng trong hai tập thơ soạn theo sắc chiếu là Shuui-shuuSenzai-shuu. Tuy nhiên, trong bản có thủ bút của Teika thì câu đầu lại được chép là: 

Taki no ito wa

Thay oto (tiếng) bằng ito (sợi tơ) chính ra cũng có một thi vị riêng.

Ngoài ra, người đời sau gọi tên thác này là Nakoso no taki viết bằng 3 chữ Hán Danh Cổ Tằng (Danh Từng Có), cũng là mượn 3 chữ trong câu thứ tư của bài thơ Kintô.