Bài số 45

Thơ ngài Kentokukô 謙徳公

 

a) Nguyên văn:

あはれとも

いふべき人は

思うほえで

身のいたづらに

なりぬべきかな

b) Phiên âm:

Aware to mo

Iu beki hito wa

Omo oe de

Mi no itazura ni

Narinu beki kana

c) Diễn ý:

Không thể nào nghĩ rằng con người,

Đã phụ phàng có thể tỏ ra tội nghiệp cho tôi.

Cứ như thế này thì chắc chắn,

Tôi sẽ chết đi trong trống lạnh.

d) Dịch thơ:

Người đã từng hất hủi,
Lẽ nào tội nghiệp tôi.
Thế này mình chắc sẽ,
Chết tủi lạnh mà thôi.

(ngũ ngôn) 

Phụ tình, chẳng chút thương tình,
Đi về cõi chết một mình mình thôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), thơ luyến ái phần 5, bài 950.

Tác giả: Kentokukô (Khiêm Đức Công) là thụy hiệu của Fujiwara no Koremasa (Đằng Nguyên, Y Doãn, 924-972). Là cháu gọi Teishinkô Tadahira (Trinh Tín Công Trung Bình, tác giả bài 26) bằng ông và là cha của Fujiwara no Yoshitaka (Đằng Nguyên, Nghĩa Hiếu, tác giả bài 50). Ông là người có tài trí và dung mạo hơn người, làm trưởng quan (Bettô) của Viện Thi Ca (Wadokoro) và đứng đầu Lê Hồ Ngũ Nhân (Nashitsubo no gonin) tức năm vị quan đã soạn ra Gosen-shuu và chỉnh lý Man.yôshuu . Lên đến chức Nhiếp Chính Thái Chính đại Thần là ngôi vị cao nhất trong hàng thần hạ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài:Tình yêu cô đơn, không có cả sự đoái hoài, cảm thương của người mình yêu dấu nay đã phụ phàng.

Lời thuyết minh của Shuui-shuu cho rằng đây là bài thơ vịnh tâm trạng của kẻ bị đàn bà tỏ ra lạnh nhạt và không cho gặp nữa. Vì lẽ đó, không những tinh thần mà cả thể xác đều trở nên suy nhược, gần kề cái chết và nghĩ rằng sẽ chết, mang theo mối tình đơn phương trong cô quạnh vì không lấy ai cảm thương cho số phận mình. Tác giả như có ý muốn được đoái tưởng. Hơi thơ có vẻ yếu ớt, không có khí phách đàn ông hay của của một ông quan đứng đầu triều.

g)      Dư Hứng:

Tương truyền, trái với cha mình là Udaijin Morotsuke (Hữu đại thần Đằng Nguyên Sư Phụ) là người có đức kiệm ước, Kentokukô chuộng sự hoa mỹ và làm nhiều người phải chau mày vì tính hào nhoáng của ông. 

Hán dịch:

Cảm Thương.
 

Bi tai tao quân khí,
悲 哉 遭 君 棄

Bất nguyện tha nhân liên.
不 願 他 人 憐

Thử thân ai dục tuyệt,
此 身 哀 欲 絶

Chí tử do tương luyến.
至 死 猶 相 恋

Anh dịch:

Ah, cruel one! thou pass’d me by

No glance of pity on turned,

A careless scorn was in thine eye,

That mock’d the passion that in me burn’d:

Alas! Alas!

Such woes my failing pow’rs surpass.

(Dickins)

Sure that there is none

Who will speak a pitying word,

I shall pass away.

Ah! my death shall only be

My own folly's (fitting end).

(Mac Cauley)

Trong Truyện Genji, đoạn liên quan đến mối tình của Kashiwagi với công chúa San no Miya (chính thất của Genji) có nói đến việc chàng công tử này lâm bệnh tương tư, mong được nàng cảm thương mà nói cho hai chữ “tội nghiệp” (aware). Tuy đồng cảnh với tác giả bài này, khác nhau là sau đó, Kashiwagi đã lật ngược thế cờ, cắm sừng được Genji.

 

 





Bài số 45

Thơ ngài Kentokukô 謙徳公

 

a) Nguyên văn:

あはれとも

いふべき人は

思うほえで

身のいたづらに

なりぬべきかな

b) Phiên âm:

Aware to mo

Iu beki hito wa

Omo oe de

Mi no itazura ni

Narinu beki kana

c) Diễn ý:

Không thể nào nghĩ rằng con người,

Đã phụ phàng có thể tỏ ra tội nghiệp cho tôi.

Cứ như thế này thì chắc chắn,

Tôi sẽ chết đi trong trống lạnh.

d) Dịch thơ:

Người đã từng hất hủi,
Lẽ nào tội nghiệp tôi.
Thế này mình chắc sẽ,
Chết tủi lạnh mà thôi.

(ngũ ngôn) 

Phụ tình, chẳng chút thương tình,
Đi về cõi chết một mình mình thôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), thơ luyến ái phần 5, bài 950.

Tác giả: Kentokukô (Khiêm Đức Công) là thụy hiệu của Fujiwara no Koremasa (Đằng Nguyên, Y Doãn, 924-972). Là cháu gọi Teishinkô Tadahira (Trinh Tín Công Trung Bình, tác giả bài 26) bằng ông và là cha của Fujiwara no Yoshitaka (Đằng Nguyên, Nghĩa Hiếu, tác giả bài 50). Ông là người có tài trí và dung mạo hơn người, làm trưởng quan (Bettô) của Viện Thi Ca (Wadokoro) và đứng đầu Lê Hồ Ngũ Nhân (Nashitsubo no gonin) tức năm vị quan đã soạn ra Gosen-shuu và chỉnh lý Man.yôshuu . Lên đến chức Nhiếp Chính Thái Chính đại Thần là ngôi vị cao nhất trong hàng thần hạ.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài:Tình yêu cô đơn, không có cả sự đoái hoài, cảm thương của người mình yêu dấu nay đã phụ phàng.

Lời thuyết minh của Shuui-shuu cho rằng đây là bài thơ vịnh tâm trạng của kẻ bị đàn bà tỏ ra lạnh nhạt và không cho gặp nữa. Vì lẽ đó, không những tinh thần mà cả thể xác đều trở nên suy nhược, gần kề cái chết và nghĩ rằng sẽ chết, mang theo mối tình đơn phương trong cô quạnh vì không lấy ai cảm thương cho số phận mình. Tác giả như có ý muốn được đoái tưởng. Hơi thơ có vẻ yếu ớt, không có khí phách đàn ông hay của của một ông quan đứng đầu triều.

g)      Dư Hứng:

Tương truyền, trái với cha mình là Udaijin Morotsuke (Hữu đại thần Đằng Nguyên Sư Phụ) là người có đức kiệm ước, Kentokukô chuộng sự hoa mỹ và làm nhiều người phải chau mày vì tính hào nhoáng của ông. 

Hán dịch:

Cảm Thương.
 

Bi tai tao quân khí,
悲 哉 遭 君 棄

Bất nguyện tha nhân liên.
不 願 他 人 憐

Thử thân ai dục tuyệt,
此 身 哀 欲 絶

Chí tử do tương luyến.
至 死 猶 相 恋

Anh dịch:

Ah, cruel one! thou pass’d me by

No glance of pity on turned,

A careless scorn was in thine eye,

That mock’d the passion that in me burn’d:

Alas! Alas!

Such woes my failing pow’rs surpass.

(Dickins)

Sure that there is none

Who will speak a pitying word,

I shall pass away.

Ah! my death shall only be

My own folly's (fitting end).

(Mac Cauley)

Trong Truyện Genji, đoạn liên quan đến mối tình của Kashiwagi với công chúa San no Miya (chính thất của Genji) có nói đến việc chàng công tử này lâm bệnh tương tư, mong được nàng cảm thương mà nói cho hai chữ “tội nghiệp” (aware). Tuy đồng cảnh với tác giả bài này, khác nhau là sau đó, Kashiwagi đã lật ngược thế cờ, cắm sừng được Genji.