Bài số 26  

Thơ ngài Teishinkô貞信公

 

a) Nguyên văn:

小倉山

峰のもみぢ葉

心あらば

今ひとたびの

みゆき待たなむ

b) Phiên âm:

Ogurayama

Mine no momijiba

Kokoro araba

Ima hitotabi no

Miyuki matanamu (nan)

c) Diễn ý:

Những cành lá đỏ trên ngọn núi Ogura ơi!

Nếu ngươi cũng có tình cảm như con người.

Đừng có vội rụng tan tác ngay

Mà hãy đợi thêm lần nữa chuyến ngự du của thiên hoàng.

d) Dịch thơ:

Nếu lá đỏ trên núi,
Như có trái tim người.
Thì xin đừng vội rụng,
Vua ta sắp ghé chơi.

(ngũ ngôn) 

Cành lá đỏ như có lòng,
Xin đừng rụng vội, xe rồng đến ngay.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di tập), phần tạp thi mùa thu, bài 1128.

Tác giả: Teishinkô (Trinh Tín Công) tức là thụy hiệu tặng cho 藤原忠平Fujiwara no Tadahira (Đằng Nguyên Trung Bình, 880-949). Ông là con trai thứ tư của chức Quan Bạch tên 藤原基経Fujiwara no Mototsune (Đằng Nguyên Cơ Kinh). Teishinkô đã góp công lớn trong việc xây đắp nên thời toàn thịnh của dòng họ mình. Cùng với hai anh Tokihira (Thì Bình) và Nakahira (Trọng Bình) đều làm quan to, được đời gọi là Tam Bình. Trãi ba đời thiên hoàng, lần lượt giữ các chức Nhiếp Chính, Quan Bạch rồi Thái Chính Đại Thần cho đến lúc chết. Thọ 70 tuổi.  

Cảnh lá phong đổi màu vào mùa thu ở núi Ogura vùng Saga, ngoại thành Kyôto là đối tượng các cuộc du lãm của quí tộc thời Heian. Núi Ogura nằm ở giữa Arashiyama và sông Ôi, cho đến nay vẫn còn là một thắng cảnh. Theo lời thuyết minh của Shuui-shuu thì ngài Teiji no In (Đình Tử Viện) tức Thái thượng hoàng Uda khi ngự đến đây ngắm cảnh đã xúc động trước vẻ đẹp của nó và muốn cho Thiên Hoàng Daigo tức con trai ông cùng đến xem. Teishinkô có lẽ đã bắt được ý ấy và ghi lại trong thơ.

Tuy nhiên, theo Shirasu Masako thì Teishin đã mô phỏng theo ý một bài thơ của người ông mình tên là Yoshifusa (Lương Phòng) thấy chép trong Waka Rokujô nhưng thơ của Teishinkô có vẻ đạt hơn.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Ca tụng phong cảnh lá đỏ mùa thu ở núi Ogura tuyệt đẹp như mời mọc những cuộc ngự du.

Tác giả dùng phép nhân cách hóa (gijinhô) kêu gọi một cách thống thiết, khuyên lá đỏ trên núi chớ vội tàn như thể nói chuyện với một người. みゆきMiyuki có thể viết chữ Hán là 行幸hành hạnh tức là một cuộc tuần du của nhà vua hay 御幸ngự hạnh để chỉ cuộc nhàn du của thái thượng hoàng hay hoàng hậu. Ý trong bài muốn nói nay nhân dịp tiếp đón thái thượng hoàng, cũng mong muốn mau có dịp đón tiếp người đã kế vị của ông nữa. Chữ nan ở cuối bài thể hiện lòng mong mỏi.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tiểu Thương Sơn Hồng Diệp.
小 倉 山 紅 葉

Tiểu Thương Sơn thượng tú phong cao,
小 倉 山 上 秀 峰 高

Hồng diệp như hoa vô hạn kiều.
紅 葉 如 花 無 限 嬌

Đa tình hồng diệp như hữu ý,
多 情 紅 葉 如 有 意

Kỳ đãi ngự hạnh vu lai triều.
其 待 御 幸 于 来 朝

 

Anh dịch:

If thou’rt as fair rumour thee

Doth paint’ O deign my but to grace

And may thy path as secret be

To human eye as is the trace

Of Sanekads’ra’med

Osaka-yama’s forests hid!

(Dickins)

If thy name be true,

Trailing vine of "Meeting Hill,"

Is there not some way

Whereby, without ken of men,

I can draw thee to my side?

(Mac Cauley)

Bài này có tính thù tạc nhiều hơn là chất thơ. Có người hỏi phải chăng Teika chọn đăng là vì nó nhắc đến tên ngọn núi Ogura, nơi ông ở ?

 

 





Bài số 26  

Thơ ngài Teishinkô貞信公

 

a) Nguyên văn:

小倉山

峰のもみぢ葉

心あらば

今ひとたびの

みゆき待たなむ

b) Phiên âm:

Ogurayama

Mine no momijiba

Kokoro araba

Ima hitotabi no

Miyuki matanamu (nan)

c) Diễn ý:

Những cành lá đỏ trên ngọn núi Ogura ơi!

Nếu ngươi cũng có tình cảm như con người.

Đừng có vội rụng tan tác ngay

Mà hãy đợi thêm lần nữa chuyến ngự du của thiên hoàng.

d) Dịch thơ:

Nếu lá đỏ trên núi,
Như có trái tim người.
Thì xin đừng vội rụng,
Vua ta sắp ghé chơi.

(ngũ ngôn) 

Cành lá đỏ như có lòng,
Xin đừng rụng vội, xe rồng đến ngay.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di tập), phần tạp thi mùa thu, bài 1128.

Tác giả: Teishinkô (Trinh Tín Công) tức là thụy hiệu tặng cho 藤原忠平Fujiwara no Tadahira (Đằng Nguyên Trung Bình, 880-949). Ông là con trai thứ tư của chức Quan Bạch tên 藤原基経Fujiwara no Mototsune (Đằng Nguyên Cơ Kinh). Teishinkô đã góp công lớn trong việc xây đắp nên thời toàn thịnh của dòng họ mình. Cùng với hai anh Tokihira (Thì Bình) và Nakahira (Trọng Bình) đều làm quan to, được đời gọi là Tam Bình. Trãi ba đời thiên hoàng, lần lượt giữ các chức Nhiếp Chính, Quan Bạch rồi Thái Chính Đại Thần cho đến lúc chết. Thọ 70 tuổi.  

Cảnh lá phong đổi màu vào mùa thu ở núi Ogura vùng Saga, ngoại thành Kyôto là đối tượng các cuộc du lãm của quí tộc thời Heian. Núi Ogura nằm ở giữa Arashiyama và sông Ôi, cho đến nay vẫn còn là một thắng cảnh. Theo lời thuyết minh của Shuui-shuu thì ngài Teiji no In (Đình Tử Viện) tức Thái thượng hoàng Uda khi ngự đến đây ngắm cảnh đã xúc động trước vẻ đẹp của nó và muốn cho Thiên Hoàng Daigo tức con trai ông cùng đến xem. Teishinkô có lẽ đã bắt được ý ấy và ghi lại trong thơ.

Tuy nhiên, theo Shirasu Masako thì Teishin đã mô phỏng theo ý một bài thơ của người ông mình tên là Yoshifusa (Lương Phòng) thấy chép trong Waka Rokujô nhưng thơ của Teishinkô có vẻ đạt hơn.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Ca tụng phong cảnh lá đỏ mùa thu ở núi Ogura tuyệt đẹp như mời mọc những cuộc ngự du.

Tác giả dùng phép nhân cách hóa (gijinhô) kêu gọi một cách thống thiết, khuyên lá đỏ trên núi chớ vội tàn như thể nói chuyện với một người. みゆきMiyuki có thể viết chữ Hán là 行幸hành hạnh tức là một cuộc tuần du của nhà vua hay 御幸ngự hạnh để chỉ cuộc nhàn du của thái thượng hoàng hay hoàng hậu. Ý trong bài muốn nói nay nhân dịp tiếp đón thái thượng hoàng, cũng mong muốn mau có dịp đón tiếp người đã kế vị của ông nữa. Chữ nan ở cuối bài thể hiện lòng mong mỏi.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tiểu Thương Sơn Hồng Diệp.
小 倉 山 紅 葉

Tiểu Thương Sơn thượng tú phong cao,
小 倉 山 上 秀 峰 高

Hồng diệp như hoa vô hạn kiều.
紅 葉 如 花 無 限 嬌

Đa tình hồng diệp như hữu ý,
多 情 紅 葉 如 有 意

Kỳ đãi ngự hạnh vu lai triều.
其 待 御 幸 于 来 朝

 

Anh dịch:

If thou’rt as fair rumour thee

Doth paint’ O deign my but to grace

And may thy path as secret be

To human eye as is the trace

Of Sanekads’ra’med

Osaka-yama’s forests hid!

(Dickins)

If thy name be true,

Trailing vine of "Meeting Hill,"

Is there not some way

Whereby, without ken of men,

I can draw thee to my side?

(Mac Cauley)

Bài này có tính thù tạc nhiều hơn là chất thơ. Có người hỏi phải chăng Teika chọn đăng là vì nó nhắc đến tên ngọn núi Ogura, nơi ông ở ?