|
e) Tác
giả và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Kokin-shuu
(Cổ Kim Tập), thơ luyến ái, phần
4, bài 691.
Tác giả: Pháp
sư Sôsei (Sôsei Hôshi), một vị
tăng sống khoảng hậu bán thế
kỷ thứ 9 đến đầu thế
kỷ thứ 10, tục danh là Yoshimine
Harutoshi (Lương Lĩnh, Huyền Lợi).
Con của tăng chính Henjô (tác
giả bài 12), người trước
khi xuất gia là một đại thần.
Tuy thân đàn ông,
lại là nhà sư nhưng tác
giả đặt mình vào vị trí
phụ nữ để nói giùm
(代詠daiei
= đại vịnh, kỹ
thuật mitate)
cho một người đàn bà chờ
người yêu mà không đến.
Nàng đợi mãi cho đến khi
con trăng ló ra lên trên nền
trời hừng sáng. Chờ người
yêu, rốt cục giống như chờ
trăng mọc. Thường thường,
ngày xưa khi các ông đến
thăm người yêu thì lúc
ngày rạng là phải ra về, thế
nhưng trời đã sáng mà
người nàng mong đợi vẫn
chưa thấy tới. Đêm mùa hạ
ngắn nhưng đêm thu lại dài,
nỗi cay đắng của nàng vì
thế càng sâu sắc.
Sôsei Hôshi
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Oán hận vì đợi
mãi suốt đêm mà người
con trai không đến.
Ima kon có
nghĩa “Đến ngay thôi!”.
Nagatsuki để chỉ
tháng 9 âm lịch, tiết vãn thu,
lúc đêm dài nhất. Còn
vầng trăng có cái tên ariake
no tsuki là trăng
qua khỏi ngày 16, không còn tròn
trịa và bắt đầu treo trên
vòm trời lúc trời hừng sáng.
Con trăng này sẽ lặn về hướng
tây giữa ban ngày.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Tức Tương Thử
Xứ Lai. 即 将 此 処 来
Tức tương thử
xứ lai, 即 将 此 処 来
Tằng thị quân ngôn
thuyết. 曽 是 君 言 説
Cữu đẳng khước
bất chí, 久 等 却 不 至
Hầu kiến hiểu không
nguyệt. 侯 見 暁 空 月
Trung Quốc cũng có câu
thơ cổ:
Hữu ước bất
lai quá dạ bán, 有 約 不 来 過 夜 半 Nhàn
xao kỳ tử lạc đăng
hoa. 閑 敲 棋 子 落 燈 花
Nguyễn Bính dịch:
(Nửa đêm cái
hẹn qua rồi, Quân
cờ gõ nhãm làm rơi hoa đèn)
|
|
Anh dịch:
Oh, maiden! heedless of thy vow, Why com’st
thou not? ‘ Tis “long-moon” night, And
th’Ariake moon shines now, Forgetfulness with
welcome light.
(Dickins)
Just because she said, "In a moment I will
come," I've awaited her E'en until the moon of
dawn, In the long month, hath appeared.
(Mac Cauley)
"Chú ý là hai ông
Dickins và Mac Cauley khi chuyển ngữ
sang tiếng Anh đã đứng ở
cương vị một người đàn
ông chờ người yêu không
đến. Điều này không
đúng với phong tục Nhật Bản
thời Heian vì lúc đó, chỉ
có đàn ông mới đến
thăm đàn bà vào ban đêm
(yobai) mà thôi."
|
|
|
|