|
e) Tác giả
và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Kokin-shuu
(Cổ kim tập), thơ luyến ái, phần
thứ hai, bài 559.
Tác giả:
Fujiwara no Toshiyuki (Đằng
Nguyên Mẫn Hành, ? – 907?, cũng
là một nhà quí tộc dòng
dõi gia đình quyền thần
Fujiwara. Vợ ông là em gái của
vợ Narihira nên hai người đàn
ông đi lại thân thiết. Ông
cũng có chân trong nhóm 36 ca tiên.
Ban ngày dĩ nhiên không
rồi. Đêm đến, vẫn chẳng
có cách gì gặp người
mình yêu. Đây là bài thơ
nói lên nỗi cay đắng đó.
Người đàn ông đi qua đi
lại trước nhà (ngày xưa
đàn bà chỉ ngồi nhà chờ)
vì sợ tiếng đời thị phi,
không đến gặp mặt nàng.
Tác giả đã sáng tác bài
này khi đặt mình ở vị trí
một người đàn bà. Lời
giải thích trong Kokin-shuu cho biết
đây là bài thơ sáng tác
trong một buổi bình thơ ở cung
hoàng hậu của Thiên Hoàng Uda
vào năm Kanpyô (Khoan Bình, 889-898).
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Nỗi cay đắng không
gặp được người yêu ngay
cả trong giấc mộng.
Suminoe
là vùng sông thuộc khu vực
Sumiyoshi gần cửa biển Ôsaka bây
giờ, nổi tiếng nhiều tùng
(松matsu)
đẹp nên dễ làm liên tưởng
với sự chờ đợi (待つmatsu)
người tình. Ở đây, tác
giả còn chơi chữ bằng cách
lập đi lập lại từ よるyoru
vốn
có thể hiểu theo nhiều nghĩa.
Đêm cũng là 夜yoru.
Sóng tấp vào bờ cũng là
寄るyoru.
Ngoài ra, chữ yoru
đã được đặt giữa
cụm từ Kishi ni yoru
nami (Sóng đánh vào bờ), ở
đây, được sử dụng như
một jo-kotoba
nghĩa là chữ giáo đầu để
gây ấn tượng mạnh cho hành
động đi qua đi lại trong đêm
của người đàn ông như
sóng vỗ liên miên.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Giang Đào Phách
Ngạn. 江 濤 拍 岸
Giang đào phách
ngạn tự dư tình, 江 濤 拍 岸 似 余 情
Tự triêu chí dạ
bất khẳng đình. 自 朝 至 夜 不 肯 停
Mộng lý vãng lai
hoang dã đạo, 夢 裏 往 来 荒 野 道
Vị đào nhân
mục ám trung hành. 為 逃 人 目 暗 中 行
|
|
Anh dịch:
Tho’ softly as the waves do break
On Suminoye’s shore; I seek
To meet thee, love e’en in a dream,
To dread men’s curious eyes I seen.
(Dickins)
Lo! the gathered waves
On the shore of Sumi's bay!
E'en in gathered night,
When in dreams I go to thee,
I must shun the eyes of men.
(Mac Cauley)
|
|
Gặp nhau trong mộng hay yêu
nhau trong mộng là một cách diễn
tả từng thấy nhiều lần trong
Man.yô.shuu.
Ngoài tài thơ waka,
Fujiwara no Toshiyuki còn viết chữ đẹp,
danh tiếng ngang hàng với Tam Bút
tức bộ ba gồm Thiên Hoàng Saga
(Tha Nga), cao tăng Kuukai (Không Hải) và
Tachibana no Hayanari (Quất, Dật Thế). Vì
viết quá đẹp nên được
nhiều người nhờ chép kinh Pháp
Hoa, có đến 200 bộ.
|
|