Bài số 17  

Thơ vương tử Ariwara no Narihira 在原業平

 

a) Nguyên văn:

ちはやぶる

神代も聞かず

竜田川

からくれなゐに

水くくるとわ

b) Phiên âm:

Chihayaburu

Kamiyo mo kikazu

Tatsutagawa

Karakurenai ni

Mizu kukuru to wa

c) Diễn ý:

Ngay cả thời các thần xưa,

Cũng chưa nghe điều kỳ lạ như thế này

Nước sông Tatsuta,

Nhuộm nguyên một màu son đỏ 

d) Dịch thơ:

Đời xưa lắm chuyện lạ,
Cũng chưa từng nghe qua.
Nhuộm một màu son đỏ,
Nước sông Tatsuta.

(ngũ ngôn) 

Xưa nay hiếm cảnh lạ lùng,
Son đâu ai nhuộm thắm hồng nước sông.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập), phần thơ Thu, quyển hạ, bài 294.

Tác Giả: Như đã nhắc ở trên, Ariwara no Narihira là cháu Thiên Hoàng Heizei (Bình Thành), con thân vương Abo và em khác mẹ của quan tham nghị bậc trung Yukihira. Giỏi thơ, được xem là một trong sáu thi hào đương thời (Rokkasen) và đa tình như một Don Juan. Còn được gọi là Zaigohuujô (Tại ngũ trung tướng) hay Zaichuujô vì có tước võ (trung tướng) trong ngự lâm quân. Tên ông thường được viết với chữ 朝臣Ason ở cuối xác định vị trí dòng dõi hoàng thân quốc thích. Ason còn là chữ được đặt sau tên một người trong tôn thất hay ông quan tước vị từ ngũ phẩm trở lên để tỏ ý tôn kính.

Theo lời thích nghĩa trong Kokin-shuu, đây là một bài 屏風歌byôpuu-uta tức là thơ lấy đề tài cảnh trên bình phong trong một buổi ca vịnh. Bức bình phong này để ở春宮Xuân Cung (Tôguu, còn viết là東宮), nơi nghỉ ngơi của hoàng hậu Nijô, vẽ theo kiểu tranh Nhật (Yamato-e) hình cảnh lá đỏ mùa thu trôi trên dòng sông Tatsuta. Cảnh này đã trở thành một ước lệ trong thi ca Nhật Bản. Thơ này sẽ được đề vào bức bình phong. Đây là một phong tục có từ cuối thế kỷ thứ 9 và lan rộng vào thế kỷ thứ 10.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Vẻ đẹp hoa lệ của cảnh lá thu trôi đỏ rực trên dòng Tatsutagawa.

Tác giả hơi phóng đại cho rằng tự đời các thần (kamiyo) đến giờ vẫn chưa nghe nói có cảnh nào lạ lùng như vậy, chỉ để thậm xưng cái đẹp hoa lệ và tươi tắn của màu lá đỏ trôi trên dòng sông Tatsuta. Nó có thể làm cho độc giả bối rối, không biết khung cảnh thực thì đẹp đến  thế nào.

Chihayaburu (Nhiều chuyện lạ lùng) là một 枕詞makura-kotoba (chữ gối đầu) để tô điểm như một qui ước cho chữ kami (thần) trong cụm từ kamiyo (thời chư thần, thời xa xưa). Còn Tatsutagawa là con sông chảy ven núi Tatsuta ở gần cố đô Nara. Kara kurenai là “màu son tươi đem từ ngoại quốc” (Kara, nhà Đường) về. Khi so sánh dòng sông nhuộm đỏ với cảnh lá đỏ trôi, tác giả đã dùng thủ pháp 見立てmitate (giả trang hay giả tá). Ngoài ra khi để lời giải thích (sông nhuộm đỏ màu lá) đến sau nhận xét (là chuyện chưa từng nghe), tác giả đã sử dụng thủ pháp倒置法 (tôchihô) để đảo nghịch bài thơ từ sau ra trước.  

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Long Điền Xuyên Hồng Diệp.
竜 田 川 紅 葉 

Thần đại linh tích xứ xứ sinh
神 代 霊 跡 処 処 生

Viễn cổ vị kiến thử kỳ tình.
遠 古 未 見 此 奇 情

Hạo hạo Long Điền Xuyên lý thủy,
浩 浩 竜 田 川 里 水

Tận bị hồng diệp nhiễm thành hồng.
尽 被 紅 葉 染 成 紅

Anh dịch:

O Tatsta! When th’autumnal flow

I watch of thy deep, ruddy wave –

E’en when the stern gods long ago

Did rule. Was ne’er beheld so brave,

So far the stream as thine, I vow.

(Dickins)

I have never heard

That, e'en when the gods held sway

In the ancient days,

E'er was water bound with red

Such as here in Tatta's stream

(Mac Cauley)

Sandai Jitsuryoku (Tam Đại Thực Lục), tác phẩm gốc của Truyện Ise, kể lại rằng nhà thơ vương tử Narihira “dung mạo đẹp đẽ, tính tình phóng túng”, dù đã có vợ con và đến tuổi trung niên rồi vẫn là một khách phong lưu. Ông và người anh, Yukihira và Tả Đại Thần Kawara (Minamoto no Tôru) sẽ là những “người mẫu” để Murasaki Shikibu đúc khuôn cho nên nhân vật tiểu thuyết Hikaru Genji về sau. Ông có một mối tình lớn với công nương Fujiwara no Takai-ko (Đằng Nguyên, Cao Tử) lúc đó tuổi vừa đôi tám và đã hứa gả cho thiên hoàng. Hai người dắt nhau đi trốn và bị các anh nàng đuổi theo bắt lại. Chính bà này sau trở thành Hoàng Hậu Nijô ( Nijô no Kisaki), chủ nhân bức bình phong được đề thơ. Chàng trai đa tình vì thế bị đày về miền Đông.

Bà Shirasu Masako cho rằng việc Hoàng Hậu Nijô và Narihira là đôi tình nhân bị gia đình bắt phải chia lìa trước khi bà tiến cung là việc được ghi chép lại ở nhiều nơi. Do đó, bài thơ bình phong này không chỉ thuần túy tả cảnh. Nó còn giúp Narihira đưa ra “tuyên ngôn” trước công chúng về mối trình bỏng cháy và có một không hai của mình.

 

 





Bài số 17  

Thơ vương tử Ariwara no Narihira 在原業平

 

a) Nguyên văn:

ちはやぶる

神代も聞かず

竜田川

からくれなゐに

水くくるとわ

b) Phiên âm:

Chihayaburu

Kamiyo mo kikazu

Tatsutagawa

Karakurenai ni

Mizu kukuru to wa

c) Diễn ý:

Ngay cả thời các thần xưa,

Cũng chưa nghe điều kỳ lạ như thế này

Nước sông Tatsuta,

Nhuộm nguyên một màu son đỏ 

d) Dịch thơ:

Đời xưa lắm chuyện lạ,
Cũng chưa từng nghe qua.
Nhuộm một màu son đỏ,
Nước sông Tatsuta.

(ngũ ngôn) 

Xưa nay hiếm cảnh lạ lùng,
Son đâu ai nhuộm thắm hồng nước sông.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập), phần thơ Thu, quyển hạ, bài 294.

Tác Giả: Như đã nhắc ở trên, Ariwara no Narihira là cháu Thiên Hoàng Heizei (Bình Thành), con thân vương Abo và em khác mẹ của quan tham nghị bậc trung Yukihira. Giỏi thơ, được xem là một trong sáu thi hào đương thời (Rokkasen) và đa tình như một Don Juan. Còn được gọi là Zaigohuujô (Tại ngũ trung tướng) hay Zaichuujô vì có tước võ (trung tướng) trong ngự lâm quân. Tên ông thường được viết với chữ 朝臣Ason ở cuối xác định vị trí dòng dõi hoàng thân quốc thích. Ason còn là chữ được đặt sau tên một người trong tôn thất hay ông quan tước vị từ ngũ phẩm trở lên để tỏ ý tôn kính.

Theo lời thích nghĩa trong Kokin-shuu, đây là một bài 屏風歌byôpuu-uta tức là thơ lấy đề tài cảnh trên bình phong trong một buổi ca vịnh. Bức bình phong này để ở春宮Xuân Cung (Tôguu, còn viết là東宮), nơi nghỉ ngơi của hoàng hậu Nijô, vẽ theo kiểu tranh Nhật (Yamato-e) hình cảnh lá đỏ mùa thu trôi trên dòng sông Tatsuta. Cảnh này đã trở thành một ước lệ trong thi ca Nhật Bản. Thơ này sẽ được đề vào bức bình phong. Đây là một phong tục có từ cuối thế kỷ thứ 9 và lan rộng vào thế kỷ thứ 10.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Vẻ đẹp hoa lệ của cảnh lá thu trôi đỏ rực trên dòng Tatsutagawa.

Tác giả hơi phóng đại cho rằng tự đời các thần (kamiyo) đến giờ vẫn chưa nghe nói có cảnh nào lạ lùng như vậy, chỉ để thậm xưng cái đẹp hoa lệ và tươi tắn của màu lá đỏ trôi trên dòng sông Tatsuta. Nó có thể làm cho độc giả bối rối, không biết khung cảnh thực thì đẹp đến  thế nào.

Chihayaburu (Nhiều chuyện lạ lùng) là một 枕詞makura-kotoba (chữ gối đầu) để tô điểm như một qui ước cho chữ kami (thần) trong cụm từ kamiyo (thời chư thần, thời xa xưa). Còn Tatsutagawa là con sông chảy ven núi Tatsuta ở gần cố đô Nara. Kara kurenai là “màu son tươi đem từ ngoại quốc” (Kara, nhà Đường) về. Khi so sánh dòng sông nhuộm đỏ với cảnh lá đỏ trôi, tác giả đã dùng thủ pháp 見立てmitate (giả trang hay giả tá). Ngoài ra khi để lời giải thích (sông nhuộm đỏ màu lá) đến sau nhận xét (là chuyện chưa từng nghe), tác giả đã sử dụng thủ pháp倒置法 (tôchihô) để đảo nghịch bài thơ từ sau ra trước.  

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Long Điền Xuyên Hồng Diệp.
竜 田 川 紅 葉 

Thần đại linh tích xứ xứ sinh
神 代 霊 跡 処 処 生

Viễn cổ vị kiến thử kỳ tình.
遠 古 未 見 此 奇 情

Hạo hạo Long Điền Xuyên lý thủy,
浩 浩 竜 田 川 里 水

Tận bị hồng diệp nhiễm thành hồng.
尽 被 紅 葉 染 成 紅

Anh dịch:

O Tatsta! When th’autumnal flow

I watch of thy deep, ruddy wave –

E’en when the stern gods long ago

Did rule. Was ne’er beheld so brave,

So far the stream as thine, I vow.

(Dickins)

I have never heard

That, e'en when the gods held sway

In the ancient days,

E'er was water bound with red

Such as here in Tatta's stream

(Mac Cauley)

Sandai Jitsuryoku (Tam Đại Thực Lục), tác phẩm gốc của Truyện Ise, kể lại rằng nhà thơ vương tử Narihira “dung mạo đẹp đẽ, tính tình phóng túng”, dù đã có vợ con và đến tuổi trung niên rồi vẫn là một khách phong lưu. Ông và người anh, Yukihira và Tả Đại Thần Kawara (Minamoto no Tôru) sẽ là những “người mẫu” để Murasaki Shikibu đúc khuôn cho nên nhân vật tiểu thuyết Hikaru Genji về sau. Ông có một mối tình lớn với công nương Fujiwara no Takai-ko (Đằng Nguyên, Cao Tử) lúc đó tuổi vừa đôi tám và đã hứa gả cho thiên hoàng. Hai người dắt nhau đi trốn và bị các anh nàng đuổi theo bắt lại. Chính bà này sau trở thành Hoàng Hậu Nijô ( Nijô no Kisaki), chủ nhân bức bình phong được đề thơ. Chàng trai đa tình vì thế bị đày về miền Đông.

Bà Shirasu Masako cho rằng việc Hoàng Hậu Nijô và Narihira là đôi tình nhân bị gia đình bắt phải chia lìa trước khi bà tiến cung là việc được ghi chép lại ở nhiều nơi. Do đó, bài thơ bình phong này không chỉ thuần túy tả cảnh. Nó còn giúp Narihira đưa ra “tuyên ngôn” trước công chúng về mối trình bỏng cháy và có một không hai của mình.