Bài số 3:  

Thơ Kakinomoto no Hitomaro 柿本人麻呂

 

a) Nguyên văn:

あし引きの

山鳥の尾の

しだりをの

ながながし夜を

ひとりかも寝む

b) Phiên âm:

Ashibiki no

Yamadori no o wo

Shidario no

Naganagashi yo wo

Hitori kamo nemu

c) Diễn ý:

Giống như đuôi chim trĩ núi kéo lướt thướt,

Đêm mùa thu cũng dài dằng dặc.

Không gặp được người thương nhớ,

Phải nằm ngủ một mình, buồn biết bao!

 

d) Dịch thơ:

Lướt thướt đuôi chim trĩ,
Như đêm dằng dặc dài.
Trong núi không sao ngủ,
Vì mình nhớ mong ai!

(ngũ ngôn)

Đuôi chim buông dài thật dài,
Đêm khuya dằng dặc, nhớ ai khôn nằm.

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuu-i shuu (Thập di tập) phần luyến ca (thơ ái tình), bài số 778.

Tác giả: có lẽ nhà thơ Kakinomoto no Hitomaro (Thị Bản, Nhân Ma Lữ, không rõ năm sinh năm mất) .

 

Kakinomoto no Hitomaro

Ông Hitomaro, một thi nhân lỗi lạc vào thời kỳ thứ hai của Man.yô-shuu, giỏi về chôka, là thi nhân cung đình tiêu biểu nhất. Thơ ông trang trọng, hùng hồn. Đời sau tôn kính, gọi ông là “ca thánh” tức đại thi hào, lại có chân trong Tam Thập Lục Ca Tiên.

Ông sống khoảng thời gian hai thiên hoàng Jitô (ở ngôi 690-697) và Mommu (ở ngôi 697-707) nhưng đến thời điểm thiên hoàng Genmei (Nguyên Minh) lên ngôi (707) thì dường như ông đã mất. Khi còn trẻ, ông giữ chức xá nhân tức người hầu cận Thiên Hoàng Tenmu, sau đó tiếp tục theo hầu các hoàng tử Kusakabe và Takechi. Bài thơ đầu tiên của ông thấy chép trong Man.yôshuu được làm ra vào năm đầu thời nữ thiên hoàng Jitô. Có lẽ ông chết lúc đang làm chức Kokushi ở vùng Iwami nghĩa là thuộc hàng quan lại địa phương. Nói chung tuy tài thơ cao, thân cận với vua chúa, nhưng ông không có chức phận cao sang trong triều đình.

Không có chứng cớ gì cho biết bài thơ này do Hitomaro làm nhưng không biết từ bao giờ, đã được truyền tụng như thế và Teika đánh giá nó cao..

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Đêm thu dài, một mình trằn trọc không ngủ được vì nhớ đến người yêu. 

Bài này nói về nỗi cô đơn lẻ bạn khi ngủ một mình.Tương truyền, loài chim trĩ núi (yamadori = copper pheasant) , trống mái đến đêm tẻ ra đi ngủ riêng ở núi khác. Tâm sự chờ người yêu nên khó ngủ của Hitomaro cũng giống như con chim trĩ trống. Cái đuôi chim dài được ví von với dòng thời gian.

Trong Man.yôshuu, bài này được liệt vào loại thơ không rõ tác giả và xem như thuộc loại “khuê oán” (đàn bà hận cảnh phòng không). Theo bà Shirasu Masako, một bài khác trong tập 11 của Man.yô-shuu cũng có câu Yamadori no o no, Nagaki kono yo wo (Cái đêm nay dài như đuôi chim trĩ) mà không thấy ai nói bài ấy là của Hitomaro. Tuy nhiên, đến thời Heian thì người ta dồn phiếu cho, xem bài số 3 Ashibiki no nhắc đến trên đây chính tác phẩm tiêu biểu của ông ta. Ngoài ra, không ít những nhà bình luận cho rằng ý thơ làm liên tưởng đến những cặp vợ chồng hay người yêu bị chia cách, tỏ lòng thương nhớ nhau, chứ không riêng gì tâm sự của một người nghĩ đến một người khác mà thôi.

Chữ naganagashi (dài thật dài) nối liền với chữ khơi mào (jo-kotoba) tức là cả tiểu đoạn “ashibiki no yamadori no o no shidari o no” sử dụng thủ pháp điệp ngữ, láy đi láy lại hai âm naga để đi vào ý chính (honshi). Chữ gối (makura-kotoba) ashibiki no (còn đọc là ashihiki, không rõ nghĩa) là một qui ước dùng khi viết về núi.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trường Dạ
長 夜

 

Du du trường dạ trường,
悠 悠 長 夜 長

Trường tự trĩ kê vĩ.
長 似 雉 鶏 尾

Cô linh chỉ nhất nhân,
孤 零 只 一 人

Triển chuyển như hà thụy.
輾 転 如 何 睡

Anh dịch:

The hill-side fowl his long dropped tail,

Sweeps o’er the ground – so drags the night.

My lonely plight

I mourn – my sleepless wretchedness bewail.

(Dickins)

Ah! the foot-drawn trail

Of the mountain-pheasant's tail

Drooped like down-curved branch!--

Through this long, long-dragging night

Must I keep my couch alone?

(Mac Cauley)

 

Yamadori (chim núi) trong câu thứ hai chỉ một giống chim trĩ (kiji) nên Đàn Khả dịch là “trĩ kê” ở đây. Phong tục Nhật Bản tránh không tặng chim trĩ núi trong ngày cưới vì đó là điềm gỡ báo sự chia ly, có lẽ bắt đầu từ khi có bài thơ này.

 

 





Bài số 3:  

Thơ Kakinomoto no Hitomaro 柿本人麻呂

 

a) Nguyên văn:

あし引きの

山鳥の尾の

しだりをの

ながながし夜を

ひとりかも寝む

b) Phiên âm:

Ashibiki no

Yamadori no o wo

Shidario no

Naganagashi yo wo

Hitori kamo nemu

c) Diễn ý:

Giống như đuôi chim trĩ núi kéo lướt thướt,

Đêm mùa thu cũng dài dằng dặc.

Không gặp được người thương nhớ,

Phải nằm ngủ một mình, buồn biết bao!

 

d) Dịch thơ:

Lướt thướt đuôi chim trĩ,
Như đêm dằng dặc dài.
Trong núi không sao ngủ,
Vì mình nhớ mong ai!

(ngũ ngôn)

Đuôi chim buông dài thật dài,
Đêm khuya dằng dặc, nhớ ai khôn nằm.

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuu-i shuu (Thập di tập) phần luyến ca (thơ ái tình), bài số 778.

Tác giả: có lẽ nhà thơ Kakinomoto no Hitomaro (Thị Bản, Nhân Ma Lữ, không rõ năm sinh năm mất) .

 

Kakinomoto no Hitomaro

Ông Hitomaro, một thi nhân lỗi lạc vào thời kỳ thứ hai của Man.yô-shuu, giỏi về chôka, là thi nhân cung đình tiêu biểu nhất. Thơ ông trang trọng, hùng hồn. Đời sau tôn kính, gọi ông là “ca thánh” tức đại thi hào, lại có chân trong Tam Thập Lục Ca Tiên.

Ông sống khoảng thời gian hai thiên hoàng Jitô (ở ngôi 690-697) và Mommu (ở ngôi 697-707) nhưng đến thời điểm thiên hoàng Genmei (Nguyên Minh) lên ngôi (707) thì dường như ông đã mất. Khi còn trẻ, ông giữ chức xá nhân tức người hầu cận Thiên Hoàng Tenmu, sau đó tiếp tục theo hầu các hoàng tử Kusakabe và Takechi. Bài thơ đầu tiên của ông thấy chép trong Man.yôshuu được làm ra vào năm đầu thời nữ thiên hoàng Jitô. Có lẽ ông chết lúc đang làm chức Kokushi ở vùng Iwami nghĩa là thuộc hàng quan lại địa phương. Nói chung tuy tài thơ cao, thân cận với vua chúa, nhưng ông không có chức phận cao sang trong triều đình.

Không có chứng cớ gì cho biết bài thơ này do Hitomaro làm nhưng không biết từ bao giờ, đã được truyền tụng như thế và Teika đánh giá nó cao..

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Đêm thu dài, một mình trằn trọc không ngủ được vì nhớ đến người yêu. 

Bài này nói về nỗi cô đơn lẻ bạn khi ngủ một mình.Tương truyền, loài chim trĩ núi (yamadori = copper pheasant) , trống mái đến đêm tẻ ra đi ngủ riêng ở núi khác. Tâm sự chờ người yêu nên khó ngủ của Hitomaro cũng giống như con chim trĩ trống. Cái đuôi chim dài được ví von với dòng thời gian.

Trong Man.yôshuu, bài này được liệt vào loại thơ không rõ tác giả và xem như thuộc loại “khuê oán” (đàn bà hận cảnh phòng không). Theo bà Shirasu Masako, một bài khác trong tập 11 của Man.yô-shuu cũng có câu Yamadori no o no, Nagaki kono yo wo (Cái đêm nay dài như đuôi chim trĩ) mà không thấy ai nói bài ấy là của Hitomaro. Tuy nhiên, đến thời Heian thì người ta dồn phiếu cho, xem bài số 3 Ashibiki no nhắc đến trên đây chính tác phẩm tiêu biểu của ông ta. Ngoài ra, không ít những nhà bình luận cho rằng ý thơ làm liên tưởng đến những cặp vợ chồng hay người yêu bị chia cách, tỏ lòng thương nhớ nhau, chứ không riêng gì tâm sự của một người nghĩ đến một người khác mà thôi.

Chữ naganagashi (dài thật dài) nối liền với chữ khơi mào (jo-kotoba) tức là cả tiểu đoạn “ashibiki no yamadori no o no shidari o no” sử dụng thủ pháp điệp ngữ, láy đi láy lại hai âm naga để đi vào ý chính (honshi). Chữ gối (makura-kotoba) ashibiki no (còn đọc là ashihiki, không rõ nghĩa) là một qui ước dùng khi viết về núi.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trường Dạ
長 夜

 

Du du trường dạ trường,
悠 悠 長 夜 長

Trường tự trĩ kê vĩ.
長 似 雉 鶏 尾

Cô linh chỉ nhất nhân,
孤 零 只 一 人

Triển chuyển như hà thụy.
輾 転 如 何 睡

Anh dịch:

The hill-side fowl his long dropped tail,

Sweeps o’er the ground – so drags the night.

My lonely plight

I mourn – my sleepless wretchedness bewail.

(Dickins)

Ah! the foot-drawn trail

Of the mountain-pheasant's tail

Drooped like down-curved branch!--

Through this long, long-dragging night

Must I keep my couch alone?

(Mac Cauley)

 

Yamadori (chim núi) trong câu thứ hai chỉ một giống chim trĩ (kiji) nên Đàn Khả dịch là “trĩ kê” ở đây. Phong tục Nhật Bản tránh không tặng chim trĩ núi trong ngày cưới vì đó là điềm gỡ báo sự chia ly, có lẽ bắt đầu từ khi có bài thơ này.