|
e) Tác giả và
hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Gosen-shuu (Hậu
tuyển tập), quyển 6, thơ thu, phần
trung, bài số 302.
Tác giả:
phỏng định là Thiên
Hoàng Tenji (Thiên Trí, 626-671).
Ông là vị thiên hoàng
thứ 38 trong lịch sử Nhật. Con thứ
hai Thiên Hoàng Jomei và nữ Thiên
Hoàng Kôgyoku, ngày còn trẻ,
Tenji có tên là hoàng tử Naka
no Ôe (Trung Đại Huynh). Đã cùng
với bầy tôi là Fujiwara no Kamatari
lật đổ họ Soga, thực tiện
cuộc đổi mới năm Taika (Đại
Hóa) và thiên đô về vùng
Ômi (tỉnh Shiga ngày nay). Thơ của
ông có chép trong các tập 13,
14 và 15 của Man.yô-shuu. Mất
năm 46 tuổi, trị vì từ 668 đến
671.Ông có bài thơ vịnh Đại
Hòa Tam Sơn nói về mối tình
tay ba giữa mình, cậu em trai (Thiên
Hoàng Tenmu) và công chúa Nukata.
Nguyên bài này đã
có trong quyển 10 (bài thứ 2.178)
của Man.yô-shuu, với nội dung
hơi khác, và chỗ tên tác
giả ghi là “không rõ”
(yomibito shirazu), có lẽ là một câu
ca dao nói về sương khuya. Được
truyền khẩu lâu năm, nó mất
dần hình ảnh về nỗi khó
nhọc đồng áng của người
nhà nông trong nội dung, chỉ còn
cảm giác mùa thu tiêu sơ đọng
lại.
Rốt
cuộc khi đưa vào Gosen-shuu (Hậu
Tuyển tập), bài thơ được
xem là một “ngự chế” của
Thiên Hoàng Tenji (bài số 2.001, thơ
thu, phần trung). Phải chăng vì Thiên
Hoàng Tenji đã khai sáng ra triều
Heian và là một thiên hoàng
vĩ đại trong lịch sử Nhật
Bản nên người ta muốn nối
kết bài thơ với hình ảnh
ông vua lý tưởng biết thương
dân chăng?
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Phong cảnh đồng quê tịch mịch
vùng Asuka một chiều cuối thu.
Nói chung, các nhà bình
luận thường cho rằng trong bài
Aki no ta no này, thiên hoàng Tenji
(nếu thực sự là tác giả)
đã đặt mình vào cảnh
ngộ của nhà nông qua đêm
trong vựa chứa lúa đặt tạm
giữa ruộng vào vụ gặt đề
phòng thú rừng phá hoại để
vịnh kiếp sống gian khổ của họ,
khi mà những giọt sương khuya
thấm (tay) áo cũng có thể là
nước mắt.
Bài thơ tả cảnh
cánh đồng một ngày giữa
mùa thu, thê lương tịch mịch.
Chữ lều tạm ( 仮庵kariiho
đọc nuốt âm thành
kario)
và chữ bông lúa đã gặt
( 刈穂
kariho)
chồng lên nhau thành ra 刈穂の庵 kariho
no io theo kỹ thuật
kake-kotoba
(chữ đa nghĩa). Tuy nhiên, theo thi hào
Teika, bài này xứng đáng đại
diện cho loại waka
u huyền bởi vì để lại dư
vị sâu lắng, nói được
những điều ở ngoài từ ngữ.
Nữ
thi sĩ Baba Akiko xem việc đưa một
bài thơ gán cho một thánh quân
sáng nghiệp, đã rút quân
khỏi Triều Tiên và chấn chỉnh
nền móng triều đình, lên
đầu quyển sách là chuyện
đương nhiên trong xã hội cổ
xưa. Người chủ biên Teika không
thể làm khác. Huống chi nông
nghiệp là nền tảng của kinh tế
trong nước. Nhật Bản thời mới
lập quốc chẳng được xưng
tụng là Mizuho no kuni (nước
của bông lúa thiêng) là gì?
Như thế, sự quan tâm của nhà
vua đến nông vụ có thể
giải thích được. Nhà bình
luận Shirasu Masako cho rằng bài này
chính là bài số 2174 bắt đầu
bằng câu Akita karu kariho chép
trong tập thứ 10 của Man.yôshuu,
nhưng vì âm vận trúc trắc,
khó lòng đọc mà không
vấp váp, nên sau khi qua nhiều bàn
tay gia công sửa chữa, không biết
tự lúc nào đã trở thành
lưu loát. Shimazu Tadao cho rằng thuyết
này đã bắt nguồn từ học
giả quốc học Kamo no Mabuchi (1697-1769),
đến nay được nhiều người
cho là hợp lý.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Thu Dã 秋 野
Thu nhật điền dã
gian, 秋 日 田 野 間
Am ốc sơ tháp
tựu 庵 屋 初 搭 就
Phúc cái thảo
tịch sơ 覆 蓋 草 席 疏
Lãnh lộ thấp sam
tụ. 冷 露 湿 杉 袖
|
|
Anh dịch:
My lowly hut is thatched with straw From fields where
rice-sheaves frequent stand, Now autumn’s harvest
well-night o’er, Collected by my toiling hand:
Tatter’d roof the sky I view, My clothes are
wet with falling dew.
(Dickins)
Coarse the rush-mat roof Sheltering the harvest-hut
Of the autumn rice-field;-- And my sleeves are
growing wet With the moisture dripping through.
(Mac Cauley)
|
|
Nhân vì Thiên
Hoàng Tenji, người được xem
là tác giả tác bài thơ
đầu tiên cửa thi tập này,
xưa từng dời đô về vùng
Ômi nên kể từ năm 1940 (Shôwa
15), các cuộc thi bốc quân bài
Hyakunin Isshu toàn quốc được
tổ chức ở đền thần tỉnh
Ôtsu (Ômi Jinguu) trong vùng. Riêng
về lý do những cuộc thi tài
nói trên, xin xem lời giải thích
trong bài Bạt cuối sách.
|
|