Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả ]
|
|
Từ
xưa đến nay, người đọc thường đồng nhất tuyệt đối
con người trong đời thực của nhà thơ với cái tôi trữ
tình trong thơ, đặc biệt là thơ về đề tài tình yêu đôi
lứa. Ngay cả các nhà thẩm bình thơ ca lão luyện, tinh tế
cũng trượt theo lối mòn của tư duy không đúng ấy, mặc
dù họ nhận thức rất rõ lối mòn đó là không hẳn đúng,
mà chỉ đúng phần nào, và nếu chỉ đúng phần nào thôi,
là có nghĩa tỉ lệ phần sai quá lớn.
Thực chất, các nhà thơ làm thơ yêu đương (gọi theo danh từ quy ước là thơ tình) cũng huy động vốn sống về các mối tình chính bản thân họ trải nghiệm, có điều, họ luôn luôn tưởng tượng sáng tạo thêm, để mỗi bài thơ đều trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Quá trình huy động vốn sống trực tiếp, vốn sống đích thân ấy cũng có sự cộng hưởng của vốn sống gián tiếp từ vô vàn xuất xứ (bạn bè, người thân, sách vở, phim ảnh...) và sáng tạo của nhà thơ chân chính vẫn là hoàn toàn độc sáng, chứ không phải vay mượn, lặp lại của người khác, nguồn khác. Do đó, những bài thơ ấy thường là khác xa, vượt cao, có chiều sâu hơn sự thật trong đời sống thật, xét ở tình huống trữ tình, ở chủ thể trữ tình (cái tôi trữ tình) và cả ở đối tượng trữ tình (nàng thơ, nàng hương hay chàng thơ, chàng trượng phu - người tình của nam hay nữ thi sĩ)... Nói rõ hơn, đó là sự thật (hiện thực) đã được chưng cất, lắng lại, tinh lọc và nâng cao. Dĩ nhiên, quá trình sáng tác một tác phẩm, như đã phân tích, là một quá trình hoạt động tinh thần, tương tự như bao hoạt động tinh thần khác, nhưng đặc biệt là sự tổng hòa lí trí - tình cảm, cảm xúc, lại tùy thuộc vào mức độ thành thạo, thuần thục nghề nghiệp (tay nghề): một phần diễn ra theo cơ chế tự động (hoạt động tự nhiên, đắc thủ của bộ não), một phần do nỗ lực của ý thức, có ý thức kiểm soát(lao tâm khổ tứ), trong tâm trí người sáng tác, một cách tiệm tiến, cũng có khi xuất thần (nói theo từ ngữ nhà Phật là "tiệm tu","đốn ngộ"). Nếu các nhà thơ tình chuyên nghiệp (nói theo cách nói hiện nay) vốn chỉ có một vài mối tình trong đời thực, nhưng lại viết hàng trăm, hàng ngàn bài thơ tình với nhiều tình huống thơ, nàng thơ (hay chàng thơ) khác nhau, và các tứ thơ đều không giống nhau, thì cũng không có gì là đáng ngạc nhiên, một khi công chúng thưởng ngoạn thấu hiểu được bản chất lao động sáng tạo thơ ca nói chung, và đặc biệt về lĩnh vực lao động sáng tạo thơ tình nói riêng. Thơ trữ tình, trong đó có thơ yêu đương, cũng mang bản chất chung của văn học - nghệ thuật như ca khúc, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, phim truyện... Nói vắn tắt, thơ yêu đương cũng là một trong những lĩnh vực thuộc loại hình nghệ thuật hư cấu (fiction) (2), mặc dù có thể có một tỉ lệ nào đó là xuất phát từ vốn sống thực của tác giả (chuyện tình có thật giữa tác giả nam [hay nữ] với cô gái [hay chàng trai] có thật nào đó). Cũng cần phải thấu hiểu, cảm thông thêm rằng, dẫu thực chất của lao động sáng tạo là như vậy, nhưng cái tôi trữ tình và nàng thơ, nàng hương (chàng thơ, chàng trượng phu) trong thơ yêu đương cũng phản ánh con-người-bên-trong, kể cả những lúc tự trào, tự buông thả cảm xúc, của từng nhà thơ và đối tượng là con-người-như-mơ-ước hay ít ra là con-người-khả-dĩ-rung-cảm-được dưới ánh sáng thẩm mĩ riêng, với cá tính sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Tất nhiên, thơ tình có khi cũng chịu những hạn chế, những ảnh hưởng do từng hoàn cảnh lịch sử đề cao (những kiểu mẫu người trung tâm, có khi là thời thượng...). Đối với người phê bình thơ, khi viết, có lẽ nên cho in nghiêng những đại từ chỉ chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình, như tôi - nàng, anh - em, ta - mình, để khỏi đồng nhất con người thật của nhà thơ, người yêu thật của nhà thơ với hình tượng trong thơ. Trong giảng dạy thơ, có lẽ nên nói rõ và đủ: hình tượng chàng trai (hình tượng anh, hình tượng xưng tôi...), hình tượng cô gái (hình tượng em, hình tượng xưng em...). Tất nhiên, nói chung, câu nói thuộc loại chân lí "bút pháp, ấy là người" (le style, c'est l'homme) vẫn không hề sai. Từ khi khái niệm "bút pháp" được thay bằng "phong cách" (cũng là "le style"), gồm cả mọi yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng, chứ không chỉ là hình thức nghệ thuật, mệnh đề ấy lại càng tiến gần đến chỗ hoàn hảo. Về phía người đọc, họ cũng không cần biết tác giả đã yêu ai để viết nên bài thơ này hay bài thơ kia. Vấn đề là bài thơ ấy có nói lên nỗi lòng yêu đương của họ hay không, có đúng như tình yêu đương của riêng họ không, có giúp cho trái tim yêu đương của họ thăng hoa (yêu sâu hơn, yêu đẹp hơn, yêu trong sáng hơn) hay không, có giúp họ khám phá ra thế giới tâm lí của những người yêu nhau ở mức độ tinh tế hơn hay không... Cũng như yêu hoa, ngắm hoa trên bàn viết, trong quán cà phê, nào ai cần biết hoa ấy được trồng ở đâu, bón tưới bằng gì. Dĩ nhiên, đó phải là hoa thật chứ không phải hoa giả! Và cũng nhờ đó, các nhà thơ tình cũng không mang mặc cảm lố bịch là đã phô bày tâm tình yêu đương riêng tư ra giữa đời. Về khía cạnh này, Chế Lan Viên có viết bốn câu thơ: "Tôi muốn biết
cơn nắng cơn mưa năm Nguyễn viết Kiều
Tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu cặn kẽ, tỉ mỉ và chính xác như yêu cầu của Chế Lan Viên là hoàn toàn cần thiết, không những đối với nhà văn học sử mà cả với nhà tâm lí học sáng tạo văn chương. Tất nhiên họ phải tính đến độ khúc xạ ở chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, sau khi qua lăng kính lí tưởng thẩm mĩ của nhả thơ; và nghiên cứu vô vàn khía cạnh khác nữa, rất cần thiết cho các ngành khoa học về văn chương, tâm lí học... Nhưng những việc phô bày về "tôi", về "nàng" với những chi tiết thực (tên tuổi, nhân thân; nơi chốn họ gặp gỡ...) thật ra không cần thiết đối với công chúng độc giả, mà có thể khiến người đọc cảm thấy khó chịu, thậm chí phản cảm, chứ không riêng nhà thơ, người yêu của nhà thơ cảm thấy lố bịch. Thơ ca khi được viết và khi đi ra giữa đời là đã thành hình tượng văn chương. Vì thế, chính Chế Lan Viên cũng viết: "Bài thơ anh,
anh làm một nửa mà thôi
Nhà thơ chỉ viết những nét nào đó để khơi gợi cả đất trời mùa thu, và cái tôi của nhà thơ cũng chính là ngoại cảnh mùa thu vang vọng vào. Sát hợp hơn, Victor Hugo cũng đã từng nói, đại để: Tôi viết về tôi, nhưng đừng tưởng tôi (tác giả) không phải là anh (người đọc muôn thời). Thiên chức thi sĩ đối với xã hội là ở đó. Tuy nhiên, nếu bài viết dừng lại ở đây, hẳn mọi người đều cảm thấy lương tâm của mỗi chúng ta đều không thể yên ổn. Quả vậy, không thể yên ổn lương tâm vì sự phiến diện trong việc lí giải vấn đề. Đối với các nhà thơ, cũng như tất cả các nhà cầm bút văn học - nghệ thuật nói chung, ai cũng đã từng trải qua cảm giác và ý thức bất khả của ngọn bút trên tay mình, trước trang giấy trắng, khi muốn phản ánh lại những con người, những mảng hiện thực vô cùng cao đẹp, cao đẹp một cách hồn nhiên, hồn nhiên vì phẩm chất cao đẹp đó đã tự nhiên nhi nhiên trong những con người ấy, đã kết tinh một cách tuyệt vời ở những mảng hiện thực ấy. Ở trường hợp này, rõ ràng tài năng của nhà thơ không đủ sức để phản ánh con người, hiện thực cao đẹp mặc dù tự thâm tâm khôn nguôi ngưỡng mộ. Trong lịch sử, trong cõi đời hằng ngày đã và đang diễn ra, đã từng có nhiều anh hùng, danh nhân, chiến sĩ, nhiều người cha, người mẹ, người chị, người em, nhiều người thầy, người bạn cao đẹp, thì dĩ nhiên cũng có nhiều nàng thơ, chàng thơ cao đẹp, mà những bài thơ tuyệt vời nhất viết về họ chỉ là những dòng chữ vụng về, nông cạn, không ghi nhận và thể hiện nổi. Đối với người đọc cũng thế. Nói chung, công chúng độc giả không cần và không thích làm công việc của nhà văn học sử hay nhà tâm lí học sáng tạo văn chương, nhưng cũng có một vài người đọc yêu quý một nhà thơ nào đó với toàn bộ tác phẩm của nhà thơ ấy đến mức tự xây dựng bảo tàng để sưu tập, trưng bày tất cả những gì liên quan đến tác giả - tác phẩm mà họ ngưỡng mộ, bất chấp tâm lí chung của đại đa số công chúng độc giả đương thời cũng như muôn thuở vốn chỉ và chỉ yêu thích hình tượng văn chương, bất chấp tâm lí ngượng ngùng, khiêm tốn của nhà thơ. Nhưng dẫu sao, trọng tâm của bài viết này vẫn là vấn đề hư cấu trong việc sáng tác thơ ca và thơ ca khi được viết, khi đi ra giữa đời là đã thành hình tượng văn chương. Riêng tôi, người viết bài tự bạch này, xin gửi đến người đọc hai bài thơ thưa ngỏ, cũng theo tinh thần ấy: THƠ NGỎ
|
(1)"Thơ
những mùa hương" là tập thơ thứ 9 trong 11 tập thơ (kể
cả một tập thơ tự tuyển theo đề tài về Mẹ) của Trần
Xuân An (hội viên HNV.TP.HCM.), vừa do Nxb. Thanh Niên ấn hành
vào cuối tháng 3, 2011. Tập thơ dày 96 trang (14, 5 x 20, 5 cm),
gồm 40 bài thơ (phần lớn là thơ yêu đương) và 2 bài thơ
thưa ngỏ. Ngoài ra, còn có phần phụ lục "Những kỉ niệm
văn nghệ" gồm những bài viết của các nhà văn, nhà thơ
về thơ Trần Xuân An, một bài phỏng vấn tác giả về tình
hình thơ hiện nay; và phần phụ lục "Trân trọng ghi nhớ",
liệt
kê các bài viết của các nhà văn, nhà báo về các tác
phẩm thuộc thể loại văn xuôi, khảo cứu, phê bình của
tác giả...
(2)
Để tránh những ngộ nhận đáng tiếc, xin vui lòng lưu ý:
Dưới đây là nguyên
văn từ "Từ điển bách khoa Việt Nam" (điểm mạng toàn
cầu):
|
|