Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Lửa thiêng -
Buồn đêm mưa
Thơ sau 1945 -
Trời sao trên biển
|
Huy
Cận bảo "đặc sản" trong thơ Xuân Diệu là "bài ca sự sống".
Còn "đặc sản" trong thơ ông thì ai cũng biết là "bài ca vũ
trụ".
Dễ tưởng hai "bài" khác hẳn nhau, nhưng không phải vậy. Vì "vũ trụ" của HUY CẬN không phải cái vũ trụ máy móc trơ trơ của khoa học, mà là "cơ thể lớn", sống động y như hằng hà sa số "cơ thể nhỏ". Tức thực ra HUY CẬN cũng ca sự sống, cho đến 1940 (in Lửa thiêng) chuyên ca sầu, sau đó bắt đầu có lúc ca vui, đến sau 1945 thì nhờ "sống đúng" nên ca luôn vui.(1) Cùng say mê sự sống, nhưng Xuân Diệu tập trung vào cái biểu hiện gọi là "tình yêu", trong khi HUY CẬN chú ý đến nhiều hiện tượng tự nhiên đa dạng với ưu tiên dành cho tầm kích thước từ lớn đến khổng lồ. Đằng chỉ ngắm "em", đằng lại ngắm sao ngắm biển ngắm trời ngắm sáng ngắm trưa v.v. Hai đằng chia xẻ với nhau ước ao hòa nhịp với cái mình ngắm: hoặc nhịp lòng "em", hoặc "nhịp tuần hoàn trong vũ trụ"... Về vũ trụ ca của HUY CẬN, chúng tôi đã có bài nhận định riêng.(2) Ngoài "đặc sản", HUY CẬN có một số thi phẩm nội dung khác cũng rất giá trị. Chúng tôi chia tất cả thơ hay của thi sĩ thành mấy tuyển. Sau đây là tuyển 1. (Ngoài các tuyển này, xin các bạn yêu thơ đừng quên những bài thơ "không chính thức" trong "Nhật ký yêu"!) Buồn đêm mưa Cùng cái đêm mưa nào đó, biết bao nhiêu người nằm nghe, ngoài HUY CẬN. Nếu mỗi người làm một bài thơ, chắc chắn ta có biết bao nhiêu bài thơ khác nhau. Ấy bởi nghệ phẩm chứa hồn nghệ sĩ, mà mỗi nghệ sĩ mỗi hồn riêng biệt. Nhưng cũng chắc chắn, đêm ấy đã không có nhiều thơ quá đâu. Vì không phải ai cũng bị cái cơn mưa "dìu dịu rơi rơi" kia nó xui lấy nó làm vỏ mà trút hồn vào. Cái gì là vỏ thích hợp cho hồn mình, là chuyện mỗi nghệ sĩ tự quyết định. ---- Đêm
mưa làm nhớ không gian,
Tai
nương nước giọt mái nhà
Nghe
đi rời rạc trong hồn
Rơi
rơi... dìu dịu rơi rơi...
Tương
tư hướng lạc, phương mờ...
Gió
về, lòng rộng không che,
Thu rừng Thu trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thu quê. Thu trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, trong Thu Rừng của HUY CẬN là thu rừng. Thu quê buồn ít, thu rừng buồn nhiều, hẳn một phần vì nỗi... lá. Quê ở miền xuôi, ít cây rụng lá. Rừng trên mạn ngược, nhiều cây rụng lá hơn. Lá rụng, "chim đi", cành trơ trụi nên nghe lạnh, rồi người thấy "cây hiu quạnh" lòng cũng đâm "quạnh hiu", thế là "sầu thu lên vút, song song"! ---- Bỗng
dưng buồn bã không gian,
Nai
cao gót lẫn trong mù
Sắc
trời trôi nhạt dưới khe,
Sầu
thu lên vút, song song
Non
xanh ngây cả buồn chiều,
Tràng giang Sông, mấy ai đò một chuyến từ "đầu" tới "cuối". Trời, chỉ lấy mắt nhìn từ "chân" này tới "chân" kia đã thấy mỏi, nói gì đi. Ấy thế mà những bèo cứ "hàng nối hàng" dạt mải miết, những mây cứ đám nối đám trôi mải miết... Dưới "tràng giang" chỉ thuyền với... củi, thỉnh thoảng "cồn nhỏ (...) đìu hiu". Trên bờ chỉ... bờ với bãi, lâu lâu một "bến cô liêu", mãi mãi "không cầu". Tiếng sinh hoạt nhân gian nghe mơ hồ xa vẳng, cánh chim in trên "lớp lớp mây cao" trông sao nhỏ thế. Cảnh đã buồn, "nắng xuống, trời lên" lại là lúc buồn, khéo chọn ngồi đò đúng nơi đúng lúc, trách sao "sầu chót vót"! Sầu thường làm nhớ. Nhớ nhất cái gì ngược hẳn với "cái" ở đây. Cho nên "không khói hoàng hôn cũng"... ---- Sóng
gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Lơ
thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Bèo
dạt về đâu, hàng nối hàng;
Lớp
lớp mây cao đùn núi bạc,
Đi giữa đường thơm Huy Cận nặng về cảm xúc không gian, nhưng đôi khi ông cũng bước lạc sang chiều thứ tư. Bài thơ nổi tiếng sau đây loáng thoáng một thứ rung động thời gian. Ði
giữa đường thơm, hay đi giữa thời thơm!
---- Đường
trong làng: hoa dại với mùi rơm...
Đất
thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng
Một
buổi trưa không biết ở thời nào
Trong
cảnh lặng, vẫn đưa mùi gió thoảng...
Thuyền đi Bài thơ sau đây, có người bàn: "Lời thơ đi phiêu phiêu, tuyệt nhiên không thấy dấu vết một chút kỹ thuật nào còn vướng sót. Tưởng như không còn một chút cố gắng tìm lời lựa ý gì hết cả (...) Nguồn thơ ngập tràn dâng lên nhẹ nhẹ...".(3) Bùi Giáng đấy. Mưa nguồn mê mệt Lửa thiêng. Bàn như trên là lòng mê "ngập tràn" chỉ mới bắt đầu "dâng lên nhẹ nhẹ". Nếu cứ tiếp tục đọc một người "đi vào cõi thơ" một người, chẳng bao lâu ta sẽ bị chết đuối trong mênh mông biển lời ca ngợi! ---- Trăng
lên trong lúc đang chiều
Sang
đêm thuyền đã xa vời
Thuyền
người đi một tuần trăng
Áo trắng Trắng
mây biếc núi hồng sen
---- Áo
trắng đơn sơ, mộng trắng trong
Em
đẹp bàn tay ngón ngón thon
Em
nói, anh nghe tiếng lẫn lời
Đôi
lứa thần tiên suốt một ngày
Ngậm ngùi "Chàng HUY CẬN khi xưa hay sầu lắm".(4) Chịu "nặng" đã quen rồi, thêm một "trái sầu rụng rơi" nữa cũng không làm "chiếc linh hồn nhỏ"(5) khuỵu xuống đâu! Xuân Diệu đọc Lửa thiêng rồi bảo là "một bản ngậm ngùi dài". Trong ngậm ngùi dài có ngậm ngùi ngắn, là đây. ---- Nắng
chia nửa bãi; chiều rồi...
Trời sao trên biển Huy Cận say sưa cảm xúc không gian mà ít khi nhắc đến thời gian, nhưng trong bài thơ dưới đây có "vô biên" "nói chuyện thì thào" với "vĩnh viễn", có cả "nôi trời đất", "võng Ngân Hà", lẫn "những hạt thời gian như cát tơi"... Nghe được cát thời gian "ran trong đá bờ xưa cũ", cái con người nằm ngủ trên bờ biển đêm nào, người ấy thực có một tâm hồn kỳ lạ. ---- Trời
sao trên biển, biển nhân sao
Bố
ngủ bên con, biển với sông
Biển
gối bờ êm, biển nghỉ ngơi
Sớm mai gà gáy "Nghe sao ấm áp tựa nghe đời"... Gà gáy ngoài đời nghe ấm ran. Gà gáy trong thơ nghe lại càng ấm ran. Gà rạo rực, bất quá kêu ò ó o... o...! Nhà thơ rạo rực, kêu đủ lối. Sau đây là lối bảy chữ, bốn câu. ---- Tiếng
gà gáy ơi! gà gáy ơi!
Cha
dậy đi cày trau kịp vụ,
Gà
gáy nhà ta, gáy láng giềng,
Hàng
cau mở ngọn đón ngày vào,
Gà
gáy ơi! tiếng gà gáy ơi!
Anh viết bài thơ Đâu
phải sao nào cũng có đôi
---- Anh
viết bài thơ giữa ánh khuya
Biển
lặng em nằm trong gió êm
Bát
ngát lòng anh giữa trái đời
Người đẹp đến giờ hấp hối Từ Không hóa Có như bước vào thời gian. Vì Không lúc nào cũng thế, trong khi Có luôn thay đổi. Dù thay đổi lạ lùng thế nào, rút cuộc Có sẽ hóa Không. Có,
như trái cây. Non rồi chín rồi nẫu. Đừng nhìn chi cái trái
nẫu sắp rụng... ra ngoài thời gian. "Cái có thật" là trái
chín tới ngon lành, "của anh rồi", "xưa kia", nhớ nhé!
Người
đẹp đến giờ hấp hối
Nhìn
làm chi nỗi điêu tàn cơ thể
Hỡi
anh yêu! đừng nhìn em chi nữa!
Thời
tươi trẻ nằm nghiêng vì giận tủi
Chiều thu quê hương "Chiều thu quê hương" màu sắc dịu dàng, "đằm thắm". Chiều lại có "phát thanh" nữa đấy, sóng là "nắng tơ", "tiếng chiều vàng rợi", có bắt nghe thì bắt! Tâm hồn "tôi" là "đài thu", cũng là "đài phát". Có ai bây giờ đọc thơ nghe "tiếng tôi" không? Chiều
thu phát sóng tơ vàng
---- Chiều
thu trong, lá trúc vờn đẹp quá
Yêu đời "Chàng HUY CẬN khi xưa"(6) đâu có "yêu đời" thế nhỉ. Thì do "xưa" "chàng" chưa "sống đúng trong xã hội", nên "cảm thấy cô đơn trong vũ trụ bao la", bị "choáng ngợp, run chân".(7) Có ai rét run lẩy bẩy mà "yêu đời biết mấy cho bưa" đâu. Sau khi "anh" sống lại cho "đúng", đời trở nên "đẹp quá đi em", đẹp đến nỗi "chết xuống, anh nằm khôn yên", đã dưới huyệt rồi mà cứ hễ nghe "tiếng gà (...) giục bình minh" là lại muốn cục cựa! Sực nhớ HUY CẬN có người bạn chí thân cũng yêu đời ghê lắm. Người này thì yêu từ "xưa" chứ không phải về sau mới yêu. Xuân "ca sự sống" khác Huy thế nào, xin được để hồi sau... bàn tán. ---- Em
ơi, dẫu sống trăm năm
Bãi biển cuối hè Nào
phải chỉ trời đất dửng dưng với người.
Bãi
biển cuối hè dần vắng lặng
Giờ trưa "Giờ
trưa (...) gà cục tác (...) chim ríu ra ríu rít (...) lúa đẻ
nhành (...) cả trời đất (...) rạo rực (...) trùm ôm (...)
thai nghén", khiến HUY CẬN cũng rạo rực cảm xúc, thai nghén,
rồi... đẻ ra một bài thơ!
Chiêm
bao thỉnh thoảng em về
"Yêu
nhau nhớ dáng tưởng hình,
rồi anh nhắn: "Biệt ly gì mộng! nhớ tìm thăm nhau"... ---- Chiêm
bao thỉnh thoảng em về,
Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa Núi Tản là con gà? Sao không. Sóng biển là bờm ngựa được (9), thậm chí dải Ngân Hà là võng được (10), thì núi có gáy "rộn vang đồng" cũng đâu có gì lạ. Gà gáy trong thơ HUY CẬN mấy lần, lần nào cũng thật gợi cảm. Ò ó o... thơ! ---- Gà
gáy đầu thôn, gáy giữa thôn,
Mưa xuân trên biển "Lưa thưa" chắc cũng kha khá, nên "thuyền đậu thuyền đi" mới "hạ kín mui". Khá nên "tươi tốt cả cây buồm"! Chân trời hình như không sáng, mà sao lại ấm? Có phải cái ấm quanh đây, từ "em bé thuyền ai ra giỡn nước", từ "cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm", nó lan ra xa đến tận chân trời? ---- Mưa
xuân trên biển, thuyền yên chỗ
Một ngày lên Chắc có người bảo: trong vũ trụ bao la ngày đêm chẳng qua một hiện tượng hết sức cục bộ, vô nghĩa, nhân loại lên được mặt trăng rồi mà đâu đó còn ra đời thứ thơ lạc hậu. A, "lặn lội" bay lên tận... nhà thằng Cuội rồi đứng trơ mắt ếch, chẳng nẩy nổi cảm xúc gì hay ho đáng đem ra làm thơ, mà vênh nhỉ. Thì cứ hì hục chế "thuyền" mà "phi" nữa đi. Hết trăng rồi tới sao, "Đại Thánh" chịu khó sẽ có ngày được đứng tè ở năm cây cột "cùng trời"... Người chỉ suy luận và suy luận thì thế đấy. Còn kẻ biết cảm thì chả cần cưỡi "thuyền" bay đi đâu cả, chỉ cần chứng kiến một chút "vô nghĩa" là đã có thể thấy bao nhiêu nghĩa của toàn thể cái thực tại này rồi. Huy Cận làm đến mấy bài "thơ bình minh" thật hay, mà hình như không làm một bài "hoàng hôn" nào cả. Chiều tối, có khi trời đất như một lão già đòi... bất tử, sức đã kiệt vẫn xòe "quạt", ấp mây, làm "ráng". Nhưng lão có ráng lắm thì rút cuộc quạt với ráng rực rỡ cũng vẫn bị hút vào bên trong "vỏ trứng". Những phút giây "một ngày xuống" cũng kỳ diệu lắm... Kỳ diệu "lên", kỳ diệu "xuống", nhưng thiết tưởng kỳ diệu nhất là: Quẩn
quanh đêm trứng ngày gà
---- Đêm
trắng dần...
|
____________
(1) Bài Xuân Hành làm năm 1942, chẳng hạn, là vũ trụ ca vui. (2) Bài HUY CẬN - Cảm Xúc Không Gian. (3) Đi vào cõi thơ, nxb. Ca Dao, SG, 1969. (4)
Xem bài Mai Sau của HC.
(6)
Xem bài Mai Sau.
(8) Bài thơ này hình như còn vài câu nữa. (9)
Xem bài Bãi Biển Cuối Hè của HC.
(11) Bài này thấy trong Thế giới thơ HUY CẬN (1987) của Xuân Diệu. Không biết là trọn bài hay trích. Không biết tên. Tên đây là tạm đặt. |
|