Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Hôm
qua tát nước...
Vừa trắng vừa tròn Trong đục bên nào Mười thương, mười thương Ai ơi chơi lấy... Trèo lên cây bưởi... Anh đi, anh đi Lúc đêm khuya Chiếu xanh trải xuống... Có có không không Rồi sẽ, biết đâu... |
Ca dao là những bài
thơ ngắn khuyết danh phổ biến trong dân gian.
Căn cứ vào nội dung, dễ dàng đoán tác giả ca dao hầu hết là người bình dân ở nông thôn. Nội dung ca dao chủ yếu là cảnh quê, chuyện quê, nhất là người quê. Đại khái, cũng như sách báo, gồm hai loại: loại nội dung thứ nhất có tính cách thông tin, loại nội dung thứ hai chứa cảm nghĩ riêng tư. Dĩ nhiên chỉ loại thứ hai mới có thể có giá trị văn chương. Về hình thức, đến 95% ca dao là thơ lục bát (1), một số ít là song thất lục bát... Tuyệt nhiên không có thơ luật Đường.(2) Xét cả nội dung lẫn hình thức, có thể thấy CA DAO LÀ QUÊ HIỆN THÀNH THƠ. Vì là "lời quê" nên ca dao bao giờ cũng mộc mạc. Vì quê Việt Nam là quê đặc biệt kỳ cựu, cái mộc mạc của ta có thể tinh tế, ý nhị vô cùng. Lại do đời sống thôn quê Việt Nam tuy lành mạnh nhưng vẫn giàu tình huống, nên cảm xúc trong ca dao rất đỗi phong phú: khi hân hoan, bồng bột, thiết tha, nồng nàn, đằm thắm, ngọt ngào, khi buồn bã, trầm lắng, hững hờ, lạnh lùng, lạt lẽo, chua chát, khi nghĩ sao nói vậy, thực tình, chân chất, khi quanh co bóng gió, ỡm ờ, đong đưa, lại khi đứng đắn, sắt son, khi lẳng lơ, ong bướm v.v. Hoài Thanh từng viết: "Văn chương là vật quý, có đâu được nhiều thế!".(3) Nhận xét ấy đem nói về bất cứ tập hợp sáng tác phẩm nào thì cũng đúng. Trong vô số ca dao, chỉ một thiểu số rất nhỏ là có ít nhiều giá trị văn chương. So với thơ có ký tên người làm phổ biến trong giới trí thức, ca dao không bao giờ bị những bệnh sáo rỗng, lập dị, lai căng, nhưng lại thường quá giản dị. Năm 2013 quê như trong ca dao coi như thôi rồi. May mắn, khá nhiều "lời quê" đã được kịp thời chép xuống. Sau đây là ít lời ngẫu nhiên nhặt ra từ một số "cảo thơm", với nhan đề tạm đặt. Khi nào có điều kiện, lại xin nhặt nữa. Hôm qua tát nước... Khi anh "bỏ quên (...) trên cành hoa sen" cho em "được", khi em cố ý "cởi (...) cho nhau" rồi "về nhà dối mẹ qua cầu gió bay", cái áo ai bảo chỉ để mặc! Người nông dân Việt Nam tình tứ nhất thế giới! ------ Hôm qua tát nước
đầu đình,
Vừa trắng vừa tròn Nghe "vừa trắng vừa tròn", nghĩ ngay đến "thân em" (thơ Hồ Xuân Hương)! Nhờ không phải "thân" mà "cổ tay em" không bị ai "nặn", chỉ bị "gối" thôi, gối nhiều đến nỗi "đã mòn một bên"... Cổ tay như thể "miếng trầu", vì cùng "là đầu câu chuyện"... Cổ tay có khi thường được nhắc đến hơn cổ thật đấy nhỉ! ------ Bài 1: Cổ tay em trắng lại
tròn,
Bài 2: Cổ tay em trắng như
ngà,
Bài 3: Cổ tay em vừa trắng
vừa tròn,
Trong
đục bên nào
Hình như chỉ "anh quyết với mình" chứ em thì chưa quyết, thậm chí có lẽ đang dao động xa anh nên anh mới buồn bã "chẳng thành thời thôi", mới xa xôi đục lở trong bồi... ------ Nàng ơi, anh quyết
với mình,
Mười
thương, mười thương
Có phải bài Mười Thương thứ nhất tả "em" Đàng Ngoài? Dù sao, nó cũng được hát lên theo cùng một điệu dân ca Đàng Trong. ------ Bài 1:
Một thương tóc bỏ
đuôi gà
Bài 2: Một thương tóc xõa
ngang vai
Ai ơi chơi lấy... Đây cái bài ca dao gợi hứng cho Nguyễn Công Trứ hát nói Chơi Xuân Kẻo Hết Xuân Đi... ------
Ai ơi chơi lấy kẻo
già,
Trèo lên cây bưởi... Theo Nguyễn Xuân Kính, "ở đồng bằng Bắc bộ (...) chưa tìm thấy hoa tầm xuân màu xanh (...) nếu (...) có (...) cũng không (...) phổ biến (...) hoa tầm xuân (thường) màu đào hay trắng nhạt".(4) Ở Thanh Hóa có tầm xuân xanh.(5) Nhưng đó là một thứ hoa khác hẳn hoa tầm xuân ngoài Bắc. Tầm xuân Thanh ở Bắc cũng có, nhưng lại mang tên là hoa đậu biếc. Có hai thứ hoa tầm xuân. Làm sao biết được cái "nụ tầm xuân" trong bài ca dao nổi tiếng nó là tầm xuân Thanh hay tầm xuân Bắc? Không rõ căn cứ vào đâu mà Nguyễn Xuân Kính bảo bài ca dao ấy "có nhiều khả năng ra đời (...) ở đồng bằng Bắc bộ". Dựa vào giả thiết đó, ông bàn về nội dung thơ: "... ở đây màu hoa "xanh biếc" hàm nghĩa là nó không có trong thực tế, là ngang trái, là trớ trêu giống như cảnh ngộ chàng trai". Sực nhớ: "Trên trời có đám mây xanh, ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng...". Mây, mây và mây thì có dính líu gì đến việc "anh lấy được nàng" với "mua gạch Bát Tràng" đâu. Ca dao vẫn có lối mở đầu bằng vài câu bâng quơ. Những câu thơ "dạo" ấy, tưởng không cần phải cố buộc chúng thật chặt vào với nội dung bài thơ. ------ Trèo lên cây bưởi
hái hoa,
Anh đi, anh đi Anh đi, ở nhà ban ngày em gánh, ban đêm em ôm. Gánh, ngay cả vác, mẹ già con thơ, thế mà vẫn nhẹ hơn chỉ nằm ôm cái bóng của mình! ------
Bài 1:
Anh đi, em ở lại
nhà,
Bài 2: Anh đi đàng ấy xa
xa,
Lúc đêm khuya Bài hát xẩm sau khi bớt sửa cho thành lục bát chỉnh thể: Đêm khuya, trăng lạnh,
sương mờ,
Còn đây Kiều: Khi tỉnh rượu lúc tàn
canh,
Bài hát xẩm "dân gian" hơn, mà cũng thực là thấm thía. Tác giả nó có phải một nhà nho? ------
Lúc đêm khuya, trăng
lạnh, sương mờ,
Chiếu xanh trải xuống... Sóng gợn gợn, gió hiu
hiu,
------
Chiếu xanh trải xuống
mà ngồi,
Có có không không Theo Trần Quốc Vượng, bài ca dao này gốc ở bài kệ Có Không mà Từ Đạo Hạnh làm để diễn giải "tứ cú" của kinh Kim Cương.(1) Bài kệ do sư nổi tiếng làm, còn bài ca dao hẳn do một ẩn sĩ làm. Sư kệ rồi sĩ ca, chứ chắc chẳng người nông dân nào lại đi "mơ màng", thơ thẩn chuyện "có có không không"... ------
Bản 1: Có thì có tự mảy
may
Bản 2: Có thì có tự mảy
may
Chắc chi có có không không mơ màng. Rồi sẽ, biết đâu... Lo xa, e ngại, rỉ rén thành lời thật dễ thương. Làm sao đây? Chẳng lẽ vì lo mà giữ mãi xa? Đành phải cho gần, nhưng không cho no mắt, no mũi! Bay hoài hương ngát thôi
thơm,
------ Ngọc nhìn lâu sẽ
tìm thấy vết,
|
____________
(1) Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, nxb. Khoa Học Xã Hội, VN, 1992, tr. 56. (2) Hoài Thanh, Chuyện thơ, nxb. Tác Phẩm Mới, VN, 1978, tr. 59. (3) Xem Góc nhìn văn hiến Việt Nam, nhiều tác giả, nxb. Thông Tấn, VN, 2006, tr. 33. (4) NXK, sđd., tr. 224-226. (5) Xem bài Xanh Biếc Giậu Tầm Xuân, trang gocnhin.net số 175. (6) Trần Quốc Vượng, Trong cõi, nxb. Trăm Hoa, 1993, tr. 168. |
|