Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Thơ thơ
(1938)
- ChiềuGửi hương cho gió (1945) - Lời thơ vào tậpThơ sau 1945 - Mãi mãi |
Chiều
Bài thơ sau đây đề tặng Nguyễn Khắc Hiếu. Có thể chỉ tình cờ, có thể Xuân Diệu đã cố ý chọn một bài tương đối ít "Mới" của mình khi nghĩ đến nhà thơ cũ... Tuy làm theo thể lục bát và giọng không sôi nổi như điển hình "Thơ thơ", Chiều vẫn không tiện sắp chung vào với, chẳng hạn, Thề Non Nước. "Bình cũ" nhưng "rượu mới", không biết Tản Đà cạn chén rồi có khà được một tiếng thưởng thức văn chương của hậu sinh chăng? ---- Hôm nay, trời nhẹ
lên cao,
Xa cách Em với anh đâu "cách"
bằng cây số
----
Có một bận em ngồi
xa anh quá,
Đôi mắt của người
yêu, ôi vực thẳm!
Thương nhớ cũ trôi
theo ngày tháng mất,
Hãy sát đôi đầu!
Hãy kề đôi ngực!
Đây mùa thu tới Này liễu chịu tang, này áo mơ phai, này lá run rẩy, này nhánh khô gầy... Rồi này trăng tự ngẩn ngơ, non nhạt sương mờ, rét luồn trong gió, đò vắng người sang, mây vẩn từng không, chim bay mất hút, khí trời u uất... "Mùa thu tới - mùa thu tới" như thế, trách sao "ít nhiều thiếu nữ...". Nhưng như thế... việc gì đến Xuân Diệu? Ông là thi sĩ của mùa xuân, là con chim chuyên ca "bài ca sự sống"... Có lẽ, khi người ta say đắm màu xanh, mà "sắc đỏ (và cả sắc vàng) rũa màu xanh" thì người ta khó khỏi động lòng... Đọc thơ thu Mới, nhớ thơ thu cũ: "Ao thu lạnh lẽo nước
trong veo
Mới hay, mà cũ cũng vẫn hay. ---- Rặng liễu đìu hiu
đứng chịu tang,
Hơn một loài hoa đã
rụng cành
Thỉnh thoảng nàng
trăng tự ngẩn ngơ...
Mây vẩn từng không,
chim bay đi.
Lời thơ vào tập Gửi hương Năm 1938 Xuân Diệu xuất bản Thơ thơ, năm 1945 Gửi hương cho gió. Tính cả hai thi tập, "con chim xanh" khi ấy đã "ngứa cổ hát chơi" lắm lắm bài độc đáo rồi, cái giọng "réo rắt" của nó đã vang khắp cả trời thơ rồi. May quá, vậy mà nó chưa "vỡ cổ", chưa "héo tim xanh", chưa "sa rụng giữa bình minh", sau đó vẫn còn tiếp tục "ca" thêm được mấy chục năm nữa. Sau 1945 chim "hát" tuy
có khác giọng đi, bớt "giục giã", bớt "vội vàng", nhưng
nhiều lúc nghe vẫn rất dễ lọt tai, vào đến tận lòng!
----
Tôi là con chim đến
từ núi lạ,
Chim ngậm suối đậu
trên cành bịn rịn,
Hát vô ích, thế mà
chim vỡ cổ,
Tôi réo rắt, chẳng
qua trời bắt vậy.
Nghiệp tài tử nghìn
xưa đông lắm chắc;
Nghề lựa chữ, thôi
một trò trẻ nhỏ!
Tiếng tôi hát chẳng
làm ai tươi nở,
Nắng cũ phai rồi,
lòng tôi vẫn cất
Nếu trang giấy có
động mình tuyết bạch,
Vâng, đáng lẽ làm
xong tôi giữ lấy;
Thôi thì đó, nói
cùng nhau cho thỏa.
Nhưng nghĩ lại: sống
vẫn là hơn chết;
Và nghĩ ngợi: "Ai
mà ai oán thế!
Và hãy yêu tôi, một
giờ cũng đủ,
Thơ tôi đó, gió lùa
đem tỏa khắp!
Tôi là con chim đến
từ núi lạ,
Xuân đầu Nhầm sao được cái giọng thơ sôi nổi ấy! Thường sôi rồi nguội nhưng thơ tình Xuân Diệu không nguội mà cứ tiếp tục sùng sục chực... trào, hết bài này sang bài khác, cho đến mãi Cách mạng tháng Tám mới bắt đầu giảm nhiệt độ. Xuân biết bao xuân nhưng với Xuân chỉ một xuân đầu là đáng kể. Xuân không cần dài, vì chỉ "một phút nhìn nhau" là đã "vô cùng"... Ờ, mà sao tên khai sinh của nhà thơ lại hợp với thơ thế nhỉ. "Xuân Diệu" là cái vẻ tươi đẹp diệu kỳ của mùa xuân. "Thiêng liêng quá"! ---- Trời xanh thế! hàng
cây thơ biết mấy!
Hỡi năm tháng vội
đi làm quá khứ,
Và nhạc phất dưới
chân mừng sánh bước;
Thiêng liêng quá, những
chiều không dám nói,
Hoa đêm Vì "trăng mối lái phủ màng tơ ảo mộng", mọi thứ trong đêm bỗng hóa người. Hoa là "họ" là "nàng", giây phút là "đoàn", gió là "chàng" là "công tử"... Vẫn dưới "màng tơ ảo mộng" của trăng, các ghi nhận của giác quan bỗng trở nên lẫn lộn, khó phân biệt: "tiếng" bỗng "thơm", "âm điệu" bỗng như "màu sắc"... Nhớ Hàn Mặc Tử. Cái ánh trăng - "ánh nguyệt tuôn trời" -, nó khiến một số tâm hồn Bình Định bỗng như... mọc cánh, tung cánh tìm lên "cõi xa bay"! ---- Chen lá lục, những
búp nhài mở nửa,
Sao họ khéo nõn nà
mà bỡ ngỡ,
Chàng gió lại đi
khuya ngoài khuất nẻo,
Là màu sắc hay chỉ
là âm điệu?
Mãi mãi "Mãi mãi là trong những phút giây"? Thì cũng như: "Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau".(2) Và như "thà một phút huy hoàng rồi chợt tối".(3) Tối là chỉ bên ngoài chứ bên trong lòng người thì mãi mãi "huy hoàng"... "Diệu Xuân mãi
mãi hôm nay,
Bài này tuy xuất bản năm 1949 nhưng rõ ràng thuộc vào mạch tiền chiến. Thể song thất lục bát rất hiếm trong thơ Mới, càng hiếm trong thơ Mới của Xuân Diệu. "Mãi Mãi" đem ra ngâm nga, thấy quả nhiên rất hợp. ---- Vâng, anh sẽ yêu em
mãi mãi;
Em nói nhỏ: "Hỡi
người yêu dấu,
Hoa nửa buổi muốn
thành vạn thuở,
Nhưng ta sẽ yêu nhau
mãi mãi...
Mãi mãi ở trong câu
hò hẹn;
- Vâng, anh sẽ yêu
em mãi mãi,
Đi núi Tưởng tượng một người "da vang nắng ngàn", "giọng pha tiếng suối", "mắt say trời xanh", hai tay bưng đầy... gió, hai chân "từng bước khẽ, dìu dặt tới người thương"! Xuân Diệu đó. Định tìm xem năm "đi núi" Xuân bao nhiêu tuổi mà còn tình tứ thế, nhưng sực nhớ: "Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng".(4) ---- Em! Anh đi núi về
Em! anh từng bước
khẽ
Có cả hoa chuối rừng
Trời xanh trên những
đỉnh
Băng cao lại vượt
mau
Đời anh em đã đi qua "Em đi, anh ngóng trông
chừng
Em đi qua đời anh "sáng thơm như một luồng hoa", vậy mà anh không giữ em lại được, tiếc quá. Không biết chuyện gì đã xảy ra khiến ân tình chỉ vỏn vẹn "bốn năm kỳ diệu". Chỉ biết sau khi bị đẩy ra khỏi "thiên đường cõi trần", sau khi "lại khép trời xanh", thì Xuân Diệu tiếp tục "sống bằng nhớ lại nguồn vui (...) khi ôm cả đất trời cùng em". Em đi mất rồi, nhưng em đã "chất cho anh biết bao nhiêu" "ánh hương" đủ "thơm thanh suốt đời". "Muôn vàn cảm tạ em yêu"! ----
Đời anh em đã đi
qua
Em đi, anh ngóng trông
chừng
Bốn năm đầm ấm
say sưa,
Bốn năm lại khép
trời xanh
Muôn vàn cảm tạ
em yêu
Cây đời mãi mãi xanh tươi Mọi lý thuyết đều đầy khái niệm. Khái niệm là thực tại sau khi đã đi qua trí óc ta. Thực tại vốn sống động, nhưng trí óc ta lọc hết chất sống, cho nên mọi khái niệm đều cứng đờ. Nếu trông "cây đời" mà ta không nghĩ gì hết, chỉ tập trung cảm, thì trong ta sẽ có một cái gì đó cũng "mãi mãi xanh tươi"... ----
Mọi lý thuyết đều
màu xám, và cây đời vĩnh viễn xanh tươi
Mãi mãi em ơi
Trong mắt đen em mãi
mãi ánh trời
Hoa anh ơi "Toàn cây là một nỗi lòng nở hoa"... Không biết cây gì, mà lại nở thành... nỗi lòng Xuân Diệu. Mà cần gì là cây gì, cứ bên "em" "nắm tay trò chuyện thầm thì", một lúc em "ơi", thế là "anh" nở! ----
Hoa này là hoa "anh
ơi",
Cây thanh một tán
lá cười,
Biết bao yêu mến
trong lời
Đứng chờ em Chao ơi, thơ của "Thơ thơ" đây sao. Nào đâu những lời "Giục Giã", ý "Vội Vàng" một thời từng... bắn liên thanh. "Anh" nay đã "vun được đức kiên trì"! Nào chỉ một "đức". Xưa "kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió", thậm chí "muốn vào dò xét giấc em mơ", nay dù em không đến, dù "thức ăn kia gắp một mình, tủi lòng, anh vẫn vững đức tin"! Đức hai, tài cũng ít nhất hai: tiếp em, anh không chỉ chuẩn bị vòng tay, nụ hôn, mà còn trổ tài nấu nướng,"chăm (...) cái bếp nhà", tài "dọn bưng ra" tận bàn tận phản. Anh "tâm thành" mong "vào bát cho em vị đậm đà", có biết hỡi em! Nhưng chớ ai tưởng "tài đức" thế, là "dạ anh" đã thôi "cháy" nhé. Lục tuần vẫn "khổ mong chờ", Xuân nay đằm thắm hơn chứ không phải tươi kém Xuân xưa. ---- Trong buổi chiều hôm
bóng nhá nhem
Anh thấy ai ai cũng
vội vàng
Anh cũng chăm xong cái
bếp nhà
Nhưng bóng hoàng hôn
đặc lại rồi
Anh đứng như trồng,
chẳng chịu đi
Nếu thức ãn kia gắp
một mình
|
____________
(1) Câu này có bản in là: "Nghe chừng gió ý qua sông". (2) Câu này trong bài Xuân Đầu. (3) Câu này trong bài Giục Giã. (4) Câu này trong bài Xuân Không Mùa. |
|