Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Đôi
lời
- Thơ tình Việt Nam - Thơ tình Xuân Diệu Thơ thơ (1938) - Vội vàng - Phải nói - Nụ cười xuân - Tương tư, chiều... Gửi hương cho gió (1945) - Giục giã - Mời yêu - Lời kỹ nữ - Xuân không mùa Thơ sau 1945 - Biển - Dấu nằm |
Thơ tình Việt Nam
Người Việt Nam biết... yêu dĩ nhiên đã rất lâu. Ta biết làm thơ cũng lâu lắm rồi. Chắc chắn ngay từ nghìn xưa, ca dao đã "kết" tình yêu. Nhưng thơ của giới trí thức thì mãi đến cách nay (2012) khoảng tám thập kỷ mới bắt đầu lấy tình yêu làm một nội dung chính. Tại sao trí thức Việt lại chậm như rùa về thơ tình? Vì trí thức xưa kia theo Nho giáo, mà Nho giáo không xem yêu đương là đề tài đáng cho kẻ sĩ động bút. Nhắc tới rất nhẹ nhàng thì "nghiêm" như Nguyễn Trãi cũng có lúc nhắc: "Loàn đan ướm hỏi
khách lầu hồng
nhưng lấy tình cảm nam nữ riêng tư ra làm một đề tài sáng tác quan trọng thì trong suốt khoảng gần 500 năm từ Nguyễn Trãi, không hề có một ai!(2) "Dâu" hóa "bể" chẳng bao lâu sau khi giặc Pháp chiếm nước. Nho giáo suy tàn. Thôi làm Nho sĩ, trí thức Việt Nam bèn đua nhau "về nguồn", "tình thi" không kịp thở! Gì chứ chuyện yêu đương ra rít thì dân tộc Việt Nam nhất định không chịu nhường bất cứ giống người nào. Chẳng qua trước kia... Khổng tử không cho nên không làm, bây giờ hết thờ Khổng tử rồi, trí thức ta tới tấp thơ tình cho kịp bình dân ta! Thơ tình trí thức Việt Nam lọt lòng, rồi lớn nhanh như... thánh Dóng, chẳng bao lâu đã sừng sững, nếu tính đến thập kỷ 1970 thì đã cao lớn hơn có lẽ bất cứ đâu! Vừa cao vừa lớn, lại vừa lắm vẻ. Nào vẻ "quê" của Nguyễn Bính, vẻ "tỉnh" của Vũ Hoàng Chương, vẻ "ngập ngừng" của Hồ Dzếnh, vẻ "trăng" của Hàn Mặc Tử, vẻ "xanh xưa" của Quang Dũng, vẻ "Kinh Bắc" của Hoàng Cầm, vẻ "quê khoai" của Phùng Cung, vẻ "thiền sư" của Phạm Thiên Thư v.v. A, thế còn cái "con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hát chơi"(3) lảnh lót hàng mấy chục bài rất đỗi mê ly, giọng tình của nó mang vẻ gì nhỉ? Thơ tình Xuân Diệu Xuân Diệu cũng có thơ nội dung khác nhưng xem thơ tình là "đặc sản" của mình. Huy Cận cho biết thế, rồi phát biểu luôn về thứ đặc sản ấy: "Thơ tình của Xuân Diệu trước hết "nói" về tình, nhưng thông qua tình yêu "nói lên" cảm xúc sâu thẳm về cuộc sống, về đời người (...) Có thể nói bất cứ bài thơ tình nào của Xuân Diệu cũng mang theo nó âm hưởng, cộng hưởng của cuộc đời, của đời người (...) Thơ tình Xuân Diệu, suy cho cùng, ngẫm cho kỹ, là bài ca sự sống".(4) À, "con chim từ núi lạ" hót "bài ca sự sống". Nó hót làm sao? Hoài Thanh lắng nghe, rồi bảo giọng... chim Xuân Diệu đặc sắc nhất ở chỗ hết sức sôi nổi.(5) Nhận xét của tri kỷ và tri âm đúc thành lời tóm tắt: Thơ tình Xuân Diệu là bài ca sự sống hát bằng giọng đặc biệt sôi nổi. Tóm xong, ta lại thử "mở" lại thơ ấy từ đầu. Con người ta thường bồng bột nhất ở tuổi thiếu niên, rồi điềm tĩnh dần. Xuân Diệu không ngoại lệ với tiến trình đó, chỉ khác người ở cái độ "bồng": dù ở tuổi nào, nhà thơ cũng cảm xúc nồng nàn hơn hẳn hầu hết xung quanh. - Từ ngày mới lớn cho đến năm Thơ thơ xuất bản (1938), cảm xúc Xuân Diệu nồng nàn có khi đến mức "sôi trào": nội dung sùng sục, trào ra ngoài hình thức bình thường, thành những dòng thơ làm nhiều người bỡ ngỡ. Đây chẳng qua là thi sĩ đã "thừa cơ" cái "tôi" vừa mới xuất hiện trong xã hội Việt Nam mà tự cho phép mình biểu lộ đến tận cùng đặc điểm của tâm hồn mình, chứ không phải đi bắt chước Tây nào đâu. Và cũng như tất cả các nhà thơ Mới có chân tài, ông đã rất nhanh chóng lọc bỏ ra khỏi thơ mình những yếu tố ngoại lai không thích hợp tạm dùng trong buổi đầu cách tân thơ. - Trong sáu bảy năm sau đó, thời sáng tác Gửi hương cho gió, cảm xúc Xuân Diệu giảm có lẽ dăm ba độ, "cháo lòng" không trào nữa mà lục bục trong nồi, thành những vần hơi bớt rạo rực, hơi thêm da diết, hơi trầm hơn trước. GHCG không nổi tiếng bằng Thơ thơ, một phần vì thời điểm xuất hiện (1945), phần nữa vì những thi phẩm giá trị của Xuân Diệu trong thời kỳ này già dặn, chín muồi, không còn cái vị chua khêu gợi của thơ thời "xuân non". - Kế tiếp là thời tham gia cách mạng - kháng chiến, từ đây loại cảm xúc đặc thù của Xuân Diệu tương đối hiếm khi hiện thành thơ. Căn cứ vào một số ít lần hiện, ta thấy "nhiệt" cứ dần dần hạ, "bài ca sự sống" thi thoảng cất lên, thì nói chung tiếng giờ tuy vẫn vang nhưng kém rền, giọng giờ tuy vẫn bổng nhưng dìu dặt chừng mực thay vì "sơn ca". Điển hình, sau 1945 thơ tình Xuân Diệu không độc đáo bằng thời tiền chiến; bù lại, thơ sau có những bài vẫn rất giá trị mà lại đằm thắm hơn, tình tứ cụ thể hơn, dễ chia xẻ hơn... Thơ tình Xuân Diệu chắc chắn là một trong vài đóng góp lớn nhất vào sự nghiệp thơ Việt Nam. Vì đa số các bài khá dài, chúng tôi chia ra một số tuyển. Sau đây là tuyển 1. Vội vàng Cái tình xuân của Tản Đà với của Xuân Diệu, mới khác nhau sao! Cùng biết rõ "ta" không mong được ở đời mãi với xuân, một đằng bình thản, điềm đạm: "Ngoài trăm tuổi vắng
ta trên trần thế,
một đằng xôn xao, cuống quýt: "... muốn ôm cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn (...) muốn thâu trong một cái hôn (...) non nước, và cây, và cỏ rạng (...) cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, cho no nê thanh sắc của thời tươi"! Với người xưa xuân là bạn, gặp nhau nâng chén mời "xuân uống với ta đi". Với người nay xuân là "trái", cứ hễ trông thấy là "muốn cắn"! ---- Tôi muốn tắt nắng
đi
Của ong bướm này
đây tuần tháng mật;
Xuân đương tới,
nghĩa là xuân đương qua,
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... Mau đi thôi! mùa chưa
ngã chiều hôm,
Phải nói Lòng anh lúc nào cũng cháy bừng bừng, rồi anh bắt em phải đem lòng em ra đốt cho anh thấy, thế này thì em nào chịu nổi anh Xuân Diệu! Nhưng Xuân có thực "cháy" vì một em cụ thể nào đâu. Xuân "tham lam" sự sống đấy chứ. Người tình đam mê của Sống thôi đã lâu rồi. Không biết "đâu đó ngoài vô tận", có còn "lang thang" "một mảnh linh hồn nhớ thịt da"?(6) ---- "Yêu tha thiết, thế
vẫn còn chưa đủ?
- Yêu tha thiết, thế
vẫn còn chưa đủ.
Anh thèm muốn vô biên
và tuyệt đích,
Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ... Nụ cười xuân Có phải chỉ một mình "thiếu nữ làm duyên, đứng mỉm cười" đâu. Vạn vật xung quanh, hoặc làm duyên hoặc không, đều đang cười hoặc mỉm cười. Bọn chim nhộn nhất: cười "ánh ỏi". Mặt trời dĩ nhiên "nóng": cười "chói", may có sương che bớt. Cánh hồng cười "tươi", không biết toe hay nụ. Lá của cây gì đó cười "xôn xao". Gió thơm cười "vô ý". Liễu cười xanh "quá mỹ miều". Hoa bên liễu cười "thắm như kêu"... Có phải riêng "vật" nào đâu, trọn vẹn "mùa xuân chín ửng" đang cười đó. Trọn vẹn tâm hồn Xuân Diệu đang cười đó, thành một "nụ thơ xuân" đưa đến mũi ta tai ta "mùi hương mến yêu" và "tiếng hát say mê" quen thuộc! ---- Giữa vườn ánh ỏi
tiếng chim vui,
Ánh sáng ôm trùm những
ngọn cao,
Tóc liễu buông xanh
quá mỹ miều
Này lượt đầu tiên
thiếu nữ nghe
Thiếu nữ bâng khuâng
đợi một người
Tương tư, chiều... Anh nhớ em, luôn thể anh cảm thật kỹ "tất cả buổi chiều". Anh có em để nhớ, có chiều để "nghe (...) vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh", là anh may mắn. Mà em với chiều có anh hết sức thiết tha, nhậy cảm như thế, tưởng cũng là may mắn! ---- Bữa nay lạnh, mặt
trời đi ngủ sớm;
Thôi hết rồi, còn
chi nữa đâu em!
Anh nhớ tiếng. Anh
nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Giục giã Thật, có ai đọc bài thơ sau đây của Xuân Diệu mà không thấy sốt cả ruột, mà không muốn vất hết mọi công việc, chạy ngay đi... yêu. Không cần phải tìm cho được "em" cụ thể nào đâu, vì Xuân Diệu nói yêu là nói về sự sống đó. Sự sống có bền chắc đâu, ai ơi, hãy chăm "hút nhụy của mỗi giờ hiện hữu"! ---- Mau với chứ, vội
vàng lên với chứ,
Vừa xịch gối chăn,
mộng vàng tan biến;
Mời yêu Xuân Diệu khi này "không hỏi chi nhiều", chỉ cần "... những em gặp gỡ giữa đường qua (...) ngừng mắt lại (...) trao cười, bỡ ngỡ" là kêu thấy xuân rồi (7), khi khác ông lại đòi em phải "mở miệng vàng... và hãy nói yêu tôi" thì ông mới khỏi "tự thấy lạc loài trong nắng mới". Lòng thi sĩ như nụ một loài hoa khi thì nở dễ dàng, khi tuy đã "mùa xuân lên nặng lắm" nhưng vẫn ngập ngừng, "chờ một tiếng" mới chịu "bừng nên hạnh phúc"... Cái tiếng kỳ diệu ấy có đắt gì đâu, vì "thực càng hay, mà giả dối lại sao", vì "mặc kệ, nếu đó là dối trá"! "Hỡi nhan sắc", hãy mau mau mở miệng cho "ta (có cớ để) tưởng tượng một tình duyên", "cho tôi mơ một ảo tưởng thâm trầm", cho Xuân "ấm đôi ngày xuân trống trải"! ---- Ngày trong lắm, lá
êm, hoa đẹp quá,
Mở miệng vàng...
và hãy nói yêu tôi...
Đã bao lúc màu hoa
đem nhớ tới;
Mở miệng vàng...
và hãy nói yêu tôi,
Cần chi biết ngày
mai hay bữa trước?
Mở miệng vàng, và
hãy nói yêu tôi,
Hỡi nhan sắc, ngại
ngùng chi không nói,
Mở miệng vàng! và
hãy nói yêu tôi!
Lời kỹ nữ Có phải thực cái bài thơ sau đây của Xuân Diệu ngâm giọng Huế nghe nó "thấm" hơn ngâm giọng Bắc? Hay chẳng qua vì đã trót nghe ngâm sĩ nào đó ngâm giọng Huế hay quá mà bây giờ mỗi lần giở đến Lời Kỹ Nữ lại thấy cổ họng mình chực phát ra... tiếng sông Hương? Kỹ nữ, bắc trung nam đâu chẳng có. Kỹ nữ "đò" vài nơi có, nổi tiếng nhất là ở Huế. Đò "hở" hơn nhà nhiều lắm, nên tha hồ mát và tha hồ rợn: "... Gió theo trăng từ
biển thổi qua non;
Gió từng cơn nên rợn từng thoáng, còn trăng thì lúc nào cũng đầy khắp không gian, nên sợ triền miên: "... Em sợ lắm. Giá
băng tràn mọi nẻo.
"Xao xác tiếng gà", người tình trăng gió đã đi rồi, mà gió vẫn thổi trăng vẫn sáng... Lạnh quá, sông ơi! ---- Khách ngồi lại cùng
em trong chốc nữa;
Lời kỹ nữ đã vỡ
vì nước mắt.
Xao xác tiếng gà.
Trăng ngà lạnh buốt.
Xuân không mùa Thật là một tuyên ngôn xuân! Thật là một "đại cáo" xuân! Cáo rằng: xuân là một trạng thái tâm hồn có thể đến bất cứ lúc nào, vào bất cứ tuổi nào. Ngẫu nhiên, nơi Xuân, xuân thường trụ, "vĩnh viễn". Để cảm cái "đã sẵn trong lòng (...) lai láng", Xuân "không hỏi chi nhiều". Chỉ cần, chẳng hạn, "Khi những em gặp gỡ
giữa đường qua
"là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?"! Nhớ Nguyễn Tuân chợ tết Hương Cảng:"Thỉnh thoảng, liếc sang dòng người đi ngược bên phía tay phải, tôi đón nhận được bao nhiêu nụ cười của những giai nhân không quen biết. Những đóa hoa hàm tiếu kia chỉ hiện ra trong khoảnh khắc, nhanh như một tia chớp sáng. Những hình ảnh ấm áp, tươi tỉnh ấy, hiện ra cho tôi đủ thì giờ để thèm tiếc..." (trong Một chuyến đi). Nguyễn vô duyên với giai nhân Cảng đành, còn Xuân tuy được giai nhân Hà Nội (?) "tình lại hứa" nhưng thừa biết rồi cũng lại "duyên hờ" nhưng vẫn "nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...". Nguyễn "thèm tiếc" vì xuân này đơn chiếc, còn Xuân vô tư đón "bình minh quá" vì với Xuân thực ra "những em (...) trao cười" kia chẳng qua cớ để xuân lòng lại dợm nở lần thứ... không nhớ bao nhiêu! ---- Một ít nắng, vài
ba sương mỏng thắm
Xuân ở giữa mùa
đông khi nắng hé
Bình minh quá, mỗi
khi tình lại hứa
Miễn trời sáng, mà
lòng ta dợn sóng
Biển Sau Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945), Xuân Diệu sáng tác có ít hẳn đi. Những cảm xúc độc đáo của ông không thường hiện thành thơ cho ta thưởng thức nữa; tuy nhiên, chúng vẫn còn đó, như có thể thấy trong bài thơ Biển sau đây. Vẫn cái chủ trương "... yêu mà chỉ để trong lòng, không tỏ bày yêu mến cũng là không (...) phải nói, phải nói, và phải nói"(8), lần này ông tìm ra được một hình ảnh thật thích hợp để minh họa: biển hôn đi hôn lại bờ. Bị biển tỏ bày "mãi mãi", bờ hết chịu nổi, đành rã tơi thành từng hạt... thời gian!(9) ---- Anh không xứng là
biển xanh
Bờ đẹp đẽ cát
vàng
Anh xin làm sóng biếc
Đã hôn rồi, hôn
lại
Cũng có khi ào ạt
Anh không xứng là
biển xanh
Để những khi bọt
tung trắng xóa
Dấu nằm Thật là... gợi cảm. Đây "đường vai", đây "nét tay", đây... đây...! Nhưng "dấu nằm" chẳng qua hình ảnh chứ đâu phải chính người. "Dấu hương vương vấn" ấy mới đích thị là "em". Nhưng hương vô hình. Phải kết hợp cả hai thứ dấu lại thì mới thấy như sờ sờ "mình trong chăn đắp, tóc quanh gối nằm"! Nếu "thanh thanh" mà không phải là "dấu người yêu dấu" thì "anh" bất quá chỉ có thể bâng khuâng tự hỏi người ngọc nào đó đâu rồi. Đằng này, mới "đêm qua bốn phía trăng vàng"... Bài thơ làm năm 1977. Cái đêm qua ấy không biết "là bao giờ", chỉ biết tuy xác đã ngoại lục tuần mà "hồn anh" "bây giờ" vẫn hãy còn xuân lắm... ---- "Ghe lui còn để dấu
dằm,
Đêm qua bốn phía
trăng vàng,
Dấu nằm còn đó,
em ơi
Dấu người yêu dấu
thanh thanh,
|
____________
(1) Loàn đan: lăng loàn, mạo muội; cả lòng: rộng lòng. (Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, nxb. Văn Học, VN, 1982, tr. 41) (2) Sơ kính tân trang có lẽ là thi phẩm xưa gần với thơ tình nhất, nhưng Phạm Thái cũng ngụy trang đi chứ không để công khai là chuyện tình cảm riêng tư của chính mình. (3) Xem bài Lời Thơ Vào Tập Gửi Hương của Xuân Diệu. (4) Trích "Thơ tình của Xuân Diệu", tức lời tựa Huy Cận viết cho tập thơ Đây chùm thương nhớ của Xuân Diệu (hình như chưa in), như in trong Xuân Diệu - con người và tác phẩm, nxb. Tác Phẩm Mới, VN, 1987. (5) Xem Thi nhân Việt Nam (1942). (6) Hai câu chót bài thơ Tạ Từ Thân Xác của Võ Phiến: "Lang thang đâu đó ngoài vô tận / Một mảnh linh hồn nhớ thịt da". (7) Xem bài Xuân Không Mùa. (8) Xem bài Phải Nói. (9) Xem bài Trời Sao Trên Biển của Huy Cận. (10) Ca dao Nam bộ. (11) Truyện Kiều, câu 3013. |
|