Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Khóc
Dương Khuê
Thu vịnh Trở về vườn cũ Thu điếu Bài di chúc Bạn đến chơi nhà Đống ông Cuội Hội Tây Tự trào Anh giả điếc Thu ẩm Lụt hỏi thăm bạn Hoài cổ Một thoáng Xuân Hương! Đĩ cầu Nôm |
Hình
như
nhắc việc học hành thi cử của Nguyễn Khuyến, người ta
hay nhớ cái danh Tam Nguyên mà ít nhớ rằng ông cũng lao đao
trường ốc có hạng. Nguyễn Khuyến thi Hương rớt liên tiếp
bốn khoa (1852, 1855, 1858, 1861), đến nỗi phải "nghĩ":
"Nghĩ tôi lại gớm cái
mình tôi,
Mãi năm 1864 ông mới đỗ cử nhân. Tuy đỗ đầu thi Hương, nhưng vào thi Hội ông lại trượt liên tiếp ba khoa, đến năm 1871 mới đỗ thi Hội, thi Đình (lại đỗ đầu). Thi gần hai mươi năm mới xong "khoa". Còn "hoạn", tiếng rằng làm quan từ năm 1871 đến 1884, nhưng trong khoảng ấy Nguyễn Khuyến đã về quê cư tang mẹ mất 3 năm, mà khi tại chức thì hết hai phần ba thời gian làm học quan và sử quan chứ không phải làm quan cai trị.(*) Đời sống dĩ nhiên ảnh hưởng đến văn chương. Nguyễn Khuyến đỗ tuy muộn nhưng vẫn sớm hơn Nguyễn Công Trứ và khi xuất chính ông lại tương đối ít gặp cảnh bon chen, hẳn một phần do đó thơ ông ít bài than đời hơn thơ Nguyễn Công Trứ. Hai Nguyễn tâm sự riêng khác, mà tâm sự về chuyện nước non cũng khác. Nguyễn Công Trứ làm quan vào thời đất nước còn hoàn toàn độc lập, nên phấn khởi, hào hứng. Trong khi Nguyễn Khuyến làm quan khi giặc Pháp đã bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược, nên ông vừa căm tức giặc hà hiếp vừa chán nản trước sự bất lực của triều đình ta. Rồi sau khi nước mất, thì ông vừa hận giặc cướp tài nguyên bóc lột sức dân vừa "đau đớn lòng" trước "những điều trông thấy" sau "cuộc bể dâu"... Với những người yêu nước, chuyện nước non tất nhiên ảnh hưởng đến thái độ hưởng thụ đời sống. Nguyễn Công Trứ "chơi" hết sức vô tư, trong khi Nguyễn Khuyến lòng dạ nào mà "thùng thùng đôi tiếng trống"... Quốc sự canh cánh, nên trông thấy các con mình vui vẻ quá, cụ Tam Nguyên trách: "Sao con đàn hát vẫn say sưa?" (bài Ngày Xuân Dặn Các Con). Từ Nguyễn Khuyến về sau, người yêu nước có người vẫn chơi... cật lực đấy, như Tú Xương, như Tản Đà, nhưng lòng họ không thực là vui vẻ đâu. Nguyễn Khuyến ít chơi nên trong thơ ông ít thấy cái chơi. Mặt khác, sau khi cáo quan trở lại Vườn Bùi, ông đã sống giữa quê hàng một phần tư thế kỷ nữa mới mất, nên trong thơ ông rất hay thấy quê. Thơ nôm trong mùa cổ điển, một tài thơ lớn bỗng về quê, ấy như thể sự xếp đặt của hồn nước để cái nơi sống chính của bao nhiêu thế hệ người Việt nó được vinh danh đích đáng trong thơ Việt! Thử nghĩ: về nội dung, nếu không có những bài thơ quê của Nguyễn Khuyến, thì văn học chữ nôm sẽ thiếu sót đến chừng nào! Ngoài chứa hình ảnh quê, thơ Nguyễn Khuyến còn đậm đà màu sắc dân tộc ở khuynh hướng "Xuân Hương" lồ lộ trong một số bài làm từ trước khi Tam Nguyên trở về Yên Đổ. Đầy một bụng chữ Tàu mà vẫn không mảy may nguôi lòng Việt là đặc điểm nổi bật của một nho ta. Nhưng thực ra, nó cũng là đặc điểm của hầu hết nho ta. Khóc Dương Khuê Bài Khóc Dương Khuê kết hợp một cái hay gặp với một cái ít gặp nơi thơ Nguyễn Khuyến. Cái hay gặp là chuyện làm thơ chữ Hán rồi tự dịch ra chữ nôm. Cái ít gặp là thể ngâm, tức song thất lục bát. Không biết người Tàu như có đọc đến bài "Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư" thì thấy thế nào, chứ người Việt nghe cụ Nghè Nguyễn ngâm nga khóc cụ Nghè Dương, tưởng có ai mà không buột miệng trầm trồ khúc ngâm hay đáo để! ---- Bác Dương thôi đã
thôi rồi,
Nhớ từ thuở đăng
khoa ngày trước,
Cũng có lúc chơi nơi
dặm khách,
Cũng có lúc rượu
ngon cùng nhắp,
Buổi dương cửu cùng
nhau hoạn nạn,
Muốn đi lại tuổi
già thêm nhác,
Kể tuổi tôi còn
hơn tuổi bác,
Ai chẳng biết chán
đời là phải,
Câu thơ nghĩ đắn
đo không viết,
Bác chẳng ở, dẫu
van chẳng ở,
Thu vịnh Bài thơ thu này của Nguyễn Khuyến có đôi chỗ khó hiểu, may có Xuân Diệu đã tìm hiểu và giảng cho chúng ta. Trời xanh ngắt là ban ngày, sao lại có trăng? Theo XD, đó là vì NK tổng hợp đêm ngày để khái quát cảnh thu. Cần trúc sao lại lơ phơ? Vì đó không phải cần câu, mà là "cây tre (...) còn non, ít lá, thanh mảnh (...) như cái cần câu".(1) Vẫn theo XD, trong ba bài thơ thu nổi tiếng của NK, bài Thu Vịnh "mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao (...) Cái hồn (...) của cảnh thu (...) nằm ở trong bầu trời, ở trên trời (...) Trời thu rất xanh rất cao tỏa xuống cả cảnh vật". Tại sao Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm? Vì khi ấy ông chưa thôi làm quan, hay vì ông đã trót làm quan lâu hơn Đào Tiềm? ---- Trời thu xanh ngắt
mấy tầng cao,
Trở về vườn cũ Đời làm quan của Nguyễn Khuyến tương đối ngắn: từ 1871 đến 1884, có 14 năm. Vậy khoảng thời gian bốn mươi năm trong bài thơ dưới đây không phải tính từ lúc ông xuất chính.(2) "Trở về vườn cũ" diễn nôm "Bùi viên cựu trạch ca". Cả bài thơ dịch lẫn bài thơ nguyên tác đều do Nguyễn Khuyến. Tam Nguyên Yên Đổ nổi tiếng ưa làm thơ chữ Hán rồi dịch qua tiếng Việt (có lần nào ông làm ngược lại?). Ông yêu tiếng Việt, cái ấy hiển nhiên. Còn những bài thơ chữ Hán, ông làm là để khỏi quên vốn liếng của một sĩ tử từng ba lần "đè đầu" thiên hạ đó chăng? "Ngươi" tiếc chẳng gặp Lỗ hầu, thế là "ngươi" chê đương kim thánh thượng! ---- Vườn Bùi chốn cũ!
Bành Trạch cầm xoang
ngâm trước ghế,
Ngươi chớ giận Lỗ
hầu chẳng gặp,
Thu điếu Thơ nôm, ngay cả thơ nôm hay nhất, cũng không nhất thiết chứa những "hình ảnh nôm". Trong Cung oán, trong Chinh phụ, trong Kiều, đều không thấy quê hương Việt Nam đâu cả. Trong khi hồi thế kỷ 15, khi thơ nôm còn mới đầu mùa, trong thơ Nguyễn Trãi đã xuất hiện những rau muống, mồng tơi, dọc mùng v.v. Sở dĩ Quốc âm thi tập chứa rau muống, chắc chắn ấy bởi tác giả nó đã sống rất gần rau muống, khi về Côn Sơn. Cũng thế, chắc chắn nhờ Nguyễn Khuyến cáo quan trở lại Vườn Bùi, mà thi ca cổ điển ta mới bỗng có một loạt bài chứa đầy những hình ảnh quen thuộc quanh ta. Thơ nôm chín rộ, Nguyễn Khuyến về ở quê, đó là một trùng hợp tuyệt vời chứ không phải một sự bắt buộc phải xẩy ra đâu! ---- Ao thu lạnh lẽo nước
trong veo,
Bài di chúc Bài thơ sau đây Nguyễn Khuyến "dịch" từ thơ chữ Hán của mình. Cái lối làm thơ chữ Hán rồi tự diễn nôm ấy đã có lần bàn rồi.(4) Đọc "di chúc" thấy hay, bỗng nhớ một lời khen viết đã lâu lắm. Hồi tiền chiến, Thùy Thiên bảo: "Văn ông Yên Đổ dẫu hay cũng chỉ có cái giọng kiêu"(5). Cụ Tam Nguyên có kiêu không, kiêu những chuyện gì, đọc kỹ lời dặn con ắt sẽ rõ. Nhưng tưởng văn ấy dẫu có kiêu thì cũng vẫn hay! ---- Kém hai tuổi xuân
đầy chín chục,
Học chẳng có rằng
hay chi cả,
Ấy thuở trước ông
mày cũng đỗ,
Sống không để tiếng
đời ta thán,
Đồ khâm liệm chớ
nề xấu tốt,
Tế đừng có viết
văn mà đọc,
Môn sinh chớ bỏ tiền
đặt giấy,
Chẳng qua nợ để
cho người sống,
Cờ biển của vua
ban ngày trước,
Việc tống táng lăng
nhăng qua quít,
Bạn đến chơi nhà Bài Bạn Đến... của Nguyễn Khuyến làm ta nhớ bài Khách Chí của Đỗ Phủ: "Quanh nhà nam bắc lụt
to,
(Trần Trọng Kim dịch) Hai bài đều hay, nhưng thơ Nguyễn hóm hỉnh, còn thơ Đỗ thì không. ---- Chẳng mấy khi nay
bác tới nhà,
Đống ông Cuội Cái câu số mười! Nhà nho "cưỡi đầu người kể đã ba phen"(7), nhà nho đã thồn đầy bụng mình bao nhiêu lời thánh, bao nhiêu chữ hiền, lại đi thơ thẩn bằng thứ lời không "thánh" chút nào, thứ chữ không "hiền" chút nào vậy sao? Vậy thì sao? Nguyễn Khuyến tam nguyên bất quá là Nguyễn Khuyến vỏ. Còn cái ông Nguyễn Khuyến ruột, ông ấy vẫn là một người Việt Nam chính cống. Xưa kia nếu thực là người Việt, không ai kiêng kỵ thứ lời ấy, chữ ấy đâu. Đối với chuyện trai gái ăn nằm, các cụ nho ta vốn vẫn giữ cái nhìn cởi mở, hồn nhiên, chứ không có cái lối nghiêm nghiêm trang trang, quay mặt nhắm mắt như các nho Tàu đâu.(8) Nho bên Tàu làm vô số thơ mà đố ai tìm được một bài có "âm hộ" hay "dương vật". Nho bên ta làm ít thơ hơn mà "buội" hiện ra không phải chỉ một lần này. Người Việt vốn ít lý luận lôi thôi, nhưng về riêng cái chuyện trai trai gái gái, tổ tiên ta có để lại lời: "Ai dám bảo chữ dâm
là bậy
---- Đầu đường ngang
có một chỗ lội
Hội Tây Hội Thăng Bình là hội mừng ngày Cách Mạng Pháp 14-7. Hội ấy dĩ nhiên mới ra đời sau ngày nước Việt Nam bỗng có... mẹ (!!!). Ngày kỷ niệm quan trọng ở nước mẹ, dân nước con cũng được tha hồ vui chơi. Dân, ở đâu cũng thế, đa số biết gì vinh nhục. Dân càng "vui thế bao nhiêu" thì cha mẹ dân như Nguyễn Khuyến càng thấy "nhục bấy nhiêu". "Bà quan tênh nghếch" hẳn là phu nhân của một quan "Đại Pháp", vì chỉ các bà "đầm xòe" mới có lối ngồi "tênh nghếch"... ---- Kìa hội Thăng Bình
tiếng pháo reo
Tự trào "Bia xanh", "bảng vàng", "cưỡi đầu người kể đã ba phen"(9), sang để đâu cho hết! "Cờ đang dở cuộc,
không còn nước,
Ý của hai cái câu này, có phải Nguyễn Khuyến đầu tiên đưa ra không nhỉ? Dù sao, sau NK thỉnh thoảng ta lại gặp nó ở chỗ nọ chỗ kia... ---- Ta cũng chẳng giàu,
cũng chẳng sang,
Anh giả điếc Dùng tục ngữ trong thơ, tại sao không? Thơ chuộng súc tích, mà tục ngữ thì rất súc tích. Hơn nữa, cái câu tục ngữ rất Việt ấy nó lại giúp "chữa" bớt sự có mặt của hai câu tiếng Tàu trong bài thơ tiếng Việt. "Anh giả điếc" tất nhiên không phải lười biếng như trâu. Chẳng qua trong buổi nước nhà mất độc lập, làm việc nhiều khi là làm những việc không ra gì, nên anh mới "khéo ngơ ngơ ngác ngác" để khỏi vấy tay... ---- Trong thiên hạ có
anh giả điếc,
Tọa trung đàm tiếu,
nhân như mộc,
Tỉnh một chốc, lâu
lâu rồi lại điếc
Thu ẩm Thu, ẩm đêm tốt, ẩm ngày cũng tốt. "Bán dạ tam bôi tửu", rồi "bán nhật tam bôi tửu". "Thu đêm chưa thỏa lại thu ngày", cho nên mới trời "xanh ngắt" tiếp "đêm sâu"... Rượu hay không bằng hay rượu. Nhưng có thực là "lão" rượu không hay? "Say nhè", sao đóm lập lòe cũng thấy, khói phất phơ cũng thấy, bóng trăng loe dưới ao cũng thấy?! Chữ hay (nên đỗ đầu ba lần), rượu hay (nên rượu mà vẫn tỉnh), thơ hay (ai cũng biết). Ối, cụ Tam Nguyên Ba Hay! ---- Năm gian nhà cỏ thấp
le te,
Lụt hỏi thăm bạn "Bác Châu Cầu" là Bùi Văn Quế ở Hà Nam, đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, làm quan đến tuần phủ, khi về nghỉ hưu lại kinh doanh nuôi lợn và nấu rượu. Đành "sĩ kiêm bách nghệ", tức sĩ làm nghề gì cũng được, mà làm giàu cách chân chính thì Khổng tử không hề bài bác, nhưng liệu sống ở đời có phải tích cực đến thế này không? Lụt lội "bác" phờ râu lo lợn lo nếp, còn "em" được thể nước trắng đồng, đưa luôn "chiếc lá" lên đồng mà "thung thăng"... "Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm"(11), "bác" ơi. ---- Ai lên nhắn hỏi bác
Châu Cầu,
Hoài cổ Dĩ nhiên thực là "nghĩ chuyện đời nay cũng nực... khóc". Nguyễn Khuyến ức giặc Pháp bắt người Việt "khoét rỗng ruột gan" đất Việt cho chúng tha hồ chở về làm giàu nước chúng đó. "Mây trắng về đâu..." nhắc "Bạch vân vô tận thì". Bạn của Vương Duy khi "qui ngọa Nam Sơn" cũng "bất đắc ý"...(12) ---- Nghĩ chuyện đời
xưa cũng nực cười,
Một thoáng Xuân Hương! "Trông mặt mà bắt hình dong" coi chừng sai bét. Nhưng trường hợp Nguyễn Khuyến chắc bất cứ ai ngắm nghía bức chân dung phổ biến (13), ngắm đôi mắt như đang mỉm cười rất hóm hỉnh ấy, cũng đoán người trong ảnh có tính thích khôi hài, và đoán như thế là đúng phóc. Đại trí thức, quan lớn, mà thơ "bỡn cô tiểu ngủ ngày" v.v. tỉnh bơ. Hoan hô nhà nho dân tộc! ---- Ôm tiu, gối mõ ngáy
khò khò,
Trai sao chẳng biết
tính con cò
Con tạo ghen chi gái
má hồng,
Thu vén giang sơn một
cắp tròn,
Đĩ cầu Nôm Tục truyền "con đĩ cầu Nôm" là cô Tư Hồng.(14) "Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc", trách sao cụ Tam Nguyên chẳng cao hứng "khá khen". Bụng đầy chữ nho, nhưng cụ xổ nôm thì "con đĩ" nào cũng chỉ có nước bưng tai! ---- Thiên hạ bao giờ
cho hết đĩ
Đĩ bao tử càng chơi
càng lịch
Đĩ mà có tàn, có
tán, có hương án, có bàn độc (15)
Đĩ mười phương
chơi cho đủ chín
Vợ bợm, chồng quan,
danh phận đó,
|
___________
(*) Theo Nguyễn Khuyến - tác phẩm, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh, nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1984. (1) Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, nxb. Văn Học, VN, 1987. (2) Nguyễn Khuyến - tác phẩm: "Theo gia phả chi thứ họ Nguyễn, năm 1843, ông thân sinh Nguyễn Khuyến mới đưa vợ con từ quê ngoại Hoàng Xá về xứ Vườn Bùi (thuộc làng Vị Hạ) ở ngôi từ đường do dân và học trò ở quê làm cho. Kể từ đó cho đến khi Nguyễn Khuyến cáo quan về (1884), nhà ông ở đấy đã bốn mươi năm có lẻ..." ("Xứ" ở dưới làng, có phải xứ là xóm?) (3) Vườn Bùi: ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Khâu, hác, lâm, tuyền: gò, vũng, rừng, suối: cảnh ẩn dật. Bành Trạch: nơi Đào Tiềm (TQ, đời Tấn) làm quan: chỉ Đào Tiềm. Xoang: điệu hát. Cầm xoang: đàn hát. Ôn công: Tư Mã Quang (TQ, đời Bắc Tống), khi về ở ẩn ưa uống rượu giải sầu. Lỗ hầu: Lỗ Bình công, người Mạnh Tử muốn gặp để giúp mà không gặp được. (4) Xem lời bàn bài Trở
Về Vườn Cũ.
(6) Nguyễn Khuyến thọ
75 tuổi. Xưa kia ta hay nói tăng tuổi thọ?
(7) Xem Bài Di Chúc của
Nguyễn Khuyến.
(9) Xem bài Bài Di Chúc. (10) Ngồi giữa chỗ người cười nói thì ngây như gỗ / Ban đêm leo tường lại nhanh như khỉ. (11) Câu chót trong bài thơ hát nói Đời Đáng Chán của Tản Đà. (12) Xem bài Tống Biệt của Vương Duy. (13) Bức chân dung trong đó Nguyễn Khuyến tay cầm chén rượu. (14) Theo Nguyễn Khuyến - tác phẩm: "Tên thật là Trần Thị Lan quê (...) Hà Nam Ninh (...) bỏ nhà ra Hải Phòng (...) lấy một khách buôn giàu là chú Hồng. Tên này chết (...) lấy tên cố đạo phá giới là Croibier Hugust (...) (hình như do Hugust đóng quan tư mà) dân gọi ghép thị là cô Tư Hồng. Nhờ uy thế chồng, Tư Hồng được thầu phá nốt những mảng tường thành Hà Nội lấy gạch xây nhà cho thuê (...) trở nên giàu có. Nhân Trung kỳ có lụt, Tư Hồng buôn gạo chở lậu thuế vào bán, bị bắt, liền nói dối là đem phát chẩn. Do đó thị không những không bị tội, mà còn được thực dân đề nghị triều Nguyễn phong cho thị hàm "Tứ phẩm cung nhân", và cho cả bố thị hàm "Hàn lâm thị độc". Tư Hồng về làng ăn khao linh đình, có người mừng đôi câu đối: "Một đạo sắc phong hàm cụ lớn / Trăm năm danh giá của bà to"". (15) Phương ngôn có câu "Đĩ tàn đĩ tán, có hương án thờ vua", chỉ bọn đĩ điếm nhiều thế lực. (16) Có nòi. (17) Kiếp trăng hoa. |
|