Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Đá
vọng phu
Đêm thu nghe quạ kêu Chiều xuân Hiu quạnh Trơ trọi Tiếng ngân Hư tâm Tiếng vàng khô Khóc con Không tên 1 Không tên 2 Không tên 3 |
Giữa
lúc người ta đua nhau "thí nghiệm" với những thể thơ mới,
thì ông thản nhiên gieo vần theo luật Đường. Giữa lúc người
ta đua nhau "phô" những tâm tình hay suy tưởng chưa từng thấy
trong thơ Việt Nam, thì ông lại đều đều "diễn" những thứ
cảm xúc na ná như của Bà Huyện Thanh Quan!
Tại sao dân cùng một nước mà khác hẳn nhau thế nhỉ? Vì quãng ấy là một buổi giao thời. Thời mới chưa vào được mọi nhà, lác đác có nhà thời cũ vẫn hiện diện coi như nguyên vẹn. Cùng một cái tỉnh Bình Định, mà hồi tiền chiến sinh ra vừa Xuân Diệu "không thể mới hơn" vừa Quách Tấn "không thể cũ hơn"! Có thể xem Mùa cổ điển (1941) là một cái bóng mà Mùa Cổ Điển cực kỳ rực rỡ trong lịch sử thi ca Việt Nam đã soi lên thế kỷ 20. "Bóng" này cũng "vang" chứ không đến nỗi phải thẹn với hình đâu. Tập thơ nổi tiếng nhất của Quách Tấn có những bài chứa hình tượng độc đáo, câu chữ điêu luyện, thiết tưởng tiền nhân mà đọc đến chắc cũng ngợi khen. Ngay thi phẩm đầu tay của nhà thơ - tập Một tấm lòng (1939) -, tuy chưa giá trị bằng sáng tác kế tiếp cũng đã được một "tiền nhân còn sống" là Tản Đà công khai tán thưởng. Tiếc đến khi Mùa cổ điển ra đời thì người xưa tri kỷ của tác giả nó đã lìa bỏ nhân gian. Thơ không phải không hay, nhưng do trong sinh hoạt văn học thời tiền chiến phái mới càng ngày càng lấn phái cũ, Mùa cổ điển bị đa số làm ngơ. Từ 1945, trong âm thầm Quách Tấn vẫn tiếp tục làm khá nhiều thơ. Giữa những thi phẩm thuộc thời kỳ sau, thiết tưởng Giọt trăng (1973) và Giàn hoa lý (1976-1979) đáng chú ý hơn cả. Đọc lại thơ một đời của một người, như thấy trước mắt những chấn động lớn trong đời người ấy! Quách Tấn trong Mùa cổ điển chủ yếu buồn những cái buồn điển hình của mọi thi nhân xưa, có lẽ cộng với một chút ưu tư thời thế. Quách Tấn trong Giọt trăng buồn nỗi riêng đậm đà vì có người con trai vừa tử trận. Quách Tấn trong Giàn hoa lý tiếp tục buồn riêng đậm đà vì chuyện vượt biên làm gia đình chia lìa và gây tổn thất sinh mạng! Tử biệt sinh ly nén thơ ông thật chặt. Vốn hồi tiền chiến nó đã gọn, chỉ tám câu bảy chữ, đến quãng 1973 nó giảm xuống còn bốn câu năm chữ. Từng "giọt", từng "giọt" thơ rơi tự đáy lòng! Có điều này lạ, là vài năm sau, cảm xúc chân thành sâu sắc của Quách Tấn bỗng rơi thành thứ thơ tuy vẫn "giọt" nhưng là lục bát, thể thơ dân tộc mà trước đó hình như ông tương đối ít khi làm. Những bài lục bát bốn câu không tên xuất hiện cuối đời có làm phong phú thêm một sự nghiệp thơ... Thơ Việt Nam thế kỷ 20 lắm "cõi" khác hẳn nhau, người ưa "du lịch tham quan" thơ tha hồ đổi không khí. Vào cõi Xuân Diệu, đọc những "lời yêu" mới mẻ, sôi nổi, tuôn trào, lòng khách có thể trở nên xôn xao quá. Nếu thế, sau đó xin hãy ghé thăm xứ Quách Tấn, nơi những vần cũ kỹ, điềm tĩnh, cô đọng chắc sẽ giúp lòng khách bớt bồng bột đi ít nhiều... Đá vọng phu Trong bài sau đây, hai câu 3, 4 được Chế Lan Viên nhiệt liệt tán thưởng. Thơ Mùa cổ điển chứa nhiều câu đáng trầm trồ tương tự: "Gió dồn mặt sóng hơi
thu quạnh
"Đây vài giọt nhẹ
rơi mưa lá
"Gió rủ canh đi ngàn
liễu khóc
"Vườn cũ tả tơi trời
tháng chạp
Ngồi mà gọt giũa nên những câu như thế, kể cũng thú. Mà không phải bất cứ ai cũng gọt giũa nên những câu như thế. Cái ý "Đá Vọng Phu" đời Đường bên Tàu thi sĩ Vương Kiến đã làm bài Vọng Phu Thạch. Thơ Quách Tấn đại ý cũ, trùng, nhưng hình tượng thể hiện thì đâu có cũ, trùng. ---------
Chồng đi biệt tích
tự bao giờ
Đêm thu nghe quạ kêu Bài thơ này giá trị nằm cả ở nửa sau. Hai câu năm sáu rực rỡ sắc màu, hai câu bảy tám độc đáo âm thanh, ai bảo hễ lòng buồn thì cảnh ảm đạm, lặng lẽ. "Quạ... quạ... quạ... quạ..."... Đêm vắng nằm nghe cái thứ tiếng chim quái gở ấy dội xuống từ lưng mây, chắc "tình tứ" có dễ hoang mang! ----------
Từ Ô Y Hạng rủ
rê sang
Chiều xuân Tuy có "hồi chuông vọng" với "tiếng địch dồn", nhưng bài thơ sau đây chủ yếu là một bức tranh, như điển hình thơ Đường. "Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn"... Tranh đẹp lắm, đáng xem là cổ điển trong "Mùa cổ điển". ----------
Chim mang về tổ bóng
hoàng hôn
Hiu quạnh Đọc "nguyên tác" tám câu bảy chữ, chợt nẩy ý thử "dịch" nó ra bốn câu sáu tám xem ra thế nào: Xa người đã mấy mùa
trăng
---------- Trăng lại tròn trăng
mấy độ rồi
Trơ trọi Đọc Quách Tấn nhớ Yến Lan: "Nhớ bạn nhiều hôm
da diết nhớ
Nhớ mà "ngại trao tâm sự cho tờ giấy", mà e "... gởi vào thơ nghĩ tội thơ", đôi tiền nhân người Bình Định này thật hiền lành quá lắm. Tưởng nên bớt ngại bớt e, hễ cứ có thì trao gửi, để tay bạn được nặng và thơ được nặng một cái món tuy vậy rất giá trị. ---------- Tình cũng lơ mà bạn
cũng lơ!
Tiếng ngân Sóng chuông đã thôi làm rung màng tai, nhưng vẫn làm gợn mặt hồ. Ngân nga giờ hóa long lanh. Cảm nhận đẹp... ----------
Chùa ẩn non mây trắng
Hư tâm Tiếng chim đấy, mây trắng đấy, ráng hồng đấy, có phải "không" thật đâu! Chẳng qua do vắng cái loài đi bằng hai chân kia, mà như không. Sách thường đầy người. Ðóng sách lại, lót dưới đầu cho khỏi thấy sách, lát sau trong tâm bỗng cũng vắng người y như ngoài trời... ----------- Chim chiều kêu trước
dạu
Tiếng vàng khô Đây "sầu Cô Tô", qua Tản Đà: "Trãng tà, tiếng quạ
kêu sương,
Nên sầu, ấy hẳn bởi vì "ai" đang lẻ loi nơi đất khách. Quách Tấn chắc đang ở ngay tại nhà mình, sao lại "ngấm" được thứ sầu lữ thứ? Sao không. Người ta có thể không cất nửa bước ra khỏi nhà mà vẫn thấy trơ trọi lắm chứ, nhà tuy đóng chặt xuống đất mà có thể như "lơ lửng bên sông" lắm chứ! Ồ, cái cảm tưởng của một tâm hồn nhậy cảm trong đêm thanh vắng nó có thể miên man đến chừng nào. Miên man đến nỗi "tiếng vàng khô" của "lá rơi thềm đá lạnh" mà tưởng cũng "ngân" được như tiếng chuông chùa! ------------ Lá rơi thềm đá lạnh
Khóc con "Chãm đọc" là con mắt chãm, chứ lịng người cha thương con tử trận thì đang chãm chãm nơi nào khác... "Âm thầm giọt lệ tuôn" làm nhớ câu thơ Chế Lan Viên: "Nhỏ to mạch gối đôi dòng...". Cái đau buồn thương nhớ ở đôi người, sao mà nó kín đáo lạ. ----------- Thương con không dám
khóc
Không tên 1 Người Bình Định gọi nến là "đèn cầy". "Đèn khuya" sau đây phải chăng một ngọn nến? Nếu phải, hình ảnh tượng trưng vừa vặn quá. Đêm khuya, một người ngồi với một nến. Nến lửa leo lét và lệ ròng ròng không thành tiếng, y như người! Qui Nhơn là thành phố biển. Bên bờ biển, "đôi mái tóc sương" ngồi với sóng trùng dương. Sóng sụt sùi, y như một trong hai mái tóc. "Buồn riêng nỗi mình", chính thứ buồn rất dễ nên thơ. ---------- Vừa mừng dân tộc
đoàn viên
Dưới đèn đôi mái
tóc sương
Không tên 2 Kẻ ra đi vừa thương người ở lại vừa thương mình. Người ở lại cũng vừa thương kẻ ra đi vừa thương mình. Tình tình, cảnh cảnh, chao ơi. ---------- Trãm nghìn thương
mẹ nhớ cha
Thương con làm khách
viễn phương
Không tên 3 Nay không hiểu, sau không "thấu", nhưng trước chắc hiểu chắc "thấu tình" Quách Tấn. Kẻ nói được thì lạ với mình. Người quen mình lại không nói được. Than ôi! ----------- Người nay còn chửa
hiểu mình
|
___________
(1) Đây thực ra là hai bài thơ độc lập, người trích tạm đặt liền nhau. (2) Như trên. |
|