Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Ngày
xuân ở quán
Cũng có khi nào Ấp ủ đưa theo những chuyến đi dài Bến cũ Còn một chút gì để nhớ Chim sáo sang sông Chẳng hay Cô lữ Mùa xuân trở lại đồng bằng Cửu Long Thời tiết |
Nghệ
phẩm dĩ nhiên chứa cảm nghĩ. Đôi khi nghệ phẩm chứa thêm
khá nhiều chi tiết về cuộc đời nghệ sĩ. Chẳng hạn thơ
phú Nguyễn Công Trứ, thơ Vũ Hữu Định.(1)
Thơ ông Vũ có những câu như: "Mới hai tháng đã biết mùi bom đạn", "... theo mẹ đêm đêm qua xóm, xách đèn rao khoai sắn cầm hơi", "không nhớ hết nghề đã trải", "còn cả chục nghề thôi không kể" v.v. Thơ cho ta biết tác giả "đi như một anh hành khất", nhọc nhằn đến nỗi "vừa vượt tuổi ba mươi" đã thấy "đuối sức", "đau lưng". Thơ kể lể nông nỗi dọc đường, nhưng đến cuối đường thì thơ không cung cấp được chi tiết nào hết, vì Vũ Hữu Định bất đắc kỳ tử (khi mới 39 tuổi). Hoàn cảnh kém may mắn là chánh phạm, nhưng cứ theo lời bạn bè thì Vũ Hữu Định có góp phần làm khó đời mình. Ngay thơ ông cũng "mách": "... thả trôi cái sống cho đời dạt, mẹ buồn ta tóc trắng lưng cong"! "Mẹ buồn", mà tất nhiên chính "ta" cũng buồn. Được cái Vũ Hữu Định nhiều bạn bè nên lắm lúc khuây, nhưng hẳn mỗi khi bạn về rượu tỉnh thì sầu lại "đụn". "May mà có thơ đời còn dễ thương"! Không biết thi sĩ sống ở quê đến năm bao nhiêu tuổi, mà quê to thế trong thơ. "Quê Vũ" đặc biệt ở chỗ chẳng những "thôn xóm quạnh", "nhà xưa điêu tàn", mà cả mồ mả "mẹ, chị, đàn em" cũng không có. Cho nên nhớ thôi là nhớ, chứ "thăm ai? thăm ai? ta về quê"! Thơ Vũ Hữu Định buồn mà không chút hằn học, mỉa mai, không hề đụng chạm tới bất cứ ai, bất cứ cái gì. Nó trong sáng bất chấp thực tại... Về vật chất, Vũ Hữu Định suốt đời tay trắng. Nhưng về tinh thần ông đâu phải người "vô sản". Từ cái "không" của cuộc đời mình, ông đã nấu thành cái "có" là những bài thơ làm phong phú thêm thành tích thơ của dân tộc. Ngày xuân ở quán Thấy "con gái ngày xuân như mới tắm", "lòng đá chợt mềm chao rất nhẹ". Đá rung động, rồi đá liền "bâng khuâng" vì "nhớ mình vừa vượt tuổi ba mươi". Ơ, "trai ba mươi tuổi đương xoan", cớ sao lòng "ta" đã hóa đá, sầu ta đã "đụn"? Trong một bài thơ tâm sự, Vũ Hữu Định cho biết "thân tự lập thân từ năm bảy tuổi / không nhớ hết nghề đã trải / bán báo, đánh giày, ở đợ..."(2). Phong trần dầu dãi, sầu chất liền tay từ thơ bé, nên sớm đá sớm đụn chứ sao. ---------- con gái ngày xuân như
mới tắm
năm nay ăn Tết cùng
ông quán
vẫn đi như một anh
hành khất
sáng nay nghe pháo ran
ngoài phố
Cũng có khi nào Sầu gặp sầu một đêm "mưa như gió ướt" ở "quán mù mù" nơi "phố không đèn điện", làm sao không "tưởng bao năm trước ta là bạn"?! "Cũng có khi nào", biết có khi nào... ---------- cũng có khi nào anh
trở lại
phố không đèn điện
con đường lặng
anh là một gã giang
hồ tới
gặp nhau, yêu vẻ
u sầu lắm
và anh yêu lấy sầu
chẳng nói
chia tay, quán khép
đôi lằn sáng
cũng có khi nào anh
trở lại
Ấp ủ đưa theo những chuyến đi dài Đã ra đi, phải gởi lại tất cả "xác" của quê thôi. Xác quê không thể rời "cố quận", nhưng hồn quê sẵn sàng vào lòng những đứa con đi xa để tỏa ấm cho chúng... ---------- Ra đi thả lại con
diều giấy
Hồn của quê hương
không gởi được cho ai
Bến cũ "Nước xuôi mây ngược lộn đường", là như Hồ Dzếnh "lui hồn lại" đó chăng? Một mảnh hồn thơ thẩn bay ngược dòng đời, cái gì xưa "len lén" động cái gì xanh... --------- bây giờ anh biết
đi đâu
nước xuôi mây ngược
lộn đường
Còn một chút gì để nhớ Bài thơ này Phạm Duy từng đem phổ nhạc. Thơ vốn có nhạc riêng. Nhạc "phổ" và nhạc tự nhiên của thơ có khi xa có khi gần. Đây, cũng như trường hợp bài Chiều của Hồ Dzếnh mà Dương Thiệu Tước phổ thành ca khúc, nhạc và nhạc rất "tình thân". "Phố núi đầy sương (...) cây xanh trời thấp thật buồn". Phố đồng bằng đầy khói xe với trụ điện đen với trời cao nhiều lúc cũng... "May mà có thơ đời còn dễ thương"! Thơ Vũ Hữu Định giúp
đời được, vì thơ ấy đọc rồi luôn "còn một chút gì
để nhớ".
phố núi cao phố núi
đầy sương
phố núi cao phố núi
trời gần
em Pleiku má đỏ môi
hồng
xin cảm ơn thành phố
có em
Chim sáo sang sông "Ở xứ người đêm nằm nghe ai hát"... Vũ Hữu Định không từng xuất ngoại. "Xứ người" đây chỉ là miệt nào đó trong Nam. Vũ "trôi nổi" xa đất Quảng, xa "em", nghe hát "Chim sáo sang sông...", chịu không nổi. Bèn về. Về đến nơi, thấy "quê quán cũ (...) xa lạ", thấy "mưa tạt xuống lòng". Vũ "đứng đợi (...) suốt chiều trên bến cũ" mà chỉ gặp "mông quạnh". "Em"... "sổ lồng bay mất" thật rồi. Không biết "ta" có thực đã về quê, hay "Ở xa nhớ (...) Ở xa nhớ (...)", rồi về trong tâm tưởng... ---------- Gió thổi mát suốt
chiều ta đứng đợi
Ở xa nhớ mùa chiêm
thơm lúa chín
Ở xứ người đêm
nằm nghe ai hát
Bởi thời nhiễu nhương
nên ta còn trôi nổi
Gió thổi mát suốt
chiều trên bến cũ
Chẳng hay Không có chức quan giang hồ, nên "ta" không thể treo ấn từ quan được! Không từ được, cũng cứ về quê, để về gần đến nhà lại tự nhủ: "Thôi chẳng về chi"! Xưa ta đi mưa gió đưa, nay ta về mưa gió đón, đón về nơi chắc không còn gì cả, nấm mộ cũng không... Trách chi núi cao, trời thấp và mây xám ngắt! --------- Chiều dựng mùa đông
mây xám ngắt
Ta đi, xưa gió đưa
vài dặm
Ta đi, có những ngày
trú quán
Ta đi, có những ngày
khô héo
Ở đâu rồi cũng
đời vất vưởng
Chiều nay không hẹn
ta lại về
Thôi chẳng về chi
thôn xóm quạnh
Chiều dựng mùa mưa
bên vách núi
Cô lữ "Đêm đông, ta mơ...
Cứ gì đông thật, hễ "cô lữ" thì cái "nỗi hàn" nó khắc hóa đông hết cả tư mùa! Cứ gì đêm thật, hễ không có "bếp lửa" để "ngồi hơ" lòng thì dù chính ngọ cũng là đêm! Vũ Hữu Định không lạ gì núi, nhưng đây là xóm núi, không phải "phố núi"(4). Hình như xóm cách phố cả một bể dâu... ----------
tiếng kêu vang động
bóng chiều
Mùa Xuân Trở Lại Đồng Bằng Cửu Long Quê "tôi" xứ Quảng. Tôi "trở lại" hay "về" đây là về quê của bạn tôi. Nhưng quê tôi quê bạn chắc không khác nhau bao nhiêu, quê nào thì cũng có "mây ở xa bay tấp xuống đồng"... Đồng ban ngày có mây tấp xuống, còn trời ban đêm về khuya thì có "bóng trăng xanh" "đọng chút tình". Tôi ở quê bạn một mình, ngày trông mây đêm trông trăng, "cám cảnh", "cảm thương người đang sống lênh đênh"... Người bạn "ở đầu sông ấy" rồi về kịp (nếu có về!) để cùng Vũ Hữu Định cố "tịnh hồn" "mà rong chơi" cho khỏi uổng "của đất trời" chăng? Than ôi, rong được mấy, vì chỉ mới đến năm 1981 thì Vũ đã "nghỉ chơi" mãi mãi rồi. ---------- Tôi về nghe nước
chảy trên sông
Tôi về, xuân của
ruộng mênh mang
Tôi về qua những
chuyến qua sông
Tôi về, tôi nhớ
bóng trăng xanh
Tôi về ngủ muộn
ngó sông mưa
Biết sẽ bao giờ
khi trở lại
Thời tiết Vũ Hữu Định người Quảng Nam, vậy cái "mùa nguyên sơ man dã" đây thuộc về... Sực nhớ câu ca dao: "Đất Quảng Nam chưa
mưa đã thấm,
Thế nào là "chưa mưa đã thấm", Võ Phiến có lần kinh nghiệm. Trong tùy bút Mưa Và Thơ ông kể lần ấy viếng xứ Quảng, đêm ngủ lữ quán nằm nghe mưa, sáng sớm hôm sau tỉnh dậy thấy cái giường mình ngủ đã hóa cù lao, còn đôi giày hóa hai chiếc xuồng bập bềnh! Võ Phiến sau đó được anh bạn người địa phương mời về nhà chiêu đãi... đặc sản lụt: "bên cạnh đĩa rau thơm xanh mởn, những con tôm nằm trong các cuốn chả ram, những con tôm "nò" tươi rói, đỏ ửng lên một màu cực vui dưới lớp bánh tráng mỏng", được nghe kể chuyện lụt: "Anh Lê vừa ăn vừa nhắc lại những thú vui mùa lụt ở làng quê mà anh đã trải qua hồi thơ ấu, những thứ chim, những thứ thú bị nước dồn vào nơi tử địa (...) dân làng kéo nhau đi bắt (...) trẻ con suốt ngày tíu tít ngoài trời...". Chẳng biết bữa tiệc hôm ấy có rượu hồng đào hay không, nhưng tưởng ngồi ăn mà mang "bốt" vì nước ngập tới gần đầu gối, mà nghe "sóng xô ào ạt vào nhà mỗi lần có chiếc xe chạy ngang qua ngoài đường", mà thấy "sóng chồm vã vào các vách tường bên mâm tiệc" thì cũng dễ say lắm! Mưa Quảng "thật ngộ". Nhưng mưa Quảng cũng thật dữ: cái trận lụt năm xưa ấy đã làm chết đuối khoảng một trăm người. Ðể hình dung tang thương gây bởi "cuồng phong hồng thủy" xin hãy đọc thơ "Thời Tiết" sau đây. ---------- cơn bão lớn về bình
nguyên giục giã
|
____________________
(1) Xem "Vũ Hữu Định, tình ca lỡ vận" của Đặng Tiến. (2) Xem bài Bài Thơ Năm Bốn Mươi. (3) Lời ca khúc Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương. (4) Xem bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ. |
|