Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Xuân
với Xuân Diệu có cần gì nhiều đâu. "Một ít nắng, vài
ba sương mỏng thắm" là đủ xuân rồi.(1)
Cái sương vài ba ấy chắc nhiều người Hà Nội trẻ bây giờ chỉ còn thấy trong thơ (nếu có đọc thơ). Vì mấy chục năm trước, đầu xuân, cụ Nguyễn Tuân đã hỏi thanh niên Vũ Thư Hiên có biết Hà Nội sáng mồng một này thiếu cái gì không. Hỏi để thở dài, tự đáp: "Thiếu sương! Ngày trước sáng mồng Một bao giờ cũng có sương nhè nhẹ, không nhiều, một chút gọi là có thôi, nhưng đích thực là sương. Nó bay là là, thoang thoảng, như có mà như không. Rét ngọt. Chỉ có trên các lá cây mới có sương hiển hiện, lâu lâu đọng thành giọt, rơi xuống mặt mình, có khi lọt cả vào cổ áo mình, rất là Tết..."(2) Hà Nội Tết từng có sương la đà, tuyệt, nhưng lồng sương Xuân vào với sương Nguyễn là để đùa tí, chứ thực ai biết Xuân Diệu sinh tình do "tức" cái cảnh sương nào. Vì thi sĩ lớn lên ở miền Trung, nơi cũng có sương. Nhớ có lần ngồi tàu Thống Nhất đi ngang qua quê nghèo vào buổi sáng. Nắng đã lên vàng rồi, đồng ruộng xanh đã thấy rõ rồi, vậy mà xa xa vẫn thấp thoáng, la đà "vài ba sương". Thi sĩ lại bảo, với mình "xuân không ngày tháng", nên chút "mỏng thắm" trong thơ "xuân của Xuân" biết thực đã bay vào mùa nào... Riêng gì Bắc, Trung mới sương. Hẳn trong Nam cũng không hiếm thứ hơi "như có mà như không", mà hay thổi vào văn thơ, nên soạn giả cải lương nào đó mới viết "sương trắng miền quê ngoại". Sương ở đồng bằng, trừ vùng gần biển, thường "nhè nhẹ", "thoang thoảng", hương hoa. Càng lên cao, sương càng bớt nhẹ, bớt thoảng, sương có lúc xóa hết cái xa, "ảo hóa" gần hết lắm cái ngay quanh người lạc trong sương. Thực ra trên cao cũng có khi sương giăng kín mà mỏng, chỉ đủ làm "trăng sao đắm đuối", như Hàn Mặc Tử gặp ở Đà Lạt.(3) Nhưng thường khi sương trôi từng đám dày. Nhớ Sa Pa, có lần đang đứng giữa không gian trong trẻo, chợt nghe gió thổi veo veo rồi sương đồi bên mù mịt kéo sang. Nom rõ từng bước đường xâm lược của sương nhé. Thấy một cây đào bé con lộc xanh mởn thơ thẩn một mình trên sườn đồi đang rúm lại trước gió, rồi khoảnh khắc sau bị sương nuốt chửng. Chưa kịp kêu thì chính mình cũng bị nuốt! Rồi còn đang quờ quạng thì sương đã nhả mình ra, để trông thấy bé đào tươi tỉnh khoe áo xanh như vừa không có chuyện gì! Sương nương gió lang thang khắp nơi, nên có khi chợ núi đang họp bỗng lọt vào bụng sương. Đã ban đêm, đèn đuốc lom đom, thêm bị sương ăn nữa, thật dễ trông gà đồng (bằng) hóa gà bản. Không sao đâu, đĩa thịt lợn cắp nách nướng thơm lừng vừa đặt xuống bàn đang bốc khói, hãy gắp ngay một miếng thưởng thức rồi tợp một ngụm Sán Lùn. Cái men lá thoang thoảng làm ngây ngất, cứ khà cho hơi trong người mình bay ra trộn vào với khói với sương mà làm mờ ảo thêm những bóng "dân tộc"(4) đang chập chờn... Vẫn Xuân Diệu, có lần lạc trong sương ở bờ sông, không biết sông ở đâu mà sương cũng dày ác: "Mắt tuy mở mà lòng không thấy nữa / Hồn lạc rồi, không biết ngõ nào ra"(5)... Mắt bị sương bịt kín nên tuy mở mà không thấy gì hết, rồi vì thiếu hình ảnh nên lòng cũng không sinh ấn tượng, không cảm thấy gì hết, phải vậy chăng? Không cảm thêm được cái gì mới, chứ cái cũ thì còn nguyên vẹn: sờ soạng trong "sương lan mờ" một lúc, "và hồn tôi nghe đau..." (cái đau nào đó có từ trước khi đi lạc). "Như có mà như không", khi dày bịt mắt khi mỏng chỉ đủ mờ sao, cái chẳng qua là hơi nước thế mà đã ảnh hưởng mạnh đến tình cảm của "bọn" văn thi nhân một thời. Mấy chục năm trước, Nguyễn Tuân ăn Tết Hà Nội đã thiếu sương. Từ bấy tới nay, theo đà đô thị hóa, công nghiệp hóa, đèn đuốc xe cộ cơ xưởng đua nhau tỏa nhiệt, khắp châu thổ Bắc bộ nơi nơi sương đang "mỗi năm mỗi vắng". "Năm nay đào lại nở,
|
___________________
(1) Bài Xuân Không Mùa. (2) Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp, nxb. Văn Học, VN, 1997, tr. 455-456. (3) "Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt", bài Đà Lạt Trăng Mờ trong tập Đau thương. (4) Người thuộc các dân tộc thiểu số bây giờ hay gọi là "người dân tộc"! (5) Bài Sương Mờ trong Gửi hương cho gió. (6) Phỏng theo bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên: "Năm nay đào lại nở, |
|