Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
Mạn đàm về sự đa dạng trong bộ truyện
Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng LinhSóng Việt Đàm Giang
Nguyễn Chí Viễn và
Trần Văn Từ dịchLiêu Trai Chí Dị Cao Tự Thanh dịch Đọc sách báo ngày trước hay ngày nay có mấy ai mà không đọc vài chuyện trong tập Liêu Trai Chí Dị (chữ Hán: 聊齋志異) của Bồ Tùng Linh.
Trên mạng lưới vi tính một số chuyện trong bộ Liêu Trai Chí Dị cũng đã được mang lên, và trong một vài trang nhà, trọn bộ sách chuyển dịch sang Việt ngữ cũng đã được mang lên, ngoài ra ấn phẩm thì cũng khá nhiều, xin kể vài bộ chuyện đã được xuất bản.
Liêu Trai Chí Dị Toàn Tập (Trọn Bộ 3 Tập)
Tác giả: Bồ Tùng Linh. - Dịch giả: Nguyễn Chí Viễn - Trần Vãn Từ; nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ đã dịch hết 445 chuyện trong sách nguyên tác Liêu Trai Chí Dị, tác giả Bồ Tùng Linh, Hương Cảng Quảng Chí Thư cục xuất bản năm 1960.
Liêu Trai Chí Dị (nguyên tác Trung Hoa) - Dịch giả Cao Tự Thanh. Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon.Trọn bộ gồm 432 truyện trong Liêu Trai Chí Dị và 68 truyện trong Liêu Trai Chí Dị Thập Di, tổng cộng 500 truyện ngắn (mục lục đính kèm phía dưới).
Liêu Trai Chí Dị (Trọn bộ)
Tác giả Bồ Tùng Linh. - Dịch giả Đàm Quang Hưng đã dịch toàn bộ Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh gồm 480 truyện do Văn Hoá Đồ Thư tại Đài Bắc ấn hành năm 1999 . Trọn bộ 8 quyển dịch được phát hành liên tục từ quyển I năm 2000 đến quyển VIII năm 2007, nhà xuất bản Yên Thanh, Houston, Texas.
Người viết những hàng chữ này đã dành nhiều cuối tuần để đọc trọn bộ sách Liêu Trai Chí Dị, có nhiều chuyện phải đọc lại vài ba lần. Những cảm nhận sau đây ghi lại một phần ý kiến cùng những nhận xét nhất thời .
Vài hàng về Bồ Tùng Linh
Tác giả Bồ Tùng Linh (Pu Sung Ling/1640-1715) là người đất Tri Xuyên (hay Chuy Xuyên), tỉnh Sơn Đông, sinh vào năm 1640, cận những năm cuối cùng của nhà Minh (1368-1644). Tự là Lưu Tiên, Kiếm Thần, hiệu là Liễu Tuyền. Dưới triều vua Thuận Trị (Thanh Thế Tổ, nhà Thanh 1644-1911), đậu tú tài (đồng tử) năm 1658 lúc 18 tuổi, đậu cử nhân (cống sinh) thời Khang Hy năm 1711 khi ông được 71 tuổi.
Dù đậu tú tài năm 18 tuổi, nhưng sau đó thi hỏng liên miên nhiều lần. Vì sinh kế, ông cất một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, ở nơi vằng vẻ, đặt tên là Liêu Trai (phòng học, phòng đọc sách sơ sài tạm bợ). Nơi này ông dùng để mở lớp dạy học, họp mặt, uống rượu ngâm thơ với các bạn.
Trong suốt thời gian hơn 40 năm từ khi thi hỏng liên miên đến khi đậu cử nhân, ông trước tác nhiều bằng cổ văn, nhưng nổi tiếng nhất là bộ chuyện ngắn thần tiên ma quái Liêu Trai Chí Dị.
Viết theo lối thuật lại, những chuyện kể thường xẩy ra vào thời gian cuối nhà Minh và sau đó là đầu nhà Thanh, ở những vùng quanh quẩn nơi ông ở.
Nhiều bản dịch sau này không phản ảnh đầy đủ nội dung, chỉ trú trọng vào nội dung ma quỷ, yêu quái mà đặt nhẹ những ngụ ý về nhân tình thế thái.
Chuyện Tầu và những nhà kể chuyện
Theo "Các công trình văn học quốc ngữ" của Huỳnh Ái Tông
"Truyện Tàu bắt nguồn từ thần thoại, rồi truyền kỳ Trung Quốc, cho đến đời Tống mới có những nhà kể chuyện, họ kể chuyện ở ngoài đường phố, ở nơi đình đám, người kể chuyện ban sơ là những người làm nghề thủ công, có chút ít chữ nghĩa, đọc được sách vở, dùng trí nhớ của mình kể lại cho vài người khác nghe, để giải buồn trong lúc làm việc. Từ hình thức ấy, dần dần tiến tới lối giải trí và nảy sinh ra một hạng người kể truyện, họ chuyên sống nghề nầy trên khắp xứ Trung Hoa, dĩ nhiên ngoài việc kể ra, họ còn phải lắng tai nghe những lời bình phẩm hoặc những sai sót tên tuổi nhân vật, địa danh từ người bình dân cho đến giới quan lại, những lời bình phẩm, bổ túc những sai sót ấy, giúp cho họ thêm, bớt và hiệu đính lại, do đó cốt chuyện, tình tiết, nhân vật được họ đẽo gọt tròn méo một cách nghệ thuật, nó cũng nói lên sự đóng góp chung của mọi người để sáng tác nên chuyện thời ấy. Nhưng đến khi quân Nguyên tràn vào Trung Quốc thì quân Nguyên mang theo tuồng hát để giải trí, nghệ thuật giải trí nầy đã là cho lối giải trí kể chuyện lần lần lui vào quá khứ.
Đến đời Minh, vì tình hình chánh trị thời bấy giờ, sĩ phu bị tập trung nơi kinh đô, câu thúc tư tưởng họ, cho nên văn học nghệ thuật không phát triển, ngược lại truyện Tàu được phát triển nhanh chóng, vì người ta sáng tác truyện Tàu dựa theo các chuyện kể từ đời Tống, hình thức nầy không bị câu thúc tư tưởng, vì sĩ phu chỉ ghi chép lại chuyện kể, hơn nữa nó đã đề cao Trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhhư vậy cũng nằm trong mục đích củng cố chế độ phong kiến cho vững mạnh. Nhưng các nhà viết truyện cũng cố gắng ký thác những phản kháng của họ về chế độ, nhà vua, quan lại ...
...
Một điểm cũng cần nói tới ấy là bùa phép trong truyện, khởi từ thần thoại nó đã mang sẵn ý niệm hoang đường, lại được khai sinh trước thời đại khoa học, do đó truyện mang nhiều chi tiết thần tiên, ma quái, bùa phép." (Huỳnh Ái Tông)
Ghi chú của người viết.
Đời Tống (Bắc Tống và Nam Tống, 960-1279) , đời Nguyên (1260-1368). đời Minh(1368-1644), đời Thanh (1644-1911).
Nếu hiểu như Bồ Tùng Linh là một người đã ghi chép những chuyện kể đó và sáng tạo nên bộ truyện Liêu Trai Chí Dị thì sự đa dạng trong bộ truyện này là chuyện dễ hiểu.
Sự đa dạng trong bộ truyện Liêu Trai Chí Dị
Liêu Trai Chí Dị coi như được biết đến như là một bộ truyện kể những câu truyện trong dân gian, truyện truyện kỳ đời Đường, truyện thần kỳ, quái đản, hồ ly, ma quỷ, lang sói, hổ báo, khỉ vượn, voi, rắn, rùa, ong, và cả cây cỏ hoa lá, khói mây đá nước v.v... Trong bộ truyện Liêu Trai Chí Dị cũng chứa rất nhiều truyện nói về những khía cạnh khác nhau của người đời thời đó, hoặc rõ ràng hiển nhiên, hoặc ngầm ý chỉ trích sự cai trị khốc liệt, tàn bạo của triều đình Mãn Thanh đương thời, và đặc biệt tư tưởng dân chủ rất cấp tiến trong vấn đề tình yêu và hôn nhân.
Đọc hết bộ truyện, người đọc không thể không tự hỏi như Bồ Tùng Linh có phải là người bất mãn với chế độ đương thời không? Là người muốn canh tân xã hội không? Là người muốn giải phóng phụ nữ không?
Không đặt theo thứ tự quan trọng, một số khía cạnh của bộ truyện được nên lên như dưới đây.
- Hôn nhân với những trói buộc do phong kiến tập tục đã tước đi hơi thở của thanh thiến niên nam nữ.
- Cường hào ác bá, chính quyền quan lại tham nhũng luôn luôn xiết cổ dân chúng.
- Những tệ hại của chế độ thi cử, và tuyển dụng nhân viên đương thời.
- Đề cao tinh thần trung tín nghĩa, tình bằng hữu.
- Luật nhân quả, ân oán phân minh.
- Sự hiện hữu không chối bỏ của đồng tình luyến ái
- Những viễn cảnh trong ngành khoa học.
- Những truyện kể coi như lạ vào thời điểm đó.
- Nho sinh và thương sinhLiêu Trai Chí Dị hay Những truyện thật lạ ở phòng học thư sinh đúng như đề tựa đã viết gồm có một số chuyện xẩy ra ở phòng nho sinh, ban đêm khua khoắt có mỹ nhân (hồ, ly, chồn, cáo, hay ong, rắn, v.v...) hiện lên rất tự nhiên, rất dâng hiến , rất sẵn sàng làm tình với những chàng nho sinh yếu đuối như chuyện thường tình của hiện đại.
Tại sao những chuyện tình ái với hồ, ly, chồn cáo v.v.. chỉ là một phần trong bộ truyện mà sao lại được coi như là trọng tâm của bộ sách. Phải chăng đó là lý do ham muốn thầm kín của đàn ông khi đọc sách? Phải chăng Bồ Tùng Linh đã muốn giải phóng phụ nữ, vì trong thời kỳ đó phụ nữ Trung hoa bình thường có lẽ đều có nhiều con, đều an phận bận rộn mưu sinh nuôi chồng, nuôi con, phụng dưỡng bố mẹ chồng v.v...? Người vợ đã được "mua" về nhà chồng với sính lễ thì trở thành hoàn toàn lệ thuộc vào nhà chồng. Còn người chồng thì có nào vợ chánh thất, kế thất, nào vợ lẽ, nàng hầu nữ tì. Những mỹ nhân hồ ly tinh là những người phái nữ tự do, có quyền chọn người mình thích, ái ân không ngần ngại hay ngượng ngùng. Phải chăng đó là tư tưởng cấp tiến của Bồ Tùng Linh nói lên cho phụ nữ thời đó mà Bồ Tùng Linh không thể nói ra nếu chẳng gán cho những mỹ nhân này cái tên là xúc vật hồ ly, chồn cáo? Tình trạng nam nữ thụ thụ bất thân hầu như hiếm thấy trong thế giới li kì mộng ảo của Bồ Tùng Linh. Nhưng động lực nào đã làm Bồ Tùng Linh có tư tưởng cấp tiến đó?
Một số truyện trong phần đầu của tập truyện như Hoàng Anh (Thần hoa cúc), Cát Cân (Mẫu đơn Cát cân), Sương Quần (Vợ ma), Thanh Nga (Vợ tiên), Thần nữ (Vợ thần) đã mở đầu cho cái li kì hấp dẫn của tập truyện.
Bồ Tùng Linh viết tập truyện Liêu Trai Chí Dị trong một khoảng thời gian rất dài cỡ bốn chục năm. Ngay trong tập thứ nhất, ông có nhắc đến biến cố Giáp thân (1644) khi ông vừa được 4 tuổi thì Trung quốc bị biến loạn, nhà Minh mất ngôi với nhà Thanh . Dùng câu chuyện chồn báo tin Linh quan xắp tẩy uế hạ giới nhân dịp tế lễ trời đất, ông viết chồn cho hay là biến cố sẽ xẩy ra. Và ông chắc chắn đã mục kích biết bao nhiêu chuyện thối nát của chính quyền, của quan chức tham nhũng, ăn tiền vô tôi vạ, dân chúng oán than, đói khát nghèo khổ. Ngay cả những người giầu có ngay thẳng cũng bị tội oan, mất hết tiền bạc.
Bồ Tùng Linh đã đỗ tú tài từ năm 18 tuổi, nhưng rồi sau đó ông thi trượt liên miên cho đến năm ông 71 tuổi mới đậu cử nhân. Trong 52 năm trường lận đận trong thi cử, chắc chắn là ông phải có rất nhiều, quá nhiều kinh nghiệm sống về đường lối cho bài thi, cách chấm thi v.v... Ông không hề cay đắng về sự lận đận cá nhân mà chỉ viết truyện, muợn nhân vật trong truyện để nói lên nỗi lòng của mình.
Tình bằng hữu, tấm lòng trung tín nghĩa cũng được đề cao trong rất nhiều truyện.
Bằng lối hành văn giản dị, một số chuyện trong Liêu Trai Chí Dị có khuynh hướng ngụ ngôn như Bức Họa trên tường, Thùy Vân, Đoạn thị: nỗi buồn vô tự, v.v...
Và một số truyện nói về luật nhân quả, ân oán phân minh như Đậu thị (Báo oán), Vân Thúy Tiên, v.v...
Bồ Tùng Linh cũng nhắc đến đồng tình luyến ái, rất bình thường rất giản dị bằng cách mở đầu chuyện Chu Sinh (Sàm sỡ với thần linh), kể về sự say mê trai đẹp của vua nước Vệ vào thời Xuân thu (TK 6 trước Công Nguyên) và vua Ái Đế nhà Tiền Hán (TK thứ 1 trước Công Nguyên). Đó là tích ăn đào thừa (thực dư đào) khi vua Vệ ăn nốt nửa trái đào mà Di Tử Hà trao vua khi cùng vua đi dạo trong vườn thượng uyển. Và tích xén tay áo (đoạn long tự) khi cận thần đẹp trai Đổng Hiền nằm ngủ đè lên tay áo vua, vua Ai Đế không muốn đánh thức Đổng Hiền nên bèn dùng kiếm xén đứt tay áo mình để ngồi dậy.
Câu chuyện Chu sinh quái đản ở chỗ lồng chuyện đồng tình luyến ái của Thì công vào trong một bài văn tế để vợ Thì công mang lên đền cúng lễ, đã làm những kẻ liên hệ phải chết bất đắc kỳ tử.
Ngoài ra trong tập truyện cũng còn có một truyện khác nhắc đến đồng tình luyến ái, đó là chuyện Hoàng Cửu Lang. Như đã ghi trong lịch sử Trung hoa, chuyện đồng tính luyến ái ở bên Tàu là chuyện bình thường trong giới quyền quý, vua chúa ngày xưa. Chỉ cho đến thế kỷ thứ 17, nó mới trở thành vấn đề cấm kỵ do ảnh hưởng của Ki tô giáo xâm nhập, và cuộc Cách mạng văn hóa ở bên Tàu với bao nhiêu sách sở đều bị đốt hết.
Câu chuyện Chu sinh này đã nêu lên từ vấn đề xã hội, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, thần linh pha trộn tính chất giáo dục.
Có lẽ kỳ quái nhất là chuyện nói về móc tim gan lòng phổi con người mà bây giờ chúng ta coi như là câu chuyện khoa học giả tưởng của thời đó. Điển hình là truyện Lục Phán quan.
Chuyện thay tim đổi đầu Lục Phán quan ngoài đề cao tình bằng hữu giữa Lục phán quan và Tiểu Minh, còn cho chúng ta thấy cái tưởng tượng của nhân gian qua lời kể của Bồ Tùng Linh thật vô song. Ai có thể nghĩ đến chuyện móc tim ra ráp tim lại ở thời đại đó? Tuy nhiên chuyện ráp đầu thì cho tới thế kỷ hai mươi mốt này vẫn chưa thể xẩy ra, tuy chuyện thay đổi mắt mày hình dạng khuôn mặt thì chẳng có chi đáng ngạc nhiên.
Sự kinh dị cũng đã được diễn tả trong chuyện Họa bì (Ác quỷ đội lốt giai nhân).
Chuyện kể Vương Nhất Lang mê gái yêu quái Quỳnh Tiêu rồi bị yêu quái móc phổi, móc tim sau được vợ hiền nhẫn nhục cứu thoát khi vợ nhả ra cục bầy nhầy biến thành trái tim nóng hổi.
Bồ Tùng Linh đã không phân tích tìm hiểu lý do tại sao hay nghĩ đến chuyện phản khoa học mà chỉ giản dị viết xuống những gì ông muốn kể hay nghĩ ra.
Có những chuyện như chuyện những con khỉ đeo vòng bị đi lạc của những người trình diễn các nơi, chuyện Oa khúc (khúc nhạc ếch) là chuyện đàn ếch được huấn luyện để có thể cất giọng cùng một lúc theo lệnh của người dạy chúng, chuyện con vẹt, v.v.. những chuyện mà bây giờ chúng ta thấy rất bình thường.
Chuyên lang y thầy thuốc, chuyện thảo dược cũng được ông nhắc đến qua những chuyện như: Thuốc cường dương, Thuốc gỉải độc, Lương Y hàn thảo, v.v...
Trong một số chuyện tác giả kể người nho sinh lận đận thi hỏng, nên phải chuyển sang buôn bán để mưu sinh. Trong bốn nghề "sĩ, nông, công, thương" ngày trước thì thương gia đứng hạng chót. Sĩ là tầng lớp trí thức, đọc sách nhiều, nông là người chuyên làm ruộng, công là người là nghề thủ công như thợ rèn, thợ dệt, thợ mộc,v.v.. , và thương là người làm nghề buôn bán. Thương đứng hạng chót, bị coi thường nhất vì trong xã hội phong kiến xưa, người xưa cho rằng người buôn hay con buôn là những người chuyên lừa đảo người khác hầu mưu lợi cho mình. Thế nhưng Bồ Tùng Linh đã cho những nhân vật trong một số chuyện bị lận đận về đường sĩ, cũng không thề làm ruộng chân lấm tay bùn, cũng không có cái khéo léo để làm thủ nghiệp, tiến vào đường buôn bán. Tại sao không đi buôn? Với cái vốn thông minh, hiểu rộng, nếu có chút vốn liếng dắt theo thì đây há chẳng là một cơ hội để vượt qua được cái bẫy nghèo hèn vì hỏng thi sao? Những thương sinh do hoàn cảnh này có người lại có chí tiến thủ đến mức buôn bán ở vùng đất mới. Điển hình là chuyện Mã Tuấn trong Chợ biển La Sát. Mã tuấn tượng trưng cho một nhà thương gia lý tưởng mà Bồ Tùnh Linh đã đặt kỳ vọng vào: dám đi buôn, dám mạo hiểm xa xứ, dám áp dụng học thức để đạt được mục đích làm giầu một cách quang minh chính đại. YÙ tưởng đi trước thời đại của Bồ Tùng Linh thật đáng khâm phục.
Cũng phải nói thêm một số chuyện của Bồ Tùng Linh cũng vẽ nên một nhà buôn làm giàu bất chính, quên cả lễ nghĩa liêm sỉ như Kim hòa thượng, dùng sức mạnh đồng tiền để mua chức và làm thân với kẻ có quyền hành, hay như Người bán rượu đất Kim Lăng mỗi lần nấu rược lại bỏ thêm chất độc (?) vào. Một chuyện khác Bồ Tùng Linh lại cho chúng ta thấy cái dằn vặt của một kẻ sĩ coi chuyện buôn bán là một điều khó chấp nhận, dù nhờ buôn bán mà gia đình trở nên giàu có như chuyện Mã sinh trong Hoàng Anh đã trở nên giầu có vì Hoàng Anh, vợ Mã sinh đã trồng Cúc và bán Cúc rất thành công.
Tóm lại
Quả thật trong bộ truyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh cái gì cũng có.
Bồ Tùng Linh đáng mệnh danh là người có rất nhiều óc tưởng tượng, biết dùng những câu chuyện thu lượm chung quanh mình và biến chế thành những đoản văn li kì rất hay khiến người đọc phải say mê theo dõi và khi đọc hết một truyện lại muốn đọc tiếp nữa.
Có thể coi Bồ Tùng Linh là một người đi trước thời đại không? Tại sao không?
Ông đã cách mạng hóa người phụ nữ, ông đã cổ võ đức tính trung tín nghĩa đặt nền tảng trên tổ quốc, và gia đình . Ông nói về luật nhân quả, thuyết luân hồi, trần thế, Diêm vương, viễn ảnh thương mại thật dễ dàng thật tự nhiên. Và ông đã có những viễn cảnh khoa học mà ngày nay chúng ta đã thấy là có thật qua những tiến trình nghiên cứu, thử nghiệm với những tiến bộ vượt bực của khoa học.
Trọn bộ Liêu Trai Chí dị.
Mục Lục
* Quyển I
01. Khảo Thành hoàng, 02. Đồng nhân ngữ , 03. Họa bích, 04. Chủng lê , 05. Lao Sơn đạo sĩ , 06. Trường Thanh tăng, 07. Hồ giá nữ, 08. Kiều Na, 09. Yêu thuật, 10. Diệp sinh, 11. Thành tiên , 12. Vương Thành, 13. Thanh Phượng, 14. Họa bì, 15. Cổ nhi, 16. Đổng sinh, 17. Lục phán.* Quyển II
18. Anh Ninh, 19. Nhiếp Tiểu Thíến, 20. Thủy mãng thảo, 21. Phượng Dương sĩ nhân , 22. Châu nhi, 23. Tiểu quan nhân, 24. Hồ Tứ thư , 25. Chúc ông, 26. Hiệp nữ, 27. Tửu hữu , 28. Liên Hương, 29. A Bảo, 30. Nhiệm Tú, 31. Trương Thành, 32. Xảo nương, 33. Phục hồ , 34. Tam tiên, 35. Oa khúc, 36. Thử hý, 37. Triệu Thành hổ, 38. Tiểu nhân , 39. Lương Ngạn.* Quyển III
40. Hồng Ngọc, 41. Lâm Tú nương (Phụ: Lâm Tây Trọng Vân Minh Lâm Tứ nương ký) , 42. Lỗ công nữ, 43. Đạo sĩ, 44. Hồ thị, 45. Vương giả, 46. Trần Vân Thê, 47. Chức Thành (Phụ: Đường Lý Thành Uy Long nữ truyện), 48. Trúc Thanh, 49. Nhạc Trọng , 50. Hương Ngọc (Phụ: Đường Hứa Nghiêu Liễu thị truyện Phụ: Tiết Điều Vô Song truyện) , 51. Đại Nam, 52. Thạch Thanh Hư, 53. Tăng Hữu Vu, 54. Gia Bình công tử , 55. Miêu sinh , 56. Tỷ muội dịch giá, 57. Phiên tăng, 58. Lý Tư giám, 59. Bảo Trú, 60. Thủy tai, 61. Chư Thành Mỗ Giáp, 62. Hý ải.* Quyển IV
63. A Tiêm, 64. Thụy Vân, 65. Long Phi tướng công, 66. San Hô, 67. Ngũ thông (I, II) , 68. Thân thị, 69. Hằng Nương, 70. Cát Cân , 71. Hoàng Anh, 72. Thư si, 73. Tề Thiên đại thánh , 74. Thanh oa thần, 75. Vãn Hà , 76. Bạch Thu Luyện, 77. Kim Hòa thượng, 78. Cái tăng , 79. Chí long, 80. Tiểu kết, 81. Hoắc sinh.* Quyển V
82. Hồ hài, 83. Tục hoàng lương, 84. Tiểu lạp khuyển (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc) , 85. Tân Thập tứ nương, 86. Bạch Liên giáo, 87. Hồ Tứ tướng công , 88. Cừu Đại nương , 89. Lý Bá Ngôn, 90. Hoàng Cửu lang, 91. Kim Lăng nữ tử, 92. Liên Tỏa, 93. Bạch Vu Ngọc , 94. Dạ Xoa quốc, 95. Lão hào, 96. Cơ sinh , 97. Đại lực tướng quân (Phụ lục: Cô thặng tuyết cấu nhất tắc).* Quyển VI
98. Lưu Hải Thạch, 99. Khuyển đăng, 100. Liên Thành, 101. Uông Sĩ Tú, 102. Tiểu Nhị , 103. Canh Nương, 104. Cung Mộng Bật, 105. Hồ thiếp, 106. Lôi tào, 107. Đổ phù, 108. A Hà , 109. Mao hồ, 110 Thanh Mai, 111. Điền Thất lang, 112. La Sát hải thị, 113. Công Tôn Cửu nương, 114. Hồ liên.* Quyển VII
115. Phiên Phiên, 116. Xúc chúc , 117. Hướng Cảo, 118. Cáp dị, 119. Giang Thành, 120. Bát đại vương, 121. Thiệu nữ , 122. Củng tiên, 123. Mai nữ, 124. Quách Tú tài, 125. A Anh, 126. Ngưu Thành Chương, 127. Thanh Nga, 128. Nha Đầu, 129. Dư Đức.* Quyển VIII
130. Phong Tam nương , 131. Hồ mộng , 132. Chương A Đoan, 133. Hoa Cô tử, 134. Tây Hồ chủ, 135. Ngũ Thu Nguyệt , 136. Liên Hoa Công chúa , 137. Lục y nữ , 138. Hà hoa Tam nương tử , 139. Kim Sinh Sắc , 140. Bành Hải Thu , 141. Tân lang , 142. Tiên nhân đảo , 143. Hồ Tứ nương , 144. Tăng thuật , 145. Liễu sinh ,146. Nhiếp Chính ,147. Nhị Thương ,148. Lộc số.* Quyển IX
149. Vân La Công chúa ,150. Chân hậu ,151. Hoạn Nương ,152. A Tú ,153. Tiểu Thúy ,154. Tế Liễu ,155. Chung sinh ,156. Mộng lang ,157. Thiên cung ,158. Oan ngục ,159. Lưu phu nhân , 160. Thần nữ ,161. Tương Quần ,162. La Tổ ,163. Quất thụ ,164. Mộc điêu mỹ nhân ,165. Kim Vĩnh Niên ,166. Hiếu tử ,167. Sư tử ,168. Tử Chàng lệnh.* Quyển X
169. Giả Phụng Trĩ, 170. Tam sinh ,171. Trường Đình ,172. Tịch Phương Bình ,173. Tố Thu , 174. Kiều nữ ,175. Mã Giới Phủ ,176. Vân Thúy Tiên ,177. Nhan thị ,178. Tiểu Tạ ,179. Huệ Phương ,180. Tiêu Thất ,181. Cố sinh ,182. Chu Khắc Xương ,183. Phiên Dương thần ,184. Tiền lưu ,185. Dương ba nhãn ,186. Long hý thù ,187. Dịch quỷ ,188. Tam triều nguyên lão ,189. Dạ minh ,190. Điểu ngữ.* Quyển XI
191. Lăng Giác ,192. Hình Tử Nghi ,193. Lục áp Quan ,194. Trần Tích Cửu ,195. Vu Khử Ác , 196. Phượng Tiên ,197. Đồng khách ,198. Ái Nô ,199. Tiểu Mai ,200. Tích nữ ,201. Trương Hồng Tiệm ,202. Thường Nga ,203. Chử sinh ,204. Hoắc nữ ,205. Bố thương ,206. Bành Nhị Tranh ,207. Khiêu thần ,208. Thiết bố sam pháp ,209. Mỹ nhân thủ ,210. Sơn thần ,211. Khố tuớng quân.* Quyển XII
212. Tư văn lang ,213. Lữ Vô Bệnh ,214. Thôi Mãnh ,215. An Kỳ đảo ,216. Tiết ủy nương , 217. Điền Tử Thành ,218. Vương Quế Am (Phụ: Ký sinh) ,219. Chử Toại Lương ,220. Công Tôn Hạ ,221. Nân Châm ,222. Hoàn hầu ,223. Phấn Điệp , 224. Cẩm Sắt , 225. Phòng Văn Thục , 226. Hoạn xà , 227. Cuồng sinh , 228. Tôn Tất Chấn , 229. Trương Bất Lượng (Phụ: Ngô Bảo Nhai Khoáng Viên Trần Diệm Tạp chí nhất tắc) 230. Hồng mao chiên , 231. Phụ thi , 232. Cúc Dược Như , 233. Đạo hộ.* Quyển XIII
234. Thâu đào , 235. Khẩu kỹ , 236. Vương Lan , 237. Hải Công tử , 238. Đinh Tiền Khê , 239. Nghĩa thử , 240. Thi biến , 241. Phún thủy , 242. Sơn tiêu , 243. Kiều trung quái , 244. Vương Lục lang , 245. Xà nhân , 246. Bộc thần , 247. Tăng nghiệt , 248. Tam sinh , 249. Cảnh Thập bát , 250. Trạch yêu , 251. Tứ thập thiên , 252. Cửu sơn vương , 253. La Thủy hồ , 254. Thiểm Hữu Mỗ Công , 255. Tư trát lại , 256. Tư huấn , 257. Đoàn thị , 258. Hồ nữ , 259. Vương Đại , 260. Nam thiếp , 261. Uông Khả Thụ , 262. Vương Thập , 263. Nhị Ban , 264. Mộ duyên , 265. Phùng mộc tượng , 266. Chiếm tiên , 267. Nê thư sinh , 268. Kiển thường trái , 269. Khu quái , 270. Tần sinh , 271. Cục trá (I, II, III) , 272. Tào Tháo trủng , 273. Mạ áp , 274. Nhân yêu , 275. Vi Công tử , 276. Đỗ Tiểu Lôi , 277. Cổ bình , 278. Tần Cối.* Quyển XIV
279. Yên Chi , 280. Vũ tiền , 281. Song đăng , 282. Thiếp kích tặc (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc) , 283. Tróc hổ xạ quỷ , 284. Quỷ tác diên , 285. Diêm La , 286. Hàn nguyệt phù dung , 287. Dương Vũ hầu (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc) , 288. Tửu cuồng , 289. Vũ kỹ , 290. Cù dục , 291. Thương Tam Quan , 292. Tây tăng , 293. Nê quỷ , 294. Mộng biệt , 295. Tô tiên , 296. Đơn đạo sĩ , 297. Ngũ cổ Đại phu (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc) , 298. Hắc thú , 299. Phong Đô Ngự sử , 300. Đại nhân , 301. Liễu Tú tài , 302. Đổng Công tử , 303. Lãnh sinh , 304. Hồ trừng dâm , 305. Sơn thị , 306. Tôn sinh , 307. Nghi Thủy Tú tài , 308. Tử tăng
309. Ngưu phi , 310. Kính thính , 311. Ngưu hoàng , 312. Chu Tam , 313. Lưu tính (Phụ: Truy Xuyên chí Nghĩa hậu truyện nhất tắc). 314. Khố quan , 315. Kim Cô phu , 316. Tửu trùng , 317. Nghĩa khuyển , 318. Nhạc thần , 319. Ưng hổ thần , 320. Hột thạch (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc) , 321. Miếu quỷ , 322. Địa chấn , 323. Trương lão tướng Công , 324. Tạo súc , 325. Khoái đao , 326. Phần Châu hồ , 327. Long tam tắc , 328. Giang trung , 329. Hý thuật nhị tắc , 330. Mỗ Giáp , 331. Cù Châu tam quái , 332. Chiết lâu nhân , 333. Đại yết , 334. Hắc quỷ , 335. Xa phu , 336. Kỳ quỷ , 337. Đầu cổn , 338. Quả báo nhị tắc , 339. Long nhục.* Quyển XV
340. Niệm ương , 341. Vũ Hiếu Liêm (Phụ: Hoắc Tiểu Ngọc truyện) , 342. Diêm Vương , 343. Bố khách , 344. Nông nhân , 345. Trường Trị nữ tử , 346. Thổ ngẫu , 347. Lê thị , 348. Liễu thị tử , 349. Thượng tiên , 350. Hầu Tĩnh Sơn , 351. Quách sinh , 352. Thiệu Sĩ Mai (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc Phụ: Lục Thứ Sơn tiên sinh Thiệu Sĩ Mai truyện) , 353. Thiệu Lâm Tri , 354. Đơn phụ tể , 355. Diêm La hoăng , 356. Điên đạo nhân , 357. Quy lệnh , 358. Diêm La yến , 359. Họa mã , 360. Phóng điệp , 361. Quỷ thê , 362. Y thuật , 363. Hạ tuyết nhị tắc , 364. Hà tiên , 365. Lộ lệnh , 366. Hà Gian sinh , 367. Đỗ ông , 368. Lâm thị , 369. Đại thử , 370. Hồ đại Cô , 371. Lang tam tắc , 372. Dược tăng, 373. Thái y , 374. Nông phụ (Phụ: Kiếm hiệp nữ ẩn nương truyện) , 375. Quách An , 376. Tra Nha sơn động , 377. Nghĩa khuyển , 378. Dương Đại Hồng , 379. Trương Cống sĩ (Phụ: Trì bác ngẫu đàm nhất tắc) , 380. Cái tiên , 381. Nhĩ trung nhân , 382. Giảo quỷ , 383. Tróc hồ , 384. Trảm mãng , 385. Dã cẩu , 386. Hồ nhập bình , 387. Vu giang , 388. Chân Định nữ , 389. Tiêu Minh , 390. Trạch yêu, 391. Linh quan.* Quyển XVI
392. Tế Hầu , 393. Chân sinh , 394. Thang Công , 395. Vương hóa lang , 396. Kham dư , 397. Đậu thị , 398. Lưu Lưọng Thái , 399. Ngã quỷ , 400. Khảo tệ ty , 401. Lý sinh , 402. Tưởng Thái sử (Phụ: Trì bắc ngẫu đàm nhất tắc) , 403. Ấp nhân , 404. Vu Trung thừa , 405. Vương Tử An , 406. Mục nhụ , 407. Kim Lăng Ất , 408. Chiết ngục nhị tắc , 409. Cầm hiệp , 410. Hồng , 411. Tượng , 412. Tử Hoa hòa thượng , 413. Mỗ Ất , 414. Xú hồ , 415. Tiền bốc vu , 416. Diêu An , 417. Thái vi ông , 418. Thi nghiệt , 419. Mao Đại Phúc , 420. Bộc thần , 421. Lý Bát Hồng , 422. Lão Long thuyền hộ , 423. Nguyên Thiếu tiên sinh , 424. Chu sinh , 425. Lưu Toàn , 426. Hàn Phương , 427. Thái Nguyên ngục , 428. Tân Trịnh ngục , 429. Chiết Đông sinh , 430. Bát Hung nữ , 431. Nhất viên quan , 432. Hoa thần (Phụ lục ngũ tắc).* Liêu Trai chí dị thập di
01. Hoàng Tịnh Nam; 02. Dụ quỷ , 03. Tấn nhân , 04. Nữ quỷ , 05. Nam sinh tử
06. Quỷ tân , 07. Xà tịch , 08. Kim đầu đà , 09. Ái tài , 10 Thương phụ , 11. Long ngũ tắc , 12. Bạch Liên giáo, 13. Quỷ lại , 14. Yết khách , 15. Tôn Hóa thự hồ
16. Ngô lệnh , 17. Đố dịch, 18. Tạo lệ, 19. Trư bà long , 20. Nguyên bảo , 21. Vu Tử Du , 22. Lý Tượng Tiên đệ , 23. Vũ Di , 24. Huyền âm trì , 25. Ngưu độc , 26. Trĩ Xuyên ký , 27. Ngoại quốc nhân , 28. Trập xà , 29. Bao thị bộc , 30. Huy tục
31. Nguyên tục , 32. Nghĩa mã , 33. Vệ Sư Hồi , 34. Lôi Công , 35. Quỷ trấp tứ tắc
36. Phú ông , 37. Bác thác ổn , 38. Thạch trung xà yết , 39. Kinh Nương mộ , 40. Nhân sinh vĩ , 41. Ngọc Nhi , 42. Đường lang , 43. Ải quỷ , 44. Nịch tử quỷ
45. Vương thị kim mã , 46. Vương Vân Hạc , 47. Trần Hy Di linh cốt , 48. Hồ nhị tắc , 49. Khôi tinh , 50. Tàng sắt , 51. Sắt dị , 52. Sưu trường , 53. Sơn tiêu , 54. Thiên tứ phu nhân , 55. Noãn dị , 56. Tam Cô miếu , 57. Ma Cô khất thụ, 58. Tiểu quan , 59. Qua Thập Ha mã , 60. Bất thục nhi dựng , 61. Oa hóa thử , 62. Lư phúc dị vật , 63. Trư dị , 64. Quảng Ninh tự chung thanh , 65. Kê Trạch thần biến , 66. Oan báo , 67. Khuyển gian , 68. Lý Đàn Tư.
Sóng Việt Đàm GiangGhi chú.
02 April 2010Theo tài liệu thì chuyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh đã được dịch và in rời sớm nhất là từ năm 1901 tại Việt Nam, và được đăng trong báo Nông Cổ Mín Đàn. Tuy nhiên tài liệu cũng cho thấy một số chuyện đã được học giả Huình Tịch Của phỏng dịch và viết trong Chuyện Giải Buồn từ năm 1885.
["Chuyện giải buồn" của Huình Tịnh Của gồm 112 truyện thì có tới 70 truyện được dịch từ Liêu trai chí dị, nhưng tác giả lại chủ tâm chọn dịch những chuyện phản ảnh con người đời thường và các mối quan hệ của họ trong cuộc sống trần tục (Chuyện voi, Chuyện tên Ất, Chuyện tên Giáp, Địa ngục miền dương gian...) chứ không phải những chuyện hồ ly, thư sinh, mộng mị mang nhiều yếu tố kỳ lạ chiếm phần lớn trong kho truyện Liêu trai chí dị."]
(trích trong Quan niệm của một số cây bút văn xuôi cuối thế kỷ 19- Cao Thị Hảo).
[ Trở Về ]