Chim
Việt Cành Nam [
Trở
Về ]
[Trang chủ ]
[ Tác giả ]
|
|
Dịp
Tết thư nhàn, mời quý tao nhân mặc khách thưởng thức cảnh
tượng và khí vị mùa xuân vô vàn hấp dẫn
qua những áng thơ Nôm tương truyền của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. |
|
|
Bấy lâu nay, rất nhiều
tài liệu cho rằng danh hiệu bà chúa thơ Nôm dùng để
tôn vinh Hồ Xuân Hương vốn do thi sĩ Xuân Diệu (1916 - 1985)
tạo nên. Bình giảng thơ "người Cổ Nguyệt" trong nhà trường,
không ít giáo viên ngữ văn cũng nói vậy. Song sự thật lại
chẳng phải vậy!
Tiểu luận Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm do Xuân Diệu biên soạn và công bố trên tạp chí Văn Nghệ ấn hành tại Hà Nội tháng 1-1959, sau đó được sửa chữa lẫn bổ sung để đưa vào nhiều sách khác nhau. Cuối tiểu luận, Xuân Diệu cẩn thận cước chú thời gian chấp bút: "tháng 12-1958". Trước đấy khá lâu, năm 1950, NXB Cây Thông ở Hà Nội từng in cuốn Thân thế và thi ca Hồ Xuân Hương. Sách này của Lê Tâm, với tiêu đề phụ ghi rõ: Bà chúa thơ Nôm. Danh hiệu bà chúa thơ Nôm quả rất phù hợp với tính cách, rất xứng đáng với tầm vóc nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Tới nay, mặc dầu giới nghiên cứu đã phát hiện thêm mảng thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương gồm tập Lưu hương ký cùng một số bài khác nữa, nhưng tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm thức quảng đại quần chúng vẫn là mảng thơ Nôm sắc sảo tài hoa. Ấy là những bài thơ được dân gian truyền tụng tự bao đời như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Hang Thánh Hóa, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày, v.v. Phải chăng loạt thơ Nôm độc đáo "vô tiền khoáng hậu" kia đích xác của Hồ Xuân Hương? Về phương diện văn bản học, trường hợp này quá khó kết luận. Ngay cả tiểu sử nữ sĩ, hiện vẫn tồn tại lắm điều chưa tỏ tường. Thậm chí, xuất hiện ý kiến ngờ vực rằng thơ Nôm được gán cho Hồ Xuân Hương thực chất là hiện tượng "sáng tác tập thể". |
|
Với bà chúa thơ
Nôm, vấn đề xác minh tiểu sử tác giả, khảo sát nội
dung lẫn hình thức tác phẩm để sàng lọc, phục hồi, giải
thích, bình luận, chắc chắn sẽ còn tiếp diễn dài dài và
khó đạt được sự nhất trí trong giới nghiên cứu văn học.
Thôi thì nhân dịp Tết Nguyên đán, trên cơ sở các áng thơ
Nôm tương truyền của Hồ Xuân Hương được lưu hành rộng
rãi, chúng ta tò mò tọc mạch lẩy dăm câu, trích đôi đoạn
chứa chữ
xuân nhằm mua vui chốc lát.
Êm ái chiều xuân
tới Khán đài,
Bài thơ Chơi đài Khán Xuân khai đề sao lành thế? Do đó, thiên hạ bán tín bán nghi: nữ sĩ họ Hồ bao giờ cũng sôi nổi, rạo rực cực kỳ, làm gì chẳng bợn chút trần ai nhỉ? Không ít kẻ đồ rằng đấy là giọng man mác u hoài chính hiệu Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng cũng có người bảo chuông gầm sóng với nước lộn trời ở cặp câu thực toát hơi hám Hồ Xuân Hương. Phong cách bà chúa thơ Nôm hiển lộ rõ ở cặp câu kết. Đây, khổ cuối: Bể ái nghìn trùng
khôn tát cạn,
Điều bất ngờ là bốn dòng cuối của bài thơ Chơi đài Khán Xuân rất giống đoạn kết bài bát cú Thích câu trong Hồng Đức quốc âm thi tập: Bể thảm muôn tầm
mong tát cạn,
Vậy bài nào là "phó bản" của bài nào? Theo quan niệm dân gian, cái khí cốt của Hồ Xuân Hương không chịu tĩnh, mà động, rất động: Xiên ngang mặt đất,
rêu từng đám,
Đấy, ngay khi một mình đối bóng, giọng nữ sĩ không não nuột u hoài mà trúc trắc u ẩn: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mùa xuân, theo Hồ Xuân Hương, cũng tăng tốc dịch chuyển tương tự dệt cửi. |
|
Mùa xuân là một chu
kỳ trong sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên. Qua thơ
bà
chúa thơ Nôm, mùa xuân chuyển dịch theo quỹ đạo tâm
lý. Với nữ sĩ, mùa xuân hừng hực cá tính và dồi dào sinh
lực đã hiện thân thành cả khối tình:
Gan nghĩa dãi ra cùng
tuế nguyệt,
Ngắm nghía đá ông Chồng bà Chồng, Hồ Xuân Hương hào hứng phả tình vào đá. Và tình đá vụt hóa tình xuân. Đọc bài thơ này, Xuân Diệu ngợi ca rằng bà chúa thơ Nôm còn là nữ nghệ sĩ tạo hình trác tuyệt: "Một nhà điêu khắc truyền cả hơi sống, cả tình yêu vào đá, đến nỗi đá cũng ửng hồng lên như có máu chạy: đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó dãi ra, nó cọ mài, nó già dặn tình xuân". Có thể nói rằng Hồ Xuân Hương là nữ nghệ sĩ tạo hình lẫn tạo... tình. Vừa kỳ công, vừa tuyệt thú, bà chúa thơ Nôm biến cảm xúc mùa xuân tưởng chừng khó nắm bắt thành vật thể gồ ghề góc cạnh, dày dày mảng khối, tươi tắn sắc màu: Đôi lứa như in tờ
giấy trắng,
Tình xuân được hữu thể hóa, thành "cái", thành "con", đậm đặc dập dồn hồn nhiên liên tục: Xuân này nào phải
cái xuân xưa,
Vậy mới phơi phới, ngây ngất, hoan lạc. Xót thương thay những ai, vì lý do thiên tạo hoặc nhân tạo, không được thụ hưởng hạnh phúc tót vời của đời sống thế trần, bởi: Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu! |
|
Một bài thơ của Hồ
Xuân Hương náo nức không khí hội xuân từ đầu đến cuối:
Đánh
đu. Đặc biệt, cặp thực và cặp luận tạo hoạt cảnh
rực rỡ màu sắc, rộn ràng âm thanh, nhộn nhịp hành động
và được diễn đạt bằng bút pháp hàm súc:
Trai du gối hạc, khom
khom gật,
Sách Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương do Lê Trí Viễn chủ biên (Sở Giáo dục Nghĩa Bình ấn hành năm 1987) nhận xét: "Đây là bức tranh sống động, tuyệt mỹ. Tất nhiên Xuân Hương không dừng ở tả thực. Hiểu theo nghĩa ngầm, người đẹp không thấy thô mà vẫn là vẻ đẹp trong sáng". Qua cuốn Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999), Đỗ Lai Thúy bình chú: "Thiên tài Hồ Xuân Hương là miêu tả cảnh đánh đu rất đẹp, đầy hình ảnh, màu sắc, động tác gợi được không khí xuân. Vẻ đẹp của thân thể con người cũng được miêu tả gợi cảm. Đồng thời, bằng tài nghệ của mình, nhà thơ đã dựng lên nghĩa lấp lửng, phục nguyên được ý nghĩa phồn thực của trò chơi đánh đu". Cái gọi là "nghĩa ngầm", "nghĩa lấp lửng" đã tạo nên sức cuốn hút của bài thơ Đánh đu nói riêng, của hầu hết tác phẩm do Hồ Xuân Hương sáng tác nói chung. Đó là chỗ "biên giới của tiếng nói" như Nguyên Sa (1932 - 1998) luận bàn: "Đi chậm một bước, ta không tới; đi quá một bước, ta bị ngã gục vì rơi vào chỗ phản bội thi ca". Gặp trường hợp cần phân tích Đánh đu, nhiều người chọn giải pháp an toàn: đi... vòng. Mà giỏi vòng vo kiểu gì, đến lúc chạm đôi câu kết, thiên hạ phải đành đứng phắt mà bật cười hổn hển: Chơi xuân đã biết
xuân chăng tá?
|
|
Một bài thơ khác của
Hồ Xuân Hương tuy chẳng chứa từ xuân, song vẫn đậm đà
khí vị hội xuân: Động Hương Tích. Địa danh này chỉ
thắng cảnh trung tâm quần thể di tích lịch sử - văn hóa
nổi tiếng cả nước: chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, tỉnh
Hà Tây, từ ngày 1-8-2008 sáp nhập vào địa bàn thành phố
Hà Nội. Chùa ấy là nơi khách thập phương nô nức trẩy
hội mỗi dịp xuân về.
Bày đặt kìa ai khéo
khéo phòm,
Lại khéo khéo. Lại lỗ. Nghĩa là đã sẵn sàng môi trường thuận lợi cho cả hoạt cảnh hấp dẫn tương tự Đánh đu. Thì đây: Người quen cõi Phật,
chen chân xọc,
Trạo là cái chèo. Con thuyền vô trạo là chiếc xuồng chẳng có mái chèo. Thuyền không chèo thì tha hồ ngược xuôi mải miết giữa dòng vô ngạn. Dòng đó gọi là hữu tình, là hữu ái, là xuân. Cặp câu luận trong bài thơ này và bài thơ Hang Cắc Cớ tương truyền cũng của Hồ Xuân Hương sao hao hao nhau: Giọt nước hữu tình
rơi lõm bõm,
Hang Cắc Cớ ở chùa Thầy thuộc huyện Quốc Oai, cùng tỉnh Hà Tây, từ ngày 1-8-2008 cũng sáp nhập vào địa bàn thành phố Hà Nội, là nơi du xuân đầy hào hứng cho trai gái thanh tân như câu hát dân gian lưu truyền: Gái chưa chồng luyến
hang Cắc Cớ,
Cả hai bài thơ đều dùng tử vận om. Nhưng dưới ngòi bút Hồ Xuân Hương lẫy lừng "thi trung hữu quỷ" - khiến Tản Đà (1888 - 1939) từng giật mình than - thì cái vần hiểm hóc kia không gò bó mạch thơ, trái lại còn khai phóng thi tứ một cách ngoạn mục. Cùng với thủ pháp điệp âm, điệp thanh, điệp vận, bà chúa thơ Nôm còn rất cao tay khi tung chiêu sở trường: nói lái bất ngờ, dí dỏm, tinh nghịch. Bài Động Hương Tích kết thúc: Lâm tuyền quyến cả
phồn hoa lại,
Bài Hang Cắc Cớ khép lại đầy... cắc cớ: Khen ai đẽo đá tài
xuyên tạc,
Thoải mái chơi xuân cùng bà chúa thơ Nôm, càng thêm khoái chá nếu nhận chân rằng chính người Cổ Nguyệt là nguồn xuân phơi phới vô cùng vô tận. Đã
đăng:
Tài Hoa Trẻ 247 (22-1-2003) Thế Giới Mới 771 (Tết Nhâm Tý 2008) |
|