Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ] [ Tác
giả ]
|
|
Nữ
đạo diễn Bạch Diệp vừa qua đời ngày 17-6-2014 sau một
thời gian dài trị liệu bệnh ung thư, bà hưởng thọ 85 tuổi,
là một nữ đạo diễn thế hệ đầu tiên Việt Nam với phim
đầu tiên Trần Quốc Toản ra quân và hai phim truyện Ngày
lễ thánh và Huyền thoại mẹ do diễn viên danh tiếng Trà
Giang đóng vai chính đều được giải thưởng Bông Sen Bạc.
Bà còn là dạo diễn nhiều phim nổi tiếng khác như Người
về đồng cói, Câu chuyện làng dừa, Người chưa biết nói,
Ai giận ai thương.. bà có tên trong Bách Khoa Toàn Thư Điện
Ảnh Liên Xô và năm 2008 kỷ niệm 55 ngày Điện Ảnh Việt
Nam bà là một trong 11 nghệ sĩ điện ảnh đương đại được
tôn vinh.
Nhưng bà được mọi người biết đến hơn nữa vì bà là người thơ, là vợ của " Hoàng Tử Thi Ca Việt Nam " mối tình duy nhất có cưới hỏi nhưng chỉ được sáu tháng, hai người chia tay, để lại cho Xuân Diệu những bài thơ, bi thương, cay đắng, đau khổ vô cùng. Những năm gần đây bà có tiết lộ trên báo chí những nguyên nhân đổ vỡ của mối tình ấy và sau đó có những bài báo xúc phạm nặng nề đến danh dự nhà thơ Xuân Diệu và cả nhà thơ Huy Cận. Là người được nhà thơ Xuân Diệu ký thác di cảo tâm sự, tôi chờ đợi đến ngày bà Bạch Diệp qua đời 33 năm sau ngày Xuân Diệu qua đời, để mở lại những trang thơ di cảo Xuân Diệu. Xuân Diệu nói gì về mối tình mình, những trang thơ di cảo của ông là một lời biện minh sáng tỏ. Điều gì mà ông cho rằng như : chiếc dao cắm giữa lòng, ai cắm chiếc dao giữa lòng ông ?. Điều gì mà ông cho rằng : người mà ông yêu thương nhất lại là kẻ tàn sát nhất, không nới tay như cầm gươm sắt, chẳng mũi lòng khi nghe tiếng khóc của ta ? Những bài thơ nào đã phản bác lại lời kể bà Bạch Diệp ? Ai là người sinh ra trên cõi đời, được toàn vẹn, đạo hạnh, không tội lỗi hãy ném viên đá đầu tiên ? Nhà thơ để lại cho đời những áng thơ tuyệt tác, chúng ta yêu thơ, chúng ta bàn về tác phẩm bằng trí não, bằng thi hứng, bằng sáng tạo nhà thơ đã để lại cho đời . Chúng ta biết ơn nhà thơ đã để lại cho đời những bài thơ tuyệt tác. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, sáng tác riêng về thơ tình 600 bài ông bao trùm mọi góc cạnh của tình yêu, tùy theo sở thích mỗi người : người đang nhớ nhung có thể thấy lòng mình những bài thơ tuyệt tác về tương tư, người đang xa cách có thể thấy hàng chục bài thơ nói về xa cách, người yêu âm nhạc có thể thấy Xuân Diệu là một nhạc sĩ đầy rung cảm, người yêu hoa có thể thấy thơ Xuân Diệu đầy sắc màu của hoa… Chớ nên như người mù sờ voi, chỉ có chủ tâm sờ đuôi voi , hí hửng khi sờ vào cái " đuôi voi ", thậm chí sờ vào phân voi.. xem như một khám phá mới. Nếu Thúy Kiều từ những ngày còn thơ, đã phổ vào đời mình Cung đàn bạc mệnh, thì Xuân Diệu từ những ngày còn thơ đã phổ vào đời mình Vần thơ ly biệt : Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt, khu vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài. Hay Hoa nở để mà tàn. Trăng tròn để mà khuyết, Bèo hợp để chia tan. Người gần để ly biệt. Lạ lùng thay Xuân Diệu chưa yêu đã nói đến biệt ly như một định mệnh, để rồi bao nhiêu người yêu như mây như gió thoáng qua đời mình rồi cũng ly biệt. Ai là giai nhân ? : " Mê nàng bao nhiêu người làm thơ ", các chàng thư sinh thi sĩ một thời phải " đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ ". " Em là gái bên song cửa, anh là mây bốn phương trời, anh theo cánh gió chơi vơi, em vẫn ngồi bên nhung lụa ".và nhiều bài thơ khác mang sắc màu hoa cúc… Giai nhân được tả bằng những câu thơ đẹp nhất thế kỷ : " Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời . " Tôi có thời gian ở hơn 10 năm bên Công Viên Montsouris Paris, cạnh nhà bà, là người sưu tập tác phẩm bà và có chân trong Hội bạn nhà điêu khắc và tôi đã từng có dịp đưa các thi nhân từ trong nước sang thăm lại người xưa, người ấy là Điêu khắc gia Điềm Phùng Thị nhủ danh Phùng thị Cúc. Nay bà còn để lại một Viện Bảo Tàng Điêu Khắc tại Huế và hơn 40 tượng đài khắp nước Pháp. Tuổi thơ ấu, tâm hồn Xuân Diệu bị tổn thương vì hai cuộc chia ly : Cuộc chia ly người mẹ sinh ra mình ở Bình Định để về Hà Tĩnh với bà cả, nhà thơ không yêu mến, mẹ ruột đến thăm chỉ nhìn con từ xa. Sau 1954 bà mẹ thương con vượt sông Bến Hải ra sống với Xuân Diệu bà sống đến năm 1962. Cuộc chia ly thứ hai với chị Bốn Nhữ, người bảo bọc chăm sóc nhà thơ từ thuở chào đời, khi còn bé chị phải đi xuống Dã, nhà thơ chạy theo khóc sợ chị đi lấy chồng bỏ em, sau năm 1975 nhà thơ mới trở về đi Plây Cu thăm chị. Hai biến cố quan trọng ấy đã ảnh hưởng đến tinh thần Xuân Diệu. Từ đó cuộc chia ly nào cũng để lại trong lòng nhà thơ một xúc cảm đau đớn, ngày chia tay với Xuân Diệu sau một tháng ở Paris năm 1981, tôi đã cảm nhận điều đó. Trong thư gửi tôi ông viết : Nhất Uyên ơi, XD có một sự xúc cảm lệch, mỗi tình cảm đều có thể trở thành một đau đớn cho XD. Ta nhớ nhau mãi mãi (Thư XD gửi Nhất Uyên ngày 30-9-1981) Đạo Diễn Bạch Diệp tên thật là Nguyễn Thanh Tâm sinh năm 1929 tại Hà Nội. Lên 6 tuổi học trường Saint Dominique tại Hải Phòng. Năm 1941 gia đình dọn sang Hải Dương, tham gia Tổng Khởi nghĩa phụ trách Hội Phụ Nữ Cứu Quốc, hoạt động Tỉnh Hội và trong thường vụ Liên Khu III. Từ sau năm 1955 chuyển về làm báo Nhân Dân. Năm 1956 Tổng Biên Tập Hoàng Tùng mai mối bà cùng nhà thơ Xuân Diệu lúc đó bà 27 tuổi và Xuân Diệu đã 40 tuổi. Tháng 4 năm 1958 hai người kết hôn tại cơ quan, nhà văn Đặng Thái Mai, Viện Trưởng Viện Văn Học làm chủ hôn, nhưng vì lý do nào đó lại không làm giấy tờ.. Tháng 10-1958 bà Bạch Diệp dứt khoát chia tay Xuân Diệu về lại nhà cha mẹ. Hai người cùng khóc . Năm 1958 bà học khóa Đạo Diễn do Bộ Văn Hóa Thông Tin dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Liên Xô tốt nghiệp năm 1963, bà về làm hãng Phim Truyện Việt Nam. Tác phẩm đầu tay Trần Quyốc Toản ra quân được giải Bông Sen Bạc, trong Liên Hoan phim Việt Nam. Bà thực hiện nhiều phim giá trị. Năm 1975 bà kết hôn cùng ông Nguyễn Đức Tường, nhưng không con cái, 15 năm sau ông mất. Bà về hưu năm 1992, năm 1997 được phong danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự đỗ vỡ cho tình yêu, Xuân Diệu sống cùng mẹ tầng dưới, nhà thơ Huy Cận sống tầng trên, vợ là Xuân Như em cùng mẹ khác cha Xuân Diệu. Bạch Diệp là một phụ nữ bản lãnh, những người làm việc cùng đạo diễn Bạch Diệp, đều công nhận bà là người thích sự hoàn hảo, bà thích chủ động trong phim trường điều khiển bao nhiêu diễn viên, nhân viên, sáng tạo và thực hiện kịch bản, bà khắc khe trong công việc làm cho hoàn hảo, cũng như trong đời sống, Xuân Diệu tìm đến một người yêu là một nàng thơ dịu dàng, cho ông một nguồn thi hứng, hai người gặp nhau : hai bản lĩnh khác nhau, đến trong cái không khí chật chội thời Hà Nội thiếu thốn sau chiến tranh, Bạch Diệp đến trong gia đình ở chung với bà mẹ Xuân Diệu, không có một không gian riêng cho đôi tình nhân, một tình bạn đã hiện diện giữa Xuân Diệu và Huy Cận, cả hai gia đình đều đỗ vỡ. Đằng sau một nhà văn lớn, cần thiết một phụ nữ đảm đương tất cả mọi công việc, hiểu chồng và hiểu mọi công việc của chồng chia sẽ cùng chồng trong niềm vui sáng tạo. Xuân Diệu không có cái may mắn của Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, tôi có những dịp hè về dã thự Cam Tuyền, sống bên cạnh gia đình Bác Hãn, càng kính phục Bác Hãn bao nhiêu thì càng kính phục Bác gái bấy nhiêu, bác gái là một dược sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam, bác đảm đang mọi việc từ sinh sống gia đình, bếp núc, miếng ăn giấc ngủ cho chồng đến từng trang bản thảo của chồng bác quí hơn cả vàng, cả chuyện đất nước nhà thuốc Tây của bác gái tại Hà Nội, là nơi cung cấp thuốc men cho kháng chiến. Suốt đời ở Paris bác Hãn cũng dành hết thì giờ làm công việc nghiên cứu di sản văn học Hán Nôm Việt Nam.. Bác gái hiểu chồng, khi chồng đầu tư cả công sức vào việc trí tuệ , nghiên cứu, những hoạt động tình dục có phần giảm sút.. Với Xuân Diệu chúng ta không nên bàn đến chuyện riêng tư cá nhân, mà chỉ nên nói đến thi ca. Bạch Diệp không phải là người sinh ra để làm nàng thơ, mà để trở thành đạo diễn để điều khiển những " nàng thơ " như nghệ sĩ ưu tú Trà Giang trong tác phẩm của mình. Bạch Diệp đã để lại cho Xuân Diệu một nguồn cảm hứng vô tận. Năm 2011 tôi có gửi tặng bà quyển Tự Điển Tình yêu Xuân Diệu, qua đạo diễn Lê Hồng Chương, Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam tại Paris, có lẽ là những ngày cuối đời bà đã đọc được toàn bộ những bài thơ Xuân Diệu viết cho bà, những bài thơ hạnh phúc và những bài thơ cay đắng. : Mai sau dù có bao giờ , em ngồi đọc lại chùm thơ đắng này. Có ai trên trái dất này, Yêu em sâu thẳm như ngày anh yêu. Sau cuộc tình Xuân Diệu nhớ lại chuyện cũ và làm thơ tình, hàng trăm bài thơ tình Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp trong di cảo thơ Xuân Diệu. Chúng ta hãy đọc vài bài thơ tình Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp : THƯƠNG MẾN ĐẦU TIÊN Đêm thanh trời đất
lắng nghiêng tai
Tình yêu là buổi
tiệc muôn ngon
Nhưng xa hơn cả mọi
chân trời
Em ơi ! đẹp nhất
khi con suối
VÀO TRONG SA MẠC Đã lâu đời anh ở
trong sa mạc :
Anh đi vào xa vắng
lắm em ơi !
Anh là kẻ đắm mình
trong nhân loại
Bỗng xa xa nghe tiếng
gọi của em,
" Anh thương yêu "
thư em về viết thế,
HÃY CÒN CHƯA GIẢI HẾT THƯƠNG YÊU Hãy còn chưa giải
hết thương yêu
Lắm lúc xa em bỗng
giật mình,
Thu đến như hao lá
bớt dày,
Muốn nói yêu em đến
ruột rà,
Bài thơ Anh đi công tác tả cảnh Xuân Diệu đi công tác một tuần xa, dặn dò Bạch Diệp ở nhà với bà má Xuân Diệu, năm đó Bạch Diệp học trường Điện Ảnh tại Hà Nội do chuyên gia Liên Xô dạy: ANH ĐI CÔNG TÁC Anh đi công tác một
tuần xa,
Em hãy cùng ăn cơm
với má,
Sách đặt trên bàn
em mở xem,
Áo anh còn đứt mấy
khuy, xin
Ít thức ăn khô anh
sắp sẵn,
Suốt một tuần qua
làm việc mệt,
Thơ Xuân Diệu có rất nhiều bài thơ viết về hoa. Theo bà Bạch Diệp: "Ông giống tôi một điểm, rất thích hoa, nên trong phòng luôn luôn có hoa tươi, thường thì là hoa hồng vàng." Ta thử đọc bài Hoa ngọc trâm bài thơ viết đêm tân hôn. HOA NGỌC TRÂM Anh tặng cho em hoa
ngọc trâm
Lá biếc đơn sơ cánh
nuột nà,
Hoa giúp cho anh tỏ
mối tình,
Từ ấy anh yêu hoa
ngọc trâm,
Xuân Diệu có bốn tập di cảo Mai , Lan, Cúc, Trúc. Xuân Diệu còn đặt tên cho tập thơ Trúc là Bức Tượng, tên một bài thơ. Xuân Diệu làm thơ như có cảm tưởng mình là một nhà điêu khắc: Từ thuở yêu em ngay sau buổi đầu tiên. Anh đã tạc hình ảnh em trên nền trời thương nhớ. BỨC TƯỢNG Em đến thăm anh trên
đôi dép cao su
Anh đã gặp em ở
một bến đò
Anh đã gặp em ở
chân ngọn núi xanh
Anh đã gặp em bên
bờ biển sóng xao
Anh đã gặp em dưới
một trời sao
Từ lúc yêu em ngay
sau buổi đầu tiên
Em đến thăm anh trên
đôi dép cao su
Bài thơ Đổi trao, đặt cho ta nghi vấn về những tiết lộ bà Bạch Diệp, không có chuyện gì xảy ra trong 6 tháng sống chung giữa hai người. ĐổI TRAO Đêm qua mới thật
là đêm
Hai ta đã đổi trao
hồn,
Tìm nhau mãi giữa
bầu đêm
Hàng trăm bài thơ Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp, khó mà tóm lược hết tình yêu Xuân Diệu cho Bạch Diệp trong một vài trang giấy, mỗi hành động, mỗi việc làm Bạch Diệp cho Xuân Diệu đều thành thơ. Cơm áo không đùa với khách thơ, từng trái cam, trái táo, chiếc kẹo, cái bánh, con cá, bữa ăn, cái quạt, cái áo, cái chén.. bao nhiêu cánh hoa người yêu tặng cũng thành thơ. Chỉ một mục Tình Hoa thôi, Xuân Diệu viết đến 18 bài thơ về hoa tặng người yêu và người yêu tặng.. Xuân Diệu là người tinh tế để ý từng chi tiết, từng điều nhỏ nhặt, đừng tưởng Xuân Diệu ru với gió và vơ vẫn cùng mây, tách rời thực tế, mà tất cả thực tế đã thành thơ trong thơ Xuân Diệu.. Tôi sẽ trở lại trong từng đề mục. Ngược lại với Sử thi Iliade chỉ tả cuộc chiến thành Troie trong 42 ngày nhưng qua đó là mười năm chiến cuộc. Sáu tháng cuộc tình Xuân Diệu - Bạch Diệp trở thành đề tài thơ ông viết 30 năm. Tôi phải mất 3 năm để sắp xếp lại viết thành tự điển. Đã lâu rồi Xuân Diệu đã chết, người thi sĩ đã chết, như con chim ứa máu hót khúc ca cuối cùng, như con chim bồ nông rút ruột rút gan cho con ăn, người thi sĩ rút tinh huyết, trải lòng mình cho đời để dọn cho người đời bữa tiệc trần thế. Người thi sĩ tự hiến tế trái tim mình thành bánh cho đời, máu mình thành rượu cho đời, xin mời mọi người trong đạo Thơ Tình ăn no uống cạn bữa tiệc biệt ly cuối cùng. " Người thi sĩ đã vào làng mây khói. Ở không đâu và ở khắp mọi nơi. Như tiếng vọng trong sương sa dắng dỏi, Máu vu vơ theo giữa trái tim đời. " Và khi mỗi cặp người yêu đương đang tình tự nhau, có gió qua người làm động má thơ ngây. Và nghe như : " Rằng có ai, người thơ ở đâu đây ? " Người thơ ở dưới trăng sao, ở bãi vắng, in dấu chân mờ trên cát trắng, người thơ trong tiếng chim, tiếng suối, giữa ngàn lau. Trong Di cảo Xuân Diệu đã viết những bài thơ Di chúc để lại cho Bạch Diệp : Khi nào em đã yêu anh : Khi ta đã ngọt bùi, đắng cay anh kể. Anh sẽ không trả thù, mà chỉ để yêu thêm. CÒN MộT TRÁI TIM Dù cho đến giờ cây
bút lặng im
Một trái tim nỗi
mãi không chìm
Một trái tim đất
phải nhả ra
Một trái tim khó kiếm
khôn tìm,
NHỮNG GÌ VĨNH CỬU Những gì vĩnh cửu
em nói với anh
Những đêm hòa hơi
thở của em thơm
DI CHÚC Tôi nhận cái này
từ đã lâu
Ai có thích cái gì
đi mãi mãi
Tuy vậy tôi đã sống
hết mình
Cái quả cam này đà
vất hết
Hãy để cho tôi được
giả từ
EM VÀ VŨ TRỤ Giờ đây vũ trụ
đã nhập vào em
KHI EM ĐÃ YÊU ANH Có một ngày mai đó
Đó là những bài thơ cuối cùng Xuân Diệu viết cho Bạch Diệp, nữ đạo diễn vừa qua đời ngày 17-6-2004. Xuân Diệu đã qua đời năm 1985, nhưng thơ ông vẫn còn trong trái tim mỗi người Việt Nam khi yêu nhau. Hỏi em từ độ yêu tôi, tình ta còn đọng thơ người trong tim. PHẠM
TRỌNG CHÁNH
2-7-2014 *Tiến sĩ Khoa Học Giáo Dục Viện Đại Học Paris V. Sorbonne. |
|