Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ] [ Tác
giả ]
|
|
TÓM
LƯỢC CÁC BÀI TRƯỚC:
Nguyễn Du sau khi đậu Tam Trường (1783) ở Trường thi Sơn Nam 17 tuổi, được anh Nguyễn Khản, Thượng Thư Bộ Lại kiêm trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên phong làm Chánh Thủ Hiệu, quân Hùng Hậu Hiệu, chỉ huy đội quân hùng mạnh nhất Thái Nguyên cùng Nguyễn Đăng Tiến, làm quyền Trấn Thủ Thái Nguyên thay mặt Nguyễn Khản. Nguyễn Đăng Tiến tước Quản Vũ Hầu, tức Cai Gia ( theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí) một tay " giặc già " Trung Quốc gốc người Việt Đông, Quảng Tây sang đầu quân làm thuộc hạ, tân khách dưới trướng Nguyễn Khản, Cai Gia dạy võ và kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du, Cai Gia còn lớn tuổi hơn cả anh Nguyễn Khản (hơn Nguyễn Du 31 tuổi) nên Nguyễn Du gọi là anh cả, nên gọi là Nguyễn Đại Lang (Thanh Hiên thi tập). Theo Lê Quý Kỷ sự của sử thần Nguyễn Thu : Khi tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh năm 1788. Tiến khởi nghĩa tại Tư Nông, bị chỉ huy Giáo bắt được cùng Nguyễn Quýnh giải về cho Nhậm. Nhậm trọng khí khái, tha chết và cho tùy ý muốn đi đâu thì đi. Nguyễn Đại Lang cùng Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh sang Vân Nam, đến nơi Nguyễn Du bị bệnh ba tháng xuân, hết bệnh Nguyễn Du muốn thoát vòng trần tục thành nhà sư Chí Hiên đi giang hồ chu du Trung Quốc theo gương thi hào Lý Bạch. Họ chia tay tạl Liễu Châu, Nguyễn Đại Lang về thăm quê cũ ở Quế Lâm, hẹn gặp nhau tại Trung Châu (Hàng Châu).Qua những địa danh trong Thanh Hiên thi tập,và đi du lịch tham khảo sách vở Trung Quốc, người viết sắp xếp những bài thơ chữ Hán, là những trang nhật ký của Nguyễn Du, tìm một cuộc đời Mười năm gió bụi (1786-1796), mà gia phả lầm lẫn cho rằng Nguyễn Du về quê vợ ở Quỳnh Hải. Thật ra Nguyễn Du đi giang hồ muôn dậm tại Trung Quốc (khoảng 5000 km trong 3 năm), Từ Liễu Châu qua Quảng Tây đi đường Trường Sa đến Hán Dương, qua sông Giang Hán đi Trường An và sau đó xuống Hàng Châu, " Giang Nam, Giang Bắc túi tiền không ". Tại Hàng Châu, Nguyễn Du ngụ tại chùa Hổ Pháo, nơi Từ Hải, tức Minh Sơn Hoà Thượng từng tu hành, nơi đây Nguyễn Du có được quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và quyết chí diễn ca thơ nôm . Nguyễn Du và Cai Gia Nguyễn Đại Lang gặp lại nơi miếu Nhạc Phi, sau đó cùng đi Yên Kinh trở về Hoàng Châu thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn trên đường đi Nhiệt Hà, gặp nhau nơi lữ quán hai người bàn luận sôi nổi về văn chương chuyện Hồng nhan đa truân. Nguyễn Du về trước và hẹn gặp nhau lại tại Thăng Long. . |
Nguyễn
Hành cháu gọi Nguyễn Du bằng chú, một trong " ngũ tuyệt "
năm người thi ca tài giỏi đương thời. Trong bài Thơ dâng
chú Đông Các Học Sĩ (Nguyễn Du) trong Minh Quyên thi tập đã
viết về tài năng, cuộc đời Nguyễn Du :
"Giang hồ, long miếu nhiêu song đạo,Cuộc đời Nguyễn Du, có mười năm gió bụi (1786-1796) từ nhi nhà Lê -Trịnh sụp đổ, hai anh lớn trụ cột gia đình Nguyễn Khản, Nguyễn Điều mất, dinh thự gia đình tại Thăng Long bị kiêu binh phá sạch, từ đường tại Tiên Điền bị tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ đốt cháy, làng Tiên Điền bị làm cỏ vì cuộc khởi nghĩa Nguyễn Quýnh. Nguyễn Du sau bốn năm trấn đóng Thái Nguyên, sau trận chiến với quân Tây Sơn, đi giang hồ năm 1787 không nhà không cửa, người thân thiết nhất Nguyễn Du là Nguyễn Đại Lang, người anh cả kết nghĩa sống chết, tồn vong cùng có nhau. Nguyễn Đại Lang là người dạy võ, 18 thứ binh khí và binh thư cho Nguyễn Du, qua bốn bài thơ tiễn biệt Nguyễn Đại Lang, Thanh Hiên Thi Tập, Nguyễn Du dành một tâm tình nồng hậu cho người anh kết nghĩa này. Nguyễn Du từ Thái Nguyên sang Trung Quốc và trở về Thăng Long cuối năm 1790, ba năm với mối tình Hồ Xuân Hương. Năm 1794 Nguyễn Du và Nguyễn Ức được anh Nguyễn Nể giao cho việc về Hồng Lĩnh xây dựng lại từ đường và làng Tiên Điền mà ông bận việc quan không thể trực tiếp trông coi, năm 1796 Nguyễn Du bị tù ba tháng vì toan vượt biên theo chúa Nguyễn Ánh . Nguyễn Du ban đêm trốn ra Thăng Long năm 1796, thì Hồ Xuân Hương đã được mẹ gả cho thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm, năm ấy lúc Nguyễn Nể vừa đi sứ Trung Quốc về, làm Chánh Sứ Tây Sơn, mừng lễ Vua Càn Long truyền ngôi cho con là Gia Khánh. Nguyễn Nể thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn thị Huệ cho Nguyễn Du năm 1797 và Đoàn Nguyễn Tuấn giao cho gia trang tại Quỳnh Hải, từ đây chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi. Đến năm 1802 , Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân lên ngôi lấy hiệu Gia Long, vua ra Bắc truy lùng vua Cảnh Thịnh, Tây Sơn, Nguyễn Nể trốn tránh tại Phú Xuân được Gia Long gọi ra, Nguyễn Nể dâng sớ, vua Gia Long tha chết mến tài và kính trọng dòng dõi con Xuân Quân Công Nguyễn Nghiễm nên cho đi theo ra Bắc Thành làm việc dưới quyền Tổng Trấn Nguyễn Văn Thành nhưng không thấy sử chép giữ một chức vụ gì ? Có thể Nguyễn Nể cố vấn chỉ dẫn các kinh nghiệm nghi lễ đi sứ, tiếp sứ sang phong vương cho vua Gia Long như trường hợp Phan Huy Ích chăng ? (Việc này nhiều sách sử lầm Nguyễn Nể với Nguyễn Du, Nguyễn Nể có làm quan hai lần đi sứ Tây Sơn thì mới được vua Gia Long mời ra, Nguyễn Du lúc đó còn vô danh, Nguyễn Nể không bị bắt như tù nhân nên không bị đánh tại Văn Miếu như trường hợp Ngô Thời Nhiệm và Phan Huy Ích..) Đoàn Nguyễn Tuấn cuối đời Tây Sơn và đời Nguyễn không còn thấy tăm tích, lúc đó ông chỉ khoảng 50 tuổi, có lẽ về ẩn cư trong "Phong nguyệt sào "( tổ gió trăng) là một cái chòi trong vườn hoa nhà mình, ngâm vịnh trong đó, tự hiệu là Sào Ông (Phan Huy Ích, Tinh Sà Kỷ Hành tr 13). Khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng thì gặp Vua Gia Long, vua phong ngay tri huyện Phù Dung, sự kiện này giống như Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Châu Hiếu Vương mà được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử. Nhờ thời kỳ đi giang hồ, thông thạo các ngôn ngữ Trung Quốc, nên chỉ mấy tháng sau được thăng tri phủ Thường Tín đặc cách tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương, con đường triều chính Nguyễn Du thông suốt, đưọc thăng lên Đông Các Học Sĩ (1805), giám khảo trường thi Hương Hải Dương (1807) rồi làm quan Cai Bạ cai trị doanh Quảng Bình (1809), Cần Chánh Học Sĩ (1813) và được cử làm Chánh Sứ sang nhà Thanh, trở về được thăng Hữu Tham Tri Bộ Lễ (1815) trước khi mất năm 1820 vì dịch tả... làm quan triều đình từ 1802, 18 năm, giang hồ và long miếu hai điều đều có đủ. Bốn nghề chơi: cầm, thư, thi, hoạ bốn nghề đều thông thạo. Thế thì tài năng của Nguyễn Du trăm năm qua chúng ta chỉ biết có tài làm thơ của Nguyễn Du, còn cầm , thư họa, và họa chúng ta đều không biết. Và cuộc đời Nguyễn Du ta chỉ biết thời kỳ làm quan, và thời kỳ giang hồ ( từ năm 1786-1796), mười năm gió bụi, và sống tại quê vợ (1787-1801) cho đến khi ra làm quan năm 1802 chưa được biết đến.. Toàn
bài thơ của Nguyễn Hành như sau:
THƠ DÂNG CHÚ LÀ ĐÔNG CÁC HỌC SĨ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt : THƯƠNG THÚC PHỤ ĐÔNG CÁC HỌC SĨHọ ta có người giỏi như Phu Tử. Là ngọn núi cao nhất trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, Phẩm chất như cung bằng ngọc , ngựa bằng vàng quý báu, nhưng tâm tư như cây trái, hoa cỏ đồng nội. Cuộc đời có khi đi lang tháng khắp các sông các hồ, khi làm quan nơi chốn triều đình, hai điều đủ cả. Bốn nghề cầm thơ, thi họa đều thông thạo. Thú quê ăn cá vược, rau thuần không bao giờ quên. Chỉ chờ đợi có gió thu nổi lên là về Nguyễn Du sau khi chờ đợi tại Miếu Nhạc Phi tại Hàng Châu, đã gặp lại Nguyễn Đại Lang như đã hẹn trong bải thơ Biệt Nguyễn Đại Lang : Tương kiến tại Trung Châu (Gặp nhau Trung Châu mà). Sau cuộc gặp này Nguyễn Du cùng Nguyễn Đại Lang đi Bắc Kinh. Lúc ấy Vua Lê Chiêu Thống đang ở Bắc Kinh. Theo Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược. nxb Sống Mới. Sàigon 1971 tr 138-139 . Sau trận Vua Quang Trung đánh bại quân Thanh mùa xuân năm 1789. Hai nước nối lại ban giao. Sứ đoàn Tây Sơn đầu tiên sang Trung Quốc do Vũ Huy Tấn làm Chánh Sứ, Nguyễn Nể anh cùng cha cùng mẹ Nguyễn Du làm Phó Sứ sứ đoàn có cháu vua Quang Trung là Nguyễn Quang Hiến.. Vua Lê Chiêu Thống sau mùa xuân 1789, cùng tùy tùng khi sang Trung Quốc ở Thành Nam Ninh, bị Tổng Đốc Phúc Khang An đánh lừa, bắt cạo đầu để bính mặc áo như người Mãn Thanh. Rồi Phúc An Khang làm biểu tâu vua Càn Long: Vua nước An Nam không có ý xin viện binh nữa, hiện đã gióc tróc thay áo, xin yên tâm ở lại Trung Quốc. Từ mùa xuân năm Canh Tuất (1790) vua Càn Long cho triệu vua Chiêu Thống và các quan tùy tùng vào Bắc Kinh. Vua Càn Long để vua Chiêu Thống, bà Thái Hậu và Hoàng Tử ở ngõ Hồ Đồng, Toà Quốc Tử Giám , cửa Tây Định., ngoài cửa đề chữ " Tây An Nam dinh ". Còn các quan An Nam đi theo ( Phạm Như Tùng, Hoàng Ích Hiểu, Lê Hàn, Nguyễn Quốc Đống, Nguyễn Viết Triệu, Lê Quý Thích, Nguyễn Đình Miên, Lê Văn Trương, Lê Tùng, Lê Thức..) thì cho ở ngõ Dương Phố, cửa Đông Trực, ngoài cửa đề Đông An Nam Dinh. Vua Chiêu Thống đến Yên Kinh được mấy hôm, thì thấy quan Đô Thống Nhương hoàng kỳ là Kim Giản, phụng chỉ vua Thanh ra phong chức Tả Lĩnh và ban cho áo mão quan tam phẩm. Còn các quan đi theo thì cấp cho mỗi người ba lạng bạc và một thạch gạo. Vua Chiêu Thống giận vì người Tàu đánh lừa bèn cùng bọn bề tôi, uống máu ăn thề, định sống chết thế nào cũng dâng biểu xin cứu viện. Nếu không thì xin đất đai hai tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên để phụng thờ tông tự, mà không nữa thì xin cho về nước vào đất Gia Định với chúa Nguyễn, để mưu đồ việc khôi phục. Văn biểu làm xong, đến lót trước với Kim Giản, Kim Giản không nghe, vua tôi nhà Lê phục xuống đất mà kêu khóc. Kim Giản bất đắc dĩ mới mời vào an ủi, rồi nói rằng xin hãy về quán nghỉ ngơi, để thương lượng thế nào rồi sẽ cho biết. Kim Giản bèn mưu với Hòa Thân, phân trí đày vua tôi An Nam đi ở mỗi người mỗi nơi, để khỏi kêu ca khó chịu. Chỉ để Phạm Đình Thiện, Đinh Nhạ Hành ở lại hầu hạ vua Lê." Nguyễn Du và Nguyễn Đại Lang đến Bắc Kinh, năm 1790 trong thời điểm này, có Vua Lê Chiêu Thống tại đây, việc Vua Lê muốn xin hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, tại sao không xin tỉnh Cao Bằng như nhà Mạc ? Có thể có gặp gỡ Nguyễn Đại Lang, nguyên quyền trấn thủ Thái Nguyên.? . Sau khi Nguyễn Du thăm Bắc Kinh trở về Nam thì gặp sứ đoàn Tây Sơn năm 1790 do Phan Huy Ích làm Chánh sứ sang mừng thọ vua Càn Long. Sứ đoàn đông đảo chưa từng thấy trong lịch sử gồm 120 người, trong đó có Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Ngô Văn Sở, hoàng tử Nguyễn Quang Thùy.., có cả một ban hát bội Bình Định 10 người và ông vua giả Phạm Công Trị và cả hai con voi đực làm đồ cống lễ cho vua Càn Long. Cuộc đi sứ này đặc biệt là có Lễ Ôm Gối, vua Càn Long nhận vua "giả" Quang Trung làm con tại Cung điện mùa Hè tại Nhiệt Hà, và vua Càn Long truyền cho họa sĩ vẽ truyền thần ông vua Quang Trung giả. Tôi đã đến thăm cung điện này mùa hè và vườn Ngự Uyển Nhiệt Hà năm 2009, khác với cung điện Bắc Kinh màu sắc đỏ vàng chói lọi, quá to lớn, cung điện mùa hè tại Nhiệt Hà u tịch và xinh xắn hơn, các vua Khang Hy, Càn Long đều thích về đây, tôi đến thăm cung vua Càn Long, tưởng tượng cái cảnh lễ ôm gối ông vua giả Phạm Công Trị thật buồn cười sau một trận Đống Đa quân tướng nhà Thanh chạy xiểng liểng, lại nhận vua giả làm con nuôi, cũng may vua Càn Long không gả liền công chúa cho ông vua giả, nếu gả liền công chúa làm luôn cái lễ động phòng thì sẽ tính ra sao với ông vua thật đây ?.. Trên đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn qua khỏi sông Trăn Vị thành Trịnh Châu thì bị té xe, đang trùm đầu ngủ ngựa ngã, xe lăn nhào quần áo lấm bùn nham nhở, cả người ê ẩm ( bài Độ Trăn Vị xa phúc, mạn thành. Qua sông Trăn Vị xe bị đổ, viết phiếm) Đến Hoàng Châu thì gặp người bạn văn chương họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm hai bài thơ tặng. (Đoàn Nguyễn Tuấn. Hải Ông Thi tập nxb KHXH Hà Nội 1982 tr 286,287) Bài I. Trăm năm trong cõi đời trôi nổi ta đều là khách, buổi nào chia tay trên sông Nhĩ Hà, thoáng đã mấy xuân. Anh cưởi cổ xe hai ngựa ra về, băng nhanh trên đường lộng gió về Nam. Tôi vung tay áo trắng lên đường xông pha cát bụi đến Nhiệt Hà. Bèo nước có duyên cùng trên đường này. Tang bồng vô vị cười thân tôi đó. Gặp nhau hàn huyên, tạm chuốc chén trên dòng sông Ngân. Ngày về nước nhà hẹn mùa xuân mới. ĐẾN HOÀNG CHÂU VỪA VẶN GẶP NGƯỜI BẠN VĂN HỌ NGUYỄNThơ chữ Hán Đoàn Nguyễn Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ Nguyên tác phiên âm Hán Việt: CHÍ HOÀNG CHÂU THÍCH NGUYỄN KHẾ VĂN TỰ YÊN KINH HỒI TẨU BÚT TẶNG CHIChú thích : Nhiệt Hà (Cheng De) Nơi nghỉ mát của vua Khang Hy, Càn Long, cách Bắc Kinh khoảng 100 km về phía Bắc gần Vạn Lý Trường Thành, khí hậu mát mẻ. Bài II. Lòng quê đuổi theo nhạn về Nam, quán khách không thể buộc ngựa ở lâu. Móc rơi đầm đìa bông lau sắp già (báo hiệu mùa thu), gió về mát rượi mặc áo vải giây sắn chừng đã hợp. Hai người gặp nhau cuối hạ, sắp sang thu năm 1790. Cố gượng thân ốm tựa lan can thấy nặng nề. Đoàn Nguyễn Tuấn trong bài Qua sông Trăn Vị xe bị đổ, Hải Ông thi tập cho biết qua khỏi sông Trăn Vị phía Bắc thành Trịnh Châu, ngựa bỗng ngã, xe cũng nhào, trong lúc đang trùm đầu ngủ, nên còn đau. Gặp gỡ nhà văn tìm thấy đề tài để nói chuyện, mùi lan sớm ngửi (bạn bè thân thiết) bàn chuyện văn chương sôi nổi, một chén nơi nao, thấu vị ngọt ngay. LẠI MỘT BÀI NỮAThơ chữ Hán Đoàn Nguyễn Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ. Nguyên tác phiên âm Hán Việt: HỰUChú thích: Lô dục lão: bông lau sắp già, chỉ tiết trời vào thu. Cát đàm: theo Kinh Thi, đời xưa lấy dây sắn chế biến thành sợi để dệt vải, may loại áo the mặc mát. Lan xú: Sách Gia Ngữ viết: Chơi với người thiện như vào nhà có trồng lan, lâu mà không ngữi thấy mùi thơm. Lan thất là tình bạn thâm giao. Người bạn văn nhân của Đoàn Nguyễn Tuấn là ai ?, mà họ Đoàn gọi là văn nhân, và bạn thâm giao và bàn luận sôi nổi về đề tài gì ? Theo tôi đó chính là Nguyễn Du và đề tài bàn luận là chuyện Hồng nhan đa truân. Nguyễn Du sau khi đọc Kim Vân Kiều truyện lấy làm hứng thú, nên khi gặp Đoàn Nguyễn Tuấn bàn luận sôi nổi .Sau buổi gặp mặt này trên đường đi sứ Đoàn Nguyễn Tuấn gặp một người gảy đàn trong tiệc do quan địa phương nhà Thanh tiếp đãi, nên hứng thú làm một bài thơ Vô Đề về Hồng nhan đa truân. Phản phất như gặp nhau ở bến sông Hán. Ngẫm nghĩ: chẳng phải cảnh ảo, cũng chẳng là cảnh thực. Má Hồng từ xưa nay thường bị số mệnh ghen ghét. Mắt xanh ngày nay, thử hỏi dễ được mấy người. Cười ta có phấn sáp mà không trang điểm cho ai. Cùng nàng duyên bèo nước hãy tạm thời thân nhau. Nhìn nhau, những hiểu lạc thú trong tình yêu. Chẳng cần nổi áng mây chiều nơi chốn Dương Đài (Tình yêu nhìn nhau trong mắt không cần tình chăn gối.) VÔ ĐỀThơ chữ Hán Đoàn Nguyễn Tuấn, Nhất Uyên dịch thơ. Nguyên tác phiên âm Hán Việt: VÔ ĐỀChú thích Vô Đề: một thể thơ có ký thác riêng, không tiện nói rõ sự việc. Lý Thương Ẩn đời Đường hay làm thơ vô đề và có nhiều loại, trong đó có loại Diễm thể (thể diễm tình) tương tự như bài này. Hán Thủy tân: bến sông Hán thuộc huyện Hán Dương tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Liệt Tiên truyện: Trịnh Giao Phử đi chơi ở bến sông Hán gặp hai tiên nữ đeo hai hạt châu lớn. Giao Phủ hỏi xin, hai cô cởi tặng ngay. Giao Phủ bỏ vào túi, đi vài chục bước, sờ túi thấy mất; ngoảnh lại, thì hai cô gái cũng biếnmất. Mắt xanh: Nguyễn Tịch thời Tấn tính hào phóng, gặp bạn tốt thì tỏ vẻ vui mừng, mắt sáng lên hiện màu xanh; gặp bọn tực tử thì tỏ vẻ bực bội, mắt hiện màu trắng. Phấn
sáp chỉ người con gái đẹp.
Dương Đài núi Vu Sơn. Theo bài Cao Đường phú của Tống Ngọc: Sở Hoài Vương lên chơi Cao Đường, chiêm bao thấy một người con gái đến hầu chăn gối, xưng là thần nữ Vu Sơn nói: Thiếp sớm làm mây, chiều làm mưa, sớm sớm chiều chiều dưới núi Dương Đài. Ý câu này nói chỉ nhìn ngắm vẽ kiều diễm của cô gái chứ không cần tình chăn gối. Hoàng Châu, thuộc huyện Hoàng Cương , tỉnh Hà Bắc, khi đi qua nơi này Nguyễn Du nhớ đến Vương Vũ Xứng, nhà thơ đời Tống, khi bị trích ở Hoàng Châu có làm cái lầu bằng trúc tại đây và làm bài ký nhan đề Hoàng Châu trúc lâu ký. Bài này có lẽ Nguyễn Du đã viết từ năm 1790 khi đi một mình nhìn cảnh Hoàng Châu những bụi trúc lớn mọc khắp nơi. Người trước từng dựng lên cái lầu nơi này. Nền cũ thành đất hoang từ bao giờ ? Bài ký Hoàng Châu từ xưa vẫn còn. Người đời sau luống cảm động việc nghìn năm cũ.. Trong bài ký Vương Vũ Xứng có viết : Trong bốn năm phải bôn tẩu, chưa biết sang năm lại đi nơi nào, há sợ lầu trúc này dễ hỏng nát sao ? Đương buổi ấy đâu có tính việc năm sau. Chỉ có sông Trường Giang là khéo thu xếp. Việc nên, việc hư, đều tuôn cả về bể đông. LẦU TRÚC HOÀNG CHÂUThơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ. Nguyên tác phiên âm Hán Việt: HOÀNG CHÂU TRÚC LÂUNguyễn Du về trước đến Long Châu. Bài Xuân Dạ ghi lại nỗi lòng nhớ quê hương ngàn dậm, trước đèn rơi lệ thức giữa đêm chờ sáng, nhìn bóng liễu trước song âm u trong đêm, nghĩ đến những ngày thân bệnh nơi đất khách, mưa xuân suốt đêm tàn, ở đất khách lâu ngày, chong đèn đêm mà rơi lệ, nhìn ánh trăng khuya lòng thêm bối rối, ngoài xóm Nam Đài có dòng Long Thủy chảy, tiếng sóng lạnh lùng tiển đưa kim cổ. Theo Đào Duy Anh, Nam Đài là một xóm của Tiên Điền, Long Thủy là Thanh Long Giang một tên khác của sông Lam . Điều này không thể đúng vì trong bài Xuân Dạ, Nguyễn Du nói cách quê hương ngàn dậm.. Tôi xem lại sách của ông Nguyễn Quốc Phẩm. Văn Hóa Làng Tiên Điền truyền thống và hiện đại. nxb Chính Trị Quốc Gia , Hà Nội 1998, làng Tiên Điền chỉ có các thôn : Bảo Kệ, Đông Giáp, Tiền Giáp, Võ Phấn, Văn Trường. Do đó thôn Nam Đài không nằm ở làng Tiên Điền, Hà Tĩnh, mà ở Long Châu, Trung Quốc có dòng Long Thủy chảy qua. ĐÊM XUÂNThơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ Nguyên tác phiên âm Hán Việt: XUÂN DẠBài thơ cho thấy nỗi lòng Nguyễn Du, nôn nao sau ba năm lưu lạc xứ người, nay sắp về quê hương, chờ đêm dài chưa thấy sáng, dưới đèn khuya , nhớ quê hương mà rơi lệ. Nguyễn Đại Lang, kinh nghiệm một tay anh hùng Việt Đông, giang hồ quen thói vẫy vùng, có lý khi chu cấp cho Nguyễn Du chiếc xe song mã, đi thong dong về Nam, như một "thái tử " hay "công tử " con nhà quan đi xe "đời mới" ngày nay. Ở Trung Quốc, lính tráng, sai nha, công an mọi thời : Lạ gì cái thói sai nha, làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền, hay bắt nạt những người ăn mặc đi bộ như thường dân, từ đường mòn đi ra : Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao ! (Hồ Chí Minh, Thơ Ngục Trung Nhật Ký). Nguyễn Du không cần như "Quan Vân Trường phò nhị tẩu" qua năm ải chép sáu tướng. Với chiếc xe song mã, như Đoàn Nguyễn Tuấn mô tả, công tử Nguyễn Du chạy thẳng về Thăng Long, yên thân chẳng có lính tráng, sai nha hay công an tham nhũng nào dám làm khó dễ hỏi giấy tờ !.
|
|