Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ] [ Tác
giả ]
|
|
1.
Trần Ngọc Quán quê Nghệ An, trước làm quan Cai Bạ doanh Quảng
Đức (Chức vụ đứng đầu một doanh, tỉnh Thừa Thiên ngày
sau). Tháng 2 năm Ất Hợi (1815) được bổ nhậm chức Hiệp
Trấn Sơn Nam Thượng (Đại Nam Thực Lục 1/50/7a). Trấn này
gồm hai tỉnh Hà Nội và Hưng Yên ngày sau và trị sở ở
Châu Cầu (Phủ Lý). Trần Ngọc Quán nhậm tại chức được
ba năm thì bị bệnh mất, tháng 5 năm Mậu Dần (1818), Cái
chết còn nhiều nghi vấn vì nằm trong thời điểm một cuộc
thanh trừng vây cánh Nguyễn Văn Thành tại Phú Xuân và Bắc
Thành của phe Lê Văn Duyệt và Lê Chất.
Vừa đến Bắc Thành, Trần Ngọc Quán đã đến thăm Hồ Xuân Hương, người đồng hương và ra mắt bằng một bài thơ ca tụng nàng: Tài
cao nhả phượng thế gian kinh, May đến Long Thành được thấy
danh.
Thơ
Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng
Tài
cao nhả phượng, thế gian kinh,
Thơ
Trần Ngọc Quán trong Lưu Hương Ký
Nguyên tác phiên âm Hán Việt Thổ
phượng tài cao nhất thế kinh,
Chú
thích:
2. Hồ Xuân Hương đã họa đáp lễ bài thơ quan Hiệp Trấn: Tài tôi thẹn còn kém có ai kinh đâu, quan lớn khen quá lời. Chẳng qua mười năm qua tôi lận đận trong gió bụi phong trần tự dối mình như kẻ trộm bịt tai đi trộm chuông. Hồ Xuân Hương đối chữ " thỉnh huyền linh " bằng chữ " quán nhỉ linh " thật tài tình. Tiếng danh vang như chuông, đối với ăn trộm bịt tai đi trộm chuông, vừa dí dỏm, vừa khiêm nhường, tài nghệ chơi chữ Hồ Xuân Hương thật siêu việt, các chữ này không thể dịch ra thơ Việt được. Phải ngồi trước bàn cờ mới biết tay đối thủ, cần chi phải chọn chữ như Giả Đảo đắn đo mãi xem nên dùng chữ " thôi nguyệt " hay " sao nguyệt " mà khổ sở như người đang căng thẳng trong sáng tác nhạc. Là bánh xe hay là viên đạn tùy duyên tao ngộ (bánh xe chỡ người, đạn bắn người). Là chim phượng hay chim oanh là do tính trời sinh, chim phượng đậu cây ngô đồng, chim oanh đậu vườn nhà.Tạo vật đối với con người không cho tài năng cẩu thả. Là ngọc trai sáng, chắc có nơi dùng trang điểm cho đời, chứ không để xem trong bóng tối. Hồ
Xuân Hương họa thơ
Tài
tôi thẹn kém khiến ai kinh,
Thơ
chữ Hán Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký
Nguyên tác phiên âm Hán Việt Quỷ
vô tài diệu sử nhân kinh,
Chú
thích:
Sao
nguyệt: tích Giả Đảo làm được câu thơ: Điểu túc trì
trung thụ. Tăng thôi nguyệt hạ môn. Đắn đo mãi nên dùng
chữ thôi nguyệt hay sao nguyệt, từ đó chữ thôi nguyệt hay
sao nguyệt chỉ việc lựa chọn chữ dùng trong thơ
3. Một bài thơ chữ Hán ghi lại sự mệt mỏi, chán chường của Xuân Hương sau mười năm lận đận tâm sự cùng Trần Ngọc Quán. Cuộc sống mài mòn sự sáng suốt, giảm bớt những điều mắt thấy tai nghe.Giác quan mờ tối tấm thân như lá cỏ. Chỉ vì duyên phận mà tháng ngày phải long đong chạy vạy. Không thấy được tầm xa lúc nhục lúc vinh. Mái tóc điểm sương tinh thần mỏi mệt. Có ai bảo mùi vị cám bã dư thừa là thơm (đời Xuân Hương đã nhiều lần gian truân, như cám bã dư thừa) Thương tình quê hương còn say đắm lòng ta. Khêu ngọn đèn trong đêm lạnh thao thức chẳng yên giấc. Tâm sự Trí
giảm thông minh, mắt kém tinh.
Thơ
chữ Hán Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký
Nguyên tác phiên âm Hán Việt Ma
diệt thông minh giảm kiến tinh,
Lúc này Xuân Hương đã tìm được tình yêu nơi Trần Phúc Hiển, nên đối với Trần Ngọc Quán, Xuân Hương tâm sự, nỗi lòng mình, đã trải qua bao nhiêu nỗi phong trần, nay tâm sự cùng anh, xem anh như người thân trong nhà, chúng ta quý nhau vì tình đồng hương mà thôi. 4. Với sự khuyến khích của Trần Ngọc Quán, khuyên Hồ Xuân Hương lập Hội Tao Đàn Cổ Nguyệt Đường, để cùng nhau xướng họa ngâm thơ. Hồ Xuân Hương mời các danh sĩ cùng về gặp nhau, Nay phận gái còn e lệ dám cất cờ, theo tục lệ thói đời chưa biết hay dỡ, đem lời vàng ngọc xướng họa cùng nhau, đem nợ tang bồng trả với thơ. Anh em bốn biển cùng chung một nhà, tứ hải giai huynh đệ, mình sẽ không hổ thẹn với tiền nhân ngày trước, như Vua Lê Thánh Tôn từng lập Hội Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú, nay chúng ta cùng ngồi lại xướng họa ngâm thơ, được bao nhiêu bài thì vui bấy nhiêu còn hơn không. Đây là bài thơ xướng, Xuân Hương gửi mời các bạn: Xuân Hương xướng E lệ
đàn tao, dám cất cờ,
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký 5. Không phải Xuân Hương dễ dàng trong việc mời các danh sĩ đến Cổ Nguyệt Đường cùng xướng họa. Người thì vui vẻ nhận lời dễ dàng, nhưng cũng có kẻ cười nàng là " thèo đảnh ", đàn bà mà dám cất cờ mời nam giới đến uống rượu ngâm thơ. Có lẽ cũng phải đủ 28 người mới ra Hội Tao Đàn. Trong một bài thơ gửi Trần Ngọc Quán. Hồ Xuân Hương " báo cáo " tình hình mời các danh sĩ đồng hương Nghệ Tĩnh. Vác cắm lên Tao Đàn ngọn cờ mời các thi nhân. Anh, em xem như người thân trong nhà. Gom hết gió trăng trong bầu rượu, Kể chuyện phiêu lưu trên sông hồ vào lời thơ. Nơi Cổ Nguyệt Đường góp người cùng chung chí hướng, làm cho quê hương Hoan Châu được nở mặt nở mày. Có bao nhiêu tài tử đến đây, nhưng cũng có kẻ xấu miệng đặt cho em là " thèo đảnh ". Ký Sơn Nam Thượng Hiệp Trấn Trần Hầu Vác
cắm đàn tao một ngọn cờ,
Thơ chữ Nôm Hồ Xuân Hương trong Lưu Hương Ký Chú
thích:
6 Lưu Hương Ký chép bài thơ Hiệp Trấn Trần Ngọc Quán họa thơ Hồ Xuân Hương: Trận bút Hội Tao Đàn xông pha quyết giật cờ, tài tình ai đó đã biết hay chưa. Tôi mơ đến giấc Vu Sơn như Sở Trang Vương cùng Thần Nữ núi Vu nơi Dương Đài suốt năm canh trăng sáng. Nên theo dòng nước vào cung như chàng Vu Hựu thả lá đề thơ cùng cung nữ Hàn Thúy Tần. Nàng đã khoe tài lạ trước thì tôi nay như Lưu Thần, Nguyễn Triệu tìm về chốn Đào Nguyên. Bao nhiêu tài tử, giai nhân đến đây, nhưng tôi với nàng có duyên nợ chưa trả xong.. Bài thơ cho thấy Trần Ngọc Quán trêu chọc tỏ tình. Dĩ nhiên là quan Hiệp Trấn, mọi người phải nhường bước bầu làm Thi Tướng. Quan
Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng
Trận
bút xông pha quyết giật cờ,
Thơ chữ Nôm Trần Ngọc Quán chép trong Lưu Hương Ký 7. Hồ Xuân Hương đã họa lại bài thơ quan Hiệp Trấn: Bao nhiêu người đến đây cùng xướng họa thơ, quan lớn được bầu làm Thi Tướng Tao Đàn. Tiếc rằng em là phận gái, hận không uống rượu được nhiều. Duyên em đã có bến hết là phận hoa trôi bèo lạc với dòng thơ. Em đã vâng lời quan Tham Hiệp Trần Phúc Hiển sẽ về nơi non cao bể rộng Vịnh Hạ Long, nhưng tình đồng hương chúng ta vẫn ý xưa, anh em một nhà. Còn nợ thi phú nơi trần gian phải trả, chúng ta còn tiếp tục xướng họa ngâm thơ. Hồ Xuân Hương họa thơ Trần Ngọc Quán Đàn
tao từng mấy mặt treo cờ,
Năm 1974 GS Nguyễn Huệ Chi có tìm ra ở Thanh Hóa trong một quyển sách đã mục nát một bài thơ khác nhan đề Hà Nội tỉnh Hiệp Quận tặng Hồ Xuân Hương , bài thơ chỉ còn lại bốn câu: Một
khóm mây xanh cắm ngọn cờ,
Năm 1831 Vua Minh Mạng mới chia Sơn Nam Thượng ra hai tỉnh Hà Nội và Hưng Yên. Bài thơ có lẽ do một nhân vật trong tao đàn dưới quyền Hiệp Trấn Trần Ngọc Quán phụ trách riêng cố kinh Thăng Long chăng ? 8.
Các cuộc họp thơ tao đàn không chỉ tổ chức tại Cổ Nguyệt
Đường mà còn tổ chức tại phủ đường Châu Cầu nơi trấn
nhậm của Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán. Bài
thơ này là một trong bốn bài do GS Nguyễn Huệ Chi và GS Hồ
Tuấn Nhậm tìm ra ở Thanh Hóa công bố trên Tạp Chí Văn Học
số tháng 3 năm 1974. Bài thơ có ý như sau :
Xuân
Hương tặng Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng
Hẹn
thu, hẹn nguyệt luống ăn năn,
9.
Hiệp Trấn Sơn Nam Thượng Trần Ngọc Quán chết bất ngờ
năm 1818, trong lúc Tham Hiệp Yên Quảng Trần Phúc Hiển, chồng
Hồ Xuân Hương bị bắt, vua Gia Long phê án tử hình.
Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử LượcTTHL. Bộ Giáo Dục Sàigòn 1971 dịch bài thơ của Nguyễn Văn Thuyên và kể lại sự kiện: Ái
Châu nghe nói lắm người hay,
Nguyên tác phiên âm Hán Việt: Văn
đạo Ái Châu đa tuấn kiệt
Bài thơ nguyên Nguyễn Văn Thuyên nghe người ở Thanh Hóa Nguyễn
Văn Khuê, Nguyễn Đức Nhuận có tiếng là hay chữ. Văn Thuyên
làm bài thơ sai tên Nguyễn Trương Hiệu cầm đi mời vào chơi.
Tưởng bài thơ này chẳng qua lời lẽ của người thiếu niên
nói ngông mà thôi, không ngờ tên Hiệu đưa cho Nguyễn Hữu
Nghi xem, Hữu Nghi xui tên Hiệu đi cáo với Lê Văn Duyệt. Lê
Văn Duyệt vốn ganh ghét Nguyễn Văn Thành, nay thấy bài thơ
này, nắm lấy đem vào tâu vua Gia Long, vua sai bắt Nguyễn Văn
Thuyên đem bỏ ngục. Bọn nịnh thần vin vào ngôn từ bài
thơ bắt bẻ tội tâu với vua Gia Long là Nguyễn Văn Thành
có ý làm phản.
Cái chết Nguyễn Văn Thành, chỉ là một cái chết nối dài danh sách các công thần hàng đầu của vua Gia Long. Trước đó Đỗ Thành Nhơn, bị ám sát giữa bàn tiệc. Võ Tánh, Ngô Tùng Chu bị bỏ rơi tại thành Bình Định, hai mươi ngày sau khi Gia Long chiếm Phú Xuân, đợi khi họ hết lương tự vẫn rồi, Gia Long mới đem quân chiếm lại. Binh Bộ Thượng Thư Đặng Trần Thường, người từng là quan Tào Binh, chỉ huy toàn quân đội Bắc Thành dưới quyền Nguyễn Văn Thành bị xử thắt cổ, vì những tội vớ vẫn. Nguyễn Văn Thành, trên đỉnh cao danh vọng, Trung Quân chỉ huy toàn quân đội, kiêm Tổng Tài Quốc Sử Quán, Soạn Luật Gia Long. Đọc bài Văn Tế Trận Vong Chiến Sĩ cả nước sụt sùi khóc. Một người văn võ toàn tài (dù bài văn tế do Phan Huy Ích, hay Nguyễn Huy Lượng làm hộ). Nguyễn Văn Thành có thể " đảo chánh ", vua Gia Long như chơi. Chỉ có vua mới cầu hiền, tìm người tài, như tìm ngọc trong đá, tìm ngựa Ký Bắc chạy xa ngàn dậm, tìm nhân tài như hoa lan trong hang tối hương xa ngàn dậm, tìm người tài, nơi Ngọa Long Cương như Khổng Minh hay tìm Phượng Sồ. Gặp gỡ nơi núi cao để ăn thề làm loạn chăng ? Triều đình đã bền vững, nay còn muốn xoay đổi, nhân cơ hội cha Chỉ huy toàn quân đội mà lật đổ triều đình chăng ? Nguyễn Văn Thuyên, nếu cha làm vua thì hắn sẽ làm Thái tử nối ngôi. Cha con Nguyễn Văn Thành phải tội chết. Công lao trăm trận vào ra chiến trường bị xóa sạch. Tại
Bắc Thành, Tổng Trấn Lê Chất, cùng phe phái với Lê Văn
Duyệt diễn dịch lời thơ:
|
|