Phạm
Thảo Nguyên giới thiệu
( tức Thảo Nguyên ) |
|
滿目皆秋色 滿江皆月明 寂廖今夜望 遷滴古人情 秋水從西來 茫然通洞庭 靜夜息吟嘯 毋使蛟龍驚 |
Tương Âm Dạ |
Đêm Tương Âm |
Mãn mục giai thu sắc | Ngập sắc thu mắt đầy |
Mãn giang giai nguyệt minh | Ngập ánh trăng sông say |
Tịch liêu kim dạ vọng | Tịch liêu đêm nay nhớ |
Thiên trích* cổ nhân tình | Lòng người xưa lưu đày |
Thu thủy tòng tây lai | Nước chẩy về Động Đình |
Mang nhiên thông Động Đình | Thênh thang từ phía tây |
Tĩnh dạ tức ngâm khiếu | Đừng ngâm thơ đêm tĩnh |
Vô sử giao long kinh | Động cá rồng nơi đây |
Bình Chú: .
Sứ đoàn Việt Nam tới hồ Động Đình, đậu thuyền trên sông Tương ở Tương Âm, Hồ Nam, vào một đêm trăng sáng mùa thu, lá phong đỏ tràn ngập khắp nơi, phong cảnh tuyệt đẹp. Nguyễn Du ngắm trăng trên thuyền, và mơ về Khuất Nguyên*. Thương nỗi lòng đau khổ của người bị đi đầy ngày xưa, đau khổ tới nỗi đã phải tự trầm nơi đây. Hãy đọc kỹ bài thơ, hãy lắng nghe những rung động của người xưa, của "một thời vang bóng", để cảm cái đẹp, rất đẹp cùa hồn thơ cổ: Không ước lệ mà sâu thẳm và rất chân thành. Trước cảnh sắc mùa thu trăng sáng trên sông Tương, Nguyễn Du mơ vọng về Khuất Nguyên. Ông không viết "nhớ thương người bị đi đày",mà lại hướng về nỗi lòng đau khổ của người đó, (cổ nhân tình): Tịch liêu kim dạ
vọng
Lòng người xưa lưu đày Như thế ta mới cảm được sự xúc động của Nguyễn Du trước vẻ đẹp choáng ngợp dưới trăng thu lồng lộng nơi Khuất Nguyên tự trầm, mới hiểu tại sao ông cần sự yên lặng linh thiêng: Xin đừng ai gây tiếng động, dù chỉ là tiếng ngâm thơ Đừng ngâm thơ đêm
tĩnh
|
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------.
* Thiên trích: Người bị vua bắt đi đày. Chỉ danh sĩ thời Chiến Quốc Khuất Nguyên (340 - 278 trước C N). Ông là người đặt ra điệu Sở Từ, là ông tổ của thi ca nước Tàu, với các tác phẩm: Ly Tao, Cửu Chương và Thiên Vấn. Khất Nguyên trung thành vơí vua và nước Sở, nhưng bị vua Sở Hoài Vương sai lầm đày ông đi hai lần ở An Huy và Giang Nam. Ông đã từng sống lang thang khổ sở rất lâu ở quanh vùng hồ Động Đình. Sau trầm mình chết tại sông Mịch La. |
|
.