Phạm Thảo Nguyên giới thiệu
( tức Thảo Nguyên )
|
Tam Điệp Sơn hay
núi Ba Dội là dải núi đá vôi phát xuất từ đầu dẫy Trường
Sơn ra tới biển giữa hai tỉnh Ninh Biønh và Thanh Hóa. Ngày
xưa đường bộ thông thương qua lại giữa miền Bắc và Châu
Hoan vắt ngang qua đèo Ba Dội Khi Tôn Sĩ Nghị mang đại quân
sang chiếm nước ta, quân Tây Sơn đang ở Thăng Long đã rút
về đóng dài theo núi Ba Dội liên kết với hải quân ở Biện
Sơn. Ngày 30 tháng chạp Tết Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung cùng
đại quân tới đây duyệt binh khao quân ăn Tết sớm, rồi
thẳng đường thần tốc tới Thăng Long đại phá quân Thanh
tại trận Đống Đa ngày 5 tháng giêng Kỷ Dậu.
Vân tế sơn Tam ĐiệpBài thơ này được viết trong tập thơ Thanh Hiên Tiền Hậu Tập, thuộc thời kỳ Mười năm gió bụi của Nguyễn Du. Chắc là thi hào viết sau khi ông cùng em trai là Nguyễn Ức, được anh Nguyễn Nễ đưa tiền về trùng tu lại quê hương Tiên Điền bị đốt phá, 1793. Ông đau đớn nhận thấy người xưa cảnh cũ thực đã không còn: Bố mẹ, anh Nguyễn Trụ, anh Nguyễn Khản, anh Nguyễn Điều và nhất là anh Nguyễn Quýnh đã chết, nhà cửa dinh thự tan tành. Tu sửa chỉ là làm giả lại đấy thôi! (Năm 1791 quân Tây Sơn giết Nguyễn Quýnh và đốt phá sạch Tiên Điền). Khi trở về Quỳnh Côi, quê vợ phía bắc, đi ngang qua đèo Ba Dội, tâm sự bời bời, thi nhân ngoảnh lại nhìn về phía-nam-nơi-chân-trời, nơi còn có thể mường tượng được là Châu Hoan, quê nhà xưa kia : Câu 7 : Hành nhân
hồi thủ xứ.
Câu 8 : Vô ná, cố
hương sầu.
Năm 1813, Nguyễn Du đi sứ sang Tàu, tâm tình đã khác trước, tuy vẫn nhớ quê, ông viết bài Chu Hành Tức Sự: Quan hoả hương
tình vị phóng quy
Phải chăng quê hương cũ đã trở nên một "chốn riêng yêu dấu", chốn ẩn náu cho hồn thơ của thi nhân ? Ngoài ra, Văn học Việt Nam còn có bài thơ vịnh Đèo Ba Dội bằng chữ nôm rất nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Một đèo một đèo lại một đèo.... Tái Du Tam Điêp Sơn và Đèo Ba Dội được viết bởi hai thi nhân tài hoa bậc nhất của Việt Nam xưa. Hai người đã từng làm câu đối, xướng hoạ ở Hồ Tây, Nghi Tàm, Thăng Long tạo ra những giai thoại được yêu thích nhất trong văn chương Việt cổ.
|