Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
Thăm Hàn Sơn Tự Nguyễn Khôi
Đến Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự.Đó là ngôi chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl) , tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn, phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu) . .....Thiền Sư lấy tên hiệu (pháp danh) của mình đặt tên cho chùa"Hàn Sơn Tự" để làm kỷ niệm.Từ đây thiền sư lại vân du đi chơi núi Lạnh (Hàn Sơn) đó là núi Thiên Thai (nơi sinh ra dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can.Bức hoành phi với bốn chữ đại tự"Hàn Sơn Thập Đắc" có nghĩa là chùa Hàn Sơn lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh. Trải qua nhiều biến động của các triều đại, chùa Hàn Sơn bị binh lửa đời Thanh đốt cháy (năm 1860) , đến năm Quang Tự thứ 3 (1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay, gồm có : Đại điện, Tàng kinh lâu (lầu chứa kinh) , Chung lâu (lầu chuông) , Phong giang lâu (lầu ngắm rừng phong bên sông) , bi lang (hành lang đặt bia) .Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế, mà theo tục lệ:các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực, được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá, trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường (khoảng trước năm 754) .
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Dịch thơ:
Trăng tà, tiếng qụa kêu sươngDịch "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" là dịch thoát ý, dịch đúng phải là:
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.
Nguyễn Hàm Ninh
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)Trăng lặn, sương mờ, nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh, giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn Sơn Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.
Bùi Khánh ĐảnQuạ kêu, trăng xế, sương tuôn
Lửa chài cây bến, giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn Sơn mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.
Hoài Anh
Sự ra đời của bài thơ:
theo giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ) , theo dòng Vận Hà bắc nam, đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều (bến Cây Phong) bên chùa Hàn Sơn (Hàn Sơn đây là tên chùa, chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn qua văn bản thơ...vào thời bấy giờ (đời Đường) người ta có"phân dạ Chung" (chuông chia đêm) đánh vào lúc nửa đêm...Thi Sỹ buồn (vì thi trượt) nằm trong thuyền chập chờn bên ngọn lửa của ngư ông (lão đánh cá) giữa trời sương, trăng lặn lảnh tiếng quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn Sơn nửa đêm vọng tới...tức cảnh sinh tình, Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền hậu thế.
Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn Sơn Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh. Xin dẫn một vài ví dụ với đôi câu thơ hay:
. Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) Tần Thục - đời Tống
. Lãnh tận Hàn Sơn cổ tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn Sơn) Khang Hữu Vi - đời Thanh
Còn một điều cực kỳ thú vị nữa là:theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá - ngôn ngữ của người Việt. Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là"bát ô tô", Nam Việt gọi là "tô" thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon - 1895) của Paulus Của giải thích là "bát thành Cô Tô làm ra, bát lớn mà khéo".Tuy nhiên ý kiến của Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ "Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự". Người Bắc Việt nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là "bát ô tô", còn dân Nam Việt gọi tắt là "bát tô", rồi "tô". Xem thế, đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt tác văn học quả là sâu rộng lắm thay!Tô Châu - Hà Nội 6-2006