Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ] [ Tác giả ]
VỀ CÂU THƠ " MỸ NHÂN TỰ CỔ NHƯ DANH TƯỚNG " Nguyễn Khôi
Giới làm thơ ngày trước ai mà chả thuộc 2 câu thơ cổ : Mỹ nhân tự cổ như danh tướngtạm dịch :
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu(Người đẹp từ xưa như tướng giỏiCòn xuất xứ 2 câu này ở đâu ? ( Đường thi, Tống thi ư ? chủ nhân của 2 câu thơ bất hủ đó là của ai ?...thì để còn " hỏi Thầy" , tra cứu kho tàng chữ nghĩa Trung Hoa đã ? Rồi ậm ừ qua vài trăm năm...có dư...
Chẳng hẹn chờ ai thấy bạc đầu )Thế rồi, có một " con mọt sách " ĐỤC xuyên qua cuốn " Tùy Viên thi thoại " của Viên Mai (đời Thanh) gồm 16 quyển và 10 quyển " bổ di " - tổng cộng là 26 quyển. dịch ra tiếng Việt dày ngót 1000 trang , khổ 16×24...đó là một thứ " tùy bút " nhàn đàm về Thơ, với quan điểm :
Chịu khó tìm Thơ sẽ có Thơmà điều kiện cần có của Người làm thơ là 3 chữ " tài, học và thức (kiến thức)- thiếu 1 đều không được !
Tâm linh điểm ấy chính Thầy taTùy Viên tiên sinh kể rằng : Người bạn (của ta) là Quan Thị độc( cỡ Viện trưởng-cố vấn cho vua ) họ Đông có việc phải rời Kinh thành đi Thiên Tân công cán, qua nhà họ Tra, gặp Tiến sĩ Đồng Duệ, vị Tiến sĩ này có nói rằng :
- Thân mẫu Triệu phu nhân, không may sớm là góa phụ, đã ở vậy thờ phụ thân (không tái giá) nuôi dạy con cái nên người, lại hay chữ nghiã, thường làm Thơ...có bài tuyệt cú " cúng ông Táo " như sau :Tái bái Đông Trù Tư mệnh thầnDịch :
Liêu tương thanh thủy tiễn hành trần
Niên niên phá ốc đa khôi (hôi) thổ
Tu thứ phu vong tử ấu nhânCúi đầu lạy tạ tiễn ông CôngNhân đó, vị Tiến sĩ này kể thêm : " Chú của tiểu nhân, có làm bài " Điệu vong cơ " , khóc Người thiếp (vợ lẽ) qua đời, nhiều người họa lại...trong đó có bài của Người thiếp họ Đông , tên là Diễm Tuyết, thì thật là tuyệt diệu. 2 câu kết của bài rằng :
Lễ bạc dâng lên chén nước trong
Nhà nát quanh năm tro bụi bám
Con côi mẹ góa thấu cho lòng.Mỹ nhân tự cổ như danh tướng2 câu này, có tứ thơ khá gần với câu sau đây của thi sĩ Lạp Điền (đời Tống) :
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầuBạch phát tòng vô đáo mỹ nhânLời bàn thêm :
(mái đầu tóc bạc từ nay trở đi không bao giờ đến với người đẹp cả...)Thật đúng như Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã nói :
Văn chương là của chung thiên hạCòn André Chénier (Pháp) thì viết :
Ý mỗi người mỗi khác
Phân tích thì được
Chứ không nên chê mắng.Nghệ thuật chỉ làm nên bài thơỞ ta, năm 1934 Thi sĩ Leiba (Lê văn Bái ) đẫ tâm đắc :
Còn trái tim mới là Thi sĩNgười đẹp vẫn thường hay chết yểuThế mới biết tài tử giai nhân xưa nay đều có chung một một " nỗi sầu nghìn thu " rồi cùng làm thơ là vậy ?
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai ?Góc Thành Nam Hà Nội -25-8-2010
Nguyễn Khôi-